Viettel và lợi thế người đi sau

“Công thức của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài chỉ gói gọn trong mấy chữ: nghĩ khác và lao động sáng tạo” đó là chia sẻ của Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Thiếu tướng Dương Văn Tính. Công thức này đã liên tiếp đưa Viettel thành công không chỉ ở các thị trường nước ngoài còn cả ở các giải thưởng quốc tế mà những tháng cuối năm 2012 Viettel liên tiếp nhận về.

Viettel và lợi thế người đi sau - ThieutuongDuongVanTinh
 

Sẵn sàng làm cầu nối

Thưa Thiếu tướng, năm 2012 có thể nói là năm gặt hái giải thưởng của Viettel, Thiếu tướng có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi Viettel đón nhận các giải thưởng này?

Đầu tư ra nước ngoài là chiến lược lâu dài của Viettel. Đây là cách mà Viettel duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Sự ghi nhận của thế giới đối với các mạng viễn thông của Viettel thông qua các giải thưởng quốc tế là niềm vui lớn, niềm phấn khởi tự hào của lãnh đạo và cán bộ nhân viên Tập đoàn, khẳng định hướng đi, chiến lược của chúng tôi là đúng đắn, củng cố niềm tin cho chúng tôi trong chiến lược đầu tư nước ngoài.

Viettel đã chứng minh được một điều rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đầu tư ra nước ngoài và đạt được những thành công. Điển hình như ở Lào và Campuchia,  sau một năm khai trương, cả hai mạng viễn thông của chúng tôi là Unitel và Metfone đều vươn lên giữ vị trí số 1 về thị phần (với khoảng 50% về thuê bao). Và đến năm thứ 3 hoạt động, cả 2 công ty này đã có lợi nhuận.

Viettel có thể đầu tư xây dựng và vận hành bộ máy, hạ tầng mạng lưới ở những nơi xa nhất, có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhất. Điển hình như ở Mozambique, tại đây trước khi Movitel xuất hiện, quốc gia này vẫn là một nước rất lạc hậu về viễn thông, với hạ tầng thuộc vào nhóm kém nhất thế giới. Chỉ sau hơn một năm đầu tư, Movitel đã đưa quốc gia này lọt vào nhóm 3 nước có hạ tầng viễn thông tốt nhất châu Phi.

Viettel và lợi thế người đi sau - ChauPhi


Đến nay Viettel đã có mặt ở những nước nào trên thế giới và hướng đi ở những thị trường này của Viettel?

Viettel hiện đang phục vụ hơn 60 triệu khách hàng tại 6 thị trường ở 3 Châu lục, với các thương hiệu: Metfone tại Campuchia, Unitel tại Lào (thuộc Châu Á), Natcom tại Haiti (thuộc Châu Mỹ la tinh), Movitel tại Mozambique (thuộc Châu Phi). Trong đó, Châu Phi là thị trường chiến lược của chúng tôi.

Chúng tôi cũng tập trung đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh của Viettel  đó là viễn thông. Tuy nhiên, đây là những bước đi ban đầu để tạo cơ sở đầu tư cho các lĩnh vực khác như thị trường thiết bị đầu cuối, thị trường dịch vụ nội dung, truyền hình cáp… Ngoài ra, Viettel cũng tạo cơ sở để các doanh nghiệp trong nước có thể xâm nhập vào thị trường nước ngoài, như BIDV đã đi cùng Viettel để đầu tư sang Campuchia; MB cũng đang xúc tiến để đầu tư vào Mozambique. Viettel sẵn sàng là cầu nối cho các DN Việt Nam đầu tư vào các thị trường mà Viettel đang có mặt.

Lợi thế người đi sau

Việc Viettel chọn đầu tư vào hầu hết những nước đang phát triển hẳn có lý do thưa ông?

Hầu hết các quốc gia mà Viettel tập trung tìm kiếm cơ hội đầu tư đều là các thị trường đang phát triển, về cả kinh tế lẫn viễn thông. Lý do đơn giản là, chúng ta là những người đi sau, những thị trường hấp dẫn đều đã được các công ty nổi tiếng trên thế giới đầu tư và khai thác.

Nhưng Viettel đã nhìn thấy lợi thế của mình ở những thị trường khó khăn này. Trong tổng số khoảng 30 nhà đầu tư viễn thông quốc tế, Viettel là nghèo nhất. Chính vì nghèo, lại trưởng thành ở một thị trường đang phát triển như Việt Nam nên Viettel có nhiều kinh nghiệm để kinh doanh ở những thị trường khó khăn, hiểu và chia sẻ những điều mà các quốc gia đang phát triển trăn trở.

Viettel và lợi thế người đi sau - BuacomcuanhanvienVietteltrensamacPeru


Đầu tư vào những nước đang phát triển, ngoài những ưu đãi chung giành cho các nhà đầu tư nước ngoài, Viettel có nhận được ưu đãi đặc biệt nào không?

