Visa vừa công bố Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp hỗ trợ các công ty khởi nghiệp ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tìm kiếm cơ hội mở rộng kinh doanh sang thị trường mới, cho đăng ký tới 22/1/2021. Visa sẽ chọn sáu công ty khởi nghiệp tiềm năng để triển khai dự án trong mùa đầu tiên.
Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp của Visa mở ra các cơ hội cho công ty khởi nghiệp hợp tác với Visa và mạng lưới đối tác ngân hàng và đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ rộng lớn của Visa trong khu vực.
Chương trình được xây dựng nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp đã phát triển thành công các giải pháp tại thị trường địa phương tiến đến giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Là cầu nối của thương mại quốc tế, Visa có vị thế đặc biệt để hỗ trợ công ty khởi nghiệp thâm nhập những thị trường mới và tiếp cận các nhóm khách hàng tiềm năng.
Ông Chris Clark, Chủ tịch Visa khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: “Với những dự án đang được triển khai của Visa dành cho cộng đồng khởi nghiệp, các công ty thường phải đối mặt với những thách thức nhất định khi phát triển từ một công ty địa phương trở thành một doanh nghiệp hoạt động đa quốc gia. Visa có chuyên môn toàn cầu để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp thực hiện hóa các kế hoạch mở rộng kinh doanh sang nhiều thị trường khác nhau.”
Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp của Visa sẽ tạo ra những tác động lớn đối với các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam, nơi tốc độ tăng trưởng và nhu cầu thanh toán số đang bùng nổ mạnh mẽ. Lượng vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2016 – 2018, đạt gần 900 triệu USD. Việt Nam cũng là quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về thu hút vốn đầu tư vào các công nghệ thanh toán mới, chiếm 36% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này năm 2019 trong khu vực.
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào cho biết: “Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp của Visa là cơ hội tuyệt vời để các công ty khởi nghiệp tham gia vào nền kinh tế số. Chương trình sẽ tạo điều kiện cho công ty khởi nghiệp tiếp cận với những kiến thức chuyên môn quan trọng và cần thiết cho sự phát triển. Thông qua việc tiếp cận mạng lưới khách hàng và đối tác của Visa cùng với những tư vấn tận tình từ các chuyên gia Visa, Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp sẽ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp sáng giá nhất Việt Nam phát triển vượt ra thị trường địa phương và trở thành những doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực”.
Các nhà nghiên cứu của Kaspersky đã phát hiện hai sự cố tấn công APT nhắm vào những thực thể đang có hoạt động nghiên cứu về Covid-19, gồm một cơ quan của Bộ Y tế và một công ty dược phẩm. Hoạt động này có liên quan đến nhóm tin tặc Lazarus khét tiếng.
Trong ấn phẩm đặc biệt 2020, Tạp chí CIO Advisor APAC hàng đầu tại Mỹ đã công bố danh sách các công ty nhận giải thưởng APAC Top 10 SD-WAN Solution Providers. CMC Telecom là doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam duy nhất nhận giải thưởng này.
Qualcomm, nhà cung cấp chip smartphone lớn nhất thế giới, vừa cho biết họ đã bổ nhiệm chủ tịch kiêm giám đốc bộ phận chip Cristiano Amon làm giám đốc điều hành mới.
Conversations, một giải pháp trung tâm liên lạc đám mây mới cho phép các doanh nghiệp tích hợp các kênh giao tiếp phổ biến nhất thế giới và Moments, một hệ thống tương tác khách hàng đa kênh mới, đã được Infobip cung cấp tại thị trường Việt Nam.
Schneider Electric cho biết vừa bổ nhiệm ông Đồng Mai Lâm vào cương vị Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia nhằm mở rộng và thực hiện chiến lược thấu hiểu thị trường bản địa.
Amazon đã đưa ra 3 lời khuyên để người bán hàng trên không gian mạng xuyên biên giới tăng cường hiện diện toàn cầu và xây dựng thương hiệu quốc tế.
Hệ thống thu phí sử dụng đường bộ tự động không dừng (Hệ thống thu phí tự động không dừng) có tên gọi ePass đã chính thức được đưa vào vận hành.
Số liệu thống kê trên 10.000 nhà bán hàng tham gia khảo sát thường niên của Sapo cho thấy, năm 2020 là một năm khó khăn đối với những nhà bán hàng, đặc biệt trong các ngành dịch vụ ăn uống, lưu trú, nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, đã có tín hiệu lạc quan và tin tưởng vào sự vực dậy của thị trường năm 2021.
Theo chia sẻ của Tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á của Xiaomi toàn cầu, các thiết bị AIoT được phát triển xoay quanh smartphone để xây dựng một hệ sinh thái sống thông minh và góp phần gia tăng phạm vi tiếp cận của Xiaomi.
Globe Telecom, nhà khai thác mạng di động lớn ở Philippines với trên 80 triệu khách hàng, đã chuyển phần lớn cơ sở hạ tầng công nghệ của mình sang nền tảng đám mây Amazon Web Services (AWS) để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.