Tập đoàn Viettel, Đại học Bách Khoa Hà Nội và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là 3 đơn vị của Việt Nam vào danh sách có sức ảnh hưởng nhất về đổi mới sáng tạo năm 2021 khu vực Nam Á và Đông Nam Á - theo báo cáo đánh giá độc lập của Clarivate.
Công bố vào ngày 21/9 tại Luân Đôn (Vương Quốc Anh), danh sách 276 tổ chức do công ty Clarivate đưa ra gồm các trường đại học, cơ quan nghiên cứu của chính phủ và các tập đoàn công nghệ dẫn dắt về đổi mới sáng tạo năm 2021 trên toàn cầu.
Đánh giá của Clarivate căn cứ vào 4 tiêu chí: Số lượng bằng sáng chế; Số lượng trích dẫn; Thành công của bằng sáng chế; Mức độ toàn cầu hóa.
Tại khu vực Nam Á và Đông Nam Á, có 27 tổ chức được công nhận. Viettel là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất lọt vào danh sách này. Bên cạnh đó, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng được bình chọn vào danh sách cho hạng mục Cơ sở giáo dục đại học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thuộc hạng mục Tổ chức nghiên cứu của chính phủ.
Theo danh sách của Cơ quan Quản lý sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Viettel là doanh nghiệp Công nghiệp – Công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ nhiều nhất. Hết tháng 9/2021, Viettel đã có 44 bằng độc quyền sáng chế được cấp tại Việt Nam và 07 bằng sáng chế được cấp tại Hoa Kỳ.
Viettel cũng là công ty duy nhất trên thế giới vừa sở hữu mạng lưới, vừa nghiên cứu phát triển trang thiết bị viễn thông. Việc Viettel thử nghiệm thành công cuộc gọi video trên thiết bị thu phát sóng gNodeB 5G tự nghiên cứu, sản xuất vào đầu năm 2021 đã đưa Việt Nam vào danh sách 6 quốc gia sở hữu công nghệ 5G.
Các giải pháp Viettel nghiên cứu sản xuất như Hệ thống tính cước thời gian thực vOCS, Hệ thống cung cấp dịch vụ gọi thoại và video chất lượng cao IMS, Hệ thống mạng lõi chuyển mạch gói EPC, Bộ định tuyến Site Router… cũng đang được ứng dụng thành công tại các thị trường nước ngoài mà Viettel đang đầu tư. Hệ thống vOCS của Viettel đang được sử dụng tại 11 nước, phục vụ hơn 120 triệu khách hàng.
Trong chiến lược phát triển luôn thúc đẩy đổi mới sáng tạo, vừa qua trường đại học Bách khoa Hà Nội đã cho ra đời những sản phẩm nghiên cứu sáng tạo để phòng, chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19, như: Máy thở hỗ trợ điều trị BK-Vent, bộ kit thử nhanh virus Corona RT-Lamp và buồng áp lực dương lọc virus trên chuyến bay đến Guinea Xích đạo.
Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về công bố quốc tế, cùng với đó chú trọng thúc đẩy công tác sở hữu trí tuệ, đưa các kết quả nghiên cứu ứng dụng hiệu quả trong thực tế. Trong ba đến bốn năm liên tiếp gần đây, mỗi năm Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có khoảng 40-50 sáng chế và giải pháp hữu ích được bảo hộ.
Chia sẻ thêm về tầm nhìn, Quyền Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Viettel Lê Đăng Dũng khẳng định:“Viettel cam kết với tầm nhìn Sáng tạo vì con người và xác định chiến lược xuyên suốt của Tập đoàn là Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số. Do đó, Viettel sẽ luôn đi đầu thúc đẩy nghiên cứu, phát triển để làm chủ công nghệ lõi để thực hiện chiến lược ‘Make in Vietnam’ và chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia”.
Clarivate là công ty dẫn đầu toàn cầu trong việc cung cấp thông tin chi tiết và phân tích tin cậy về uy tín chất lượng nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, trong đó có danh mục các bài báo ISI, qua đó, tạo cơ sở để khám phá, bảo vệ thương mại hóa các ý tưởng mới nhanh hơn. Các lĩnh vực Clarivate tập trung gồm: Nghiên cứu khoa học và học thuật; Sở hữu trí tuệ (sáng chế và giải pháp hữu ích); Dược phẩm và công nghệ sinh học; Nhãn hiệu, tên miền và bảo vệ thương hiệu.
Thị trường lao động cả nước đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, đặc biệt đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã và đang nỗ lực triển khai đồng loạt các giải pháp kinh doanh nhằm duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động, song song thực hiện các chính sách hỗ trợ đời sống cho họ.
Với mong muốn hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn học tập, trong tuần qua, 3.300 máy tính thuộc dự án này đã được đại diện FPT và quỹ Hy vọng trao tặng tại các địa phương.
Dự án GrabConnect kết nối với các vùng nuôi trồng, hợp tác xã uy tín để mang nông sản, thực phẩm chất lượng từ vườn đến tận tay người tiêu dùng.
Không còn là “đồ nghề” riêng của dân thiết kế, phạm vi ứng dụng của bảng vẽ điện tử đang thành thiết yếu cho cả người dạy lẫn người học, trong thời trực tuyến này.
Nền tảng kiểm thử bảo mật và ứng dụng mạng dạng mô-đun APS-100 / 400GE Series mới vừa được Keysight ra mắt có thông lượng mã hóa quy mô siêu lớn, cho phép các nhà sản xuất thiết bị mạng (NEM) và các nhà khai thác trung tâm dữ liệu xác nhận hợp chuẩn thiết bị để đáp ứng yêu cầu về xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ và các yêu cầu bảo mật mạng cho khách hàng.
VMware vừa công bố những sáng tạo mới, sử dụng kiến trúc Zero Trust toàn diện để cung cấp sự bảo mật nhất quán cho các thiết bị đầu cuối, máy ảo và containers.
Tại sự kiện thường niên Cisco Connect 2021 với chủ đề TURN IT UP vừa diễn ra, Cisco đã giới thiệu nhiều phát minh công nghệ mới nhất của mình. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch, những công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của công nghệ để bật dậy, phát triển mạnh mẽ trở lại.
Ngày 22/10 tới đây, thế hệ iPhone 13 Series chính hãng sẽ chính thức đến tay người tiêu dùng trong nước, các ưu đãi về giá đã xuất hiện khiến dòng máy mới này dễ tiếp cận hơn.
Ngày 14/10/2021 tại Hà Nội, MobiFone và Ngân hàng BIDV đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2021-2026 nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, cộng hưởng các thế mạnh của hai bên.
Sáng nay 15/10, tại trụ sở Bộ Tài chính, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã có buổi làm việc với Tập đoàn SOVICO và Tập đoàn FPT về tiềm năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số với ngành Tài chính.