Những quốc gia mà Viettel đã đầu tư đều có mối quan hệ tốt với Việt Nam. Chính mối quan hệ khăng khít giữa Chính phủ hai nước đã là tiền đề thuận lợi cho Viettel khi đầu tư ra nước ngoài. Điển hình như Lào và Campuchia. Bên cạnh đó, Việt Nam được các quốc gia, đặc biệt là ở Châu Phi biết đến là đất nước kiên cường, tự đứng lên giành lại độc lập, tự do cho mình. Những điều đó đã giúp cho chúng tôi khi đầu tư vào các thị trường này luôn nhận được sự ủng hộ của chính phủ, những tình cảm trìu mến của người dân. Chúng tôi cho rằng, đó là những ưu đãi lớn nhất mà mình có được. Nhưng ngược lại, cũng đặt lên vai chúng tôi một trọng trách phải giữ gìn và phát huy thương hiệu của người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Khi đi ra nước ngoài, mỗi cán bộ, nhân viên Viettel sẽ không chỉ đại diện cho Viettel, mà còn là đại diện cho con người Việt Nam, đất nước Việt Nam nữa.

Ông có thể chia sẻ thêm về những rủi ro khi tham gia đầu tư vào thị trường khó và mới với các doanh nghiệp Việt Nam muốn tiến ra nước ngoài làm ăn nói chung?

Một dự án đầu tư bao giờ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, chúng tôi lại đang đầu tư vào những thị trường cách rất xa về địa lý và khác rất xa về văn hoá, về pháp luật, phong tục tập quán, dân tộc thậm chí khác cả về chế độ chính trị. Gần như đối với mỗi một thị trường mới, chúng tôi lại phải nghiên cứu tìm hiểu và có bước đi phù hợp, có những kinh nghiệm có thể thành công ở thị trường này nhưng có thể là thất bại ở thị trường khác. Cách để Viettel vượt qua được những thách thức ấy chính là luôn nghĩ khác (không tư duy theo lối mòn và không tư duy theo cách mà nhiều người khác nghĩ) và lao động hết mình. Chúng tôi cho rằng, người Việt Nam có đức tính cần cù, chịu khó và rất linh hoạt, đấy thực sự là một thế mạnh khi chúng ta đầu tư ra nước ngoài.

Bên cạnh những rủi ro có thể nói cũng có rất nhiều cơ hội thuận lợi. Thuận lợi xuất phát từ khó khăn. Ở những thị trường mà ai cũng ngại khó và ngại xa thì chính là đại dương xanh vì ít người quan tâm. Thị trường còn rất nhiều, không chỉ trong lĩnh vực viễn thông.

Lợi thế là chúng ta không ngại khó (thậm chí, Viettel còn cho rằng, khó khăn chính là cơ hội, vì ít người dám lao vào khó khăn); lợi thế là chúng ta biết tối ưu chi phí để vẫn kinh doanh được ở thị trường nghèo; lợi thế là chúng ta chăm chỉ hơn người khác, làm việc nhiều hơn người khác. Thực tế, cho đến thời điểm này, công thức của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài gói gọn trong mấy chữ: “nghĩ khác và lao động sáng tạo”. Những điều đó, chắc chắn tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều đã và sẽ có. Chỉ có điều, chúng ta hãy mạnh dạn bước chân đi. Chúng ta cùng đi thì chắc chắn sức mạnh sẽ lớn hơn nhiều.

Viettel và lợi thế người đi sau - ChauPhi1


Xin cám ơn ông và chúc Viettel có thêm nhiều thành công trong năm mới.

Các giải thưởng giành cho Viettel

Ngày 13/11/2012, liên doanh của Viettel và Laos Asia Telecom đoạt Giải thưởng Truyền thông Thế giới (World Communication Award – WCA) 2012 cho mạng viễn thông Unitel, với hạng mục “Hãng viễn thông tốt nhất tại thị trường đang phát triển”. Sau đó 1 ngày Công ty Movitel do Viettel đầu tư tại Mozambique đoạt Giải thưởng Truyền thông Châu Phi (AfricaCom) 2012, là “Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông vùng nông thôn Châu Phi”. Và gần đây nhất (ngày 10/12/2012), Viettel Cameroun S.A.R.L (Liên doanh giữa Viettel Global và công ty Bestinver Cameroun S.A.R.L) đã trở thành công ty thắng thầu giấy phép di động thứ ba tại thị trường Cameroon. Ngày 30/11/2012, tại thị trường trong nước, Viettel được xếp hạng nhất trên/1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất Việt Nam năm 2012. Bảng xếp hạng V1000 được xác lập dựa trên kết quả xử lý và kiểm chứng dữ liệu độc lập của Công ty Vietnam Report, được công bố thường niên từ năm 2010 bởi báo VietNamNet, với sự phối hợp của Tạp chí Thuế – Tổng Cục Thuế và các chuyên gia tư vấn độc lập trong và ngoài nước.




Hải Thanh
Tin học & Đời sống tháng 1 & 2 . 2013

Misa tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ khách hàng

Trong tháng 3/2012, Misa sẽ tổ chức các lớp tập huấn tư vấn trực tiếp hỗ hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng về việc quyết toán thuế năm 2012; hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ và áp dụng Thông tư số 16/2013 vào thực tế, Misa kết hợp với chuyên gia thuế tổ chức hội thảo với chủ đề: “Cập nhật Thông tư 16/2013/TT-BTC và hỗ trợ quyết toán trên MISA SME.NET 2012”…

Những bài học trong xây dựng chính phủ điện từ ở Hàn Quốc

Nếu xét về lịch sử phát triển thì việc xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT) ở Hàn Quốc cũng chỉ mới bắt đầu được triển khai từ đầu những năm 2000, cùng thời điểm ở Việt Nam khởi động Đề án 112.

Schneider Electric ra mắt bộ phần mềm vận hành trung tâm dữ liệu mới

Schneider Electric vừa giới thiệu bộ phần mềm vận hành trung tâm dữ liệu StruxureWare Data Center Operation dành cho các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ.

Thị trường phần cứng ICT 2013: Tìm ánh sáng cuối đường hầm

Theo đánh giá của IDC, thị trường ICT Việt Nam 2012 vẫn giữ được mức tăng trưởng từ 5-7%, trong khi các ngành hàng điện, điện tử, điện thoại di động thì lại giảm đáng kể. TH&ĐS qua tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng ICT đều được cho biết doanh số năm 2012 có tăng trưởng, nhưng xét về tổng lợi nhuận đều xuống mức âm. Nhiều doanh nghiệp dự báo tình hình sẽ càng thê thảm hơn trong năm 2013. Dưới đây là các ý kiến TH&ĐS đã ghi nhận được.

Truyền thông xã hội: hiệu quả còn có thể cao hơn

Năm 2012 sẽ được nhớ đến như là năm mà các doanh nghiệp chính thức thừa nhận sự quan trọng của các truyền thông xã hội trong chiếc lược kinh doanh tổng thể. Trong năm 2013, họ sẽ mong chờ ở việc mở rộng đầu tư, cải thiện truyền thông xã hội để không chỉ dừng lại ở việc tiếp thị hay xây dựng cộng đồng.

Nhân lực CNTT: Định hướng “lệch” nên “chệch” nhu cầu

Theo ông Nguyễn Ngọc Bình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, bài toán nguồn nhân lực CNTT được đặt ra cách đây 12 năm (từ năm 2000). Từ đó đến nay có rất nhiều hội thảo, nhiều chương trình, dành cho phát triển nguồn nhân lực CNTT đã được tổ chức và nhiều chính sách ban hành nhưng chất lượng nguồn nhân lực hiện vẫn không nhích lên bao nhiêu!

Canon-Thời khó khăn và thế mạnh sáng tạo

Năm qua, là một năm thử thách cho tất cả các hãng công nghệ tại Việt Nam, khi vòng xoáy kinh tế khiến sức mua, tiêu dùng chững lại. Thế nhưng với thế mạnh về sáng tạo và thương hiệu, Canon vẫn có thể đạt được sự hài lòng của khách hàng với hàng loạt sản phẩm nổi bật và các chương trình xã hội. Cuộc trò chuyện với ông Nick Yoshida – Tổng Giám đốc của Công Ty TNHH Canon Marketing Việt Nam sẽ làm rõ hơn câu chuyện này.

CNTT góp phần đổi thay thành phố Đà Nẵng

Trong bối cảnh Chính phủ vẫn siết rất chặt chi tiêu công khiến nhiều địa phương phải “án binh bất động” trong các dự án đầu tư cho ứng dụng CNTT thì Đà Nẵng lại nổi lên là một tỉnh, thành “mạnh tay” chi tiêu cho CNTT. Đa số các dự án được triển khai đều hướng đến đời sống dân sinh của người dân như: lắp đặt xây dựng WIFI miễn phí, quản lý xe buýt, quản lý chất lượng nguồn nước, lắp camera theo dõi hoạt động mãi lộ của Cảnh sát giao thông… CNTT đã và đang thực sự đổi thay Thành phố Đà Nẵng.

Doanh nghiệp sẽ phải tiếp nhận xu thế di động

“Doanh nghiệp cẩn trọng với xu thế di động là đúng, nhưng không nên gạt bỏ nó, mà hãy từng bước tiếp nhận xu thế này” – đó là khẳng định của ông Alex Ong, Giám đốc Symantec tại Việt Nam trong bảng công bố kết quả khảo sát hiện trạng di động toàn cầu năm 2013 do Symantec thực hiện đối với 3.236 doanh nghiệp thuộc 29 quốc gia.

BYOD – 2013 sẽ được đón nhận nhiệt tình hơn

Năm 2012 chứng kiến nền kinh tế toàn cầu hồi phục chậm chạp. Có người nói rằng chi tiêu dành cho CNTT năm tới sẽ tăng lên, người nói giảm. Một số khác cho rằng các doanh nghiệp gia công phần mềm sẽ cắt giảm nhân viên, nhưng có người lại bảo doanh nghiệp đó sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng xu hướng BYOD (Bring your own device) đã có những bước đệm cần thiết để thực sự được đón nhận rộng rãi trong năm 2013.