Việt Nam hoàn toàn có quyền cạnh tranh sòng phẳng

Việt Nam là quốc gia đang được thế giới đánh giá cao về gia công CNTT và triển khai các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, đây là cơ hội tốt nhất để ngành CNTT Việt Nam tận dụng, tạo bước đột phá mạnh mẽ phát triển ngành.

Việt Nam hoàn toàn có quyền cạnh tranh sòng phẳng - image 21
Hội nghị “Phát triển gia công CNTT Việt Nam 2015” ngày 14/11/2015 tại TPHCM, thu hút 100 khách mời quốc tế và 300 doanh nghiệp gia công CNTT trong nước.


Gia công CNTT vẫn hấp dẫn ít nhất 10 năm tới

Tại Hội nghị “Phát triển gia công CNTT Việt Nam 2015” vừa diễn ra giữa tháng 10/2015, ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc Công viên Phần mềm Quang Trung cho biết, doanh thu thị trường gia công CNTT (phần mềm và dịch vụ) toàn cầu ước đạt khoảng 300 tỷ USD mỗi năm. So với con số 1,5 – 2 tỷ USD mà ngành gia công phần mềm và dịch vụ Việt Nam hiện nay đạt được là hết sức khiêm tốn, trong khi chúng ta đang nắm rất nhiều lợi thế. Vì vậy theo ông Long, ngành phần mềm Việt Nam nên tập trung khai phá mạnh mẽ mảng thị trường này, bởi trong thế giới phẳng và thời đại phân công lao động toàn cầu thì gia công CNTT là xu hướng tất yếu, không chỉ hấp dẫn ở thời điểm hiện tại mà vẫn sẽ còn tiếp tục hấp dẫn cho đến ít nhất 10 năm tới.

Trong hầu hết các bảng xếp hạng đánh giá của các tổ chức uy tín thế giới, Việt Nam đang có nhiều lợi thế so với các nước trong khu vực ASEAN, thậm chí so với quốc gia mạnh về phần mềm như Ấn Độ. Báo cáo năm 2015 do Tholons, TP.HCM xếp thứ hạng 18 và Hà Nội hạng 20 của Top 100 địa điểm hấp dẫn hàng đầu về gia công CNTT. Gần đây, theo báo cáo Cushman & Wakefield năm 2015, Việt Nam lần đầu tiên đạt vị trí số một trong các điểm đến hấp dẫn về dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO) trên thế giới. Năm 2014 Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia gia công phần mềm tốt nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương…

Ngành CNTT Việt Nam càng được tiếp thêm sức mạnh bởi sự có mặt của những hãng công nghệ lớn toàn cầu chọn Việt Nam làm nơi xây dựng nhà máy sản xuất, như Intel, Samsung, LG, Renesas, Foxcon, Fujitsu, Canon, Panasonic…; hoặc thiết lập cơ sở đầu tư R&D như HP, CSC, Alcatel-Lucent, Cisco, Avaya, NTT, Toshiba, NEC, Panasonic, Sony, Sharp, Hitachi, Boeing, Deutsche Bank… Thị trường GCPM Việt Nam còn được biết đến như là “India + 1” và có thể xếp vào top 5 điểm đến về gia công phần mềm hàng đầu thế giới (ngoại trừ Ấn Độ), bao gồm Trung Quốc, Liên bang Nga, Ba Lan, Achentina và Việt Nam. Ngoài giá dịch vụ gia công thấp hơn, Việt Nam còn chiếm ưu thế bởi tỷ lệ nhân viên CNTT nhảy việc thấp với 15%, trong khi tỷ lệ này của Ấn Độ là 35% – ông Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch HĐQT công ty TMA cho biết thêm.

Nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, Việt Nam là quốc gia đứng trong Top 10 có nhiều cử nhân CNTT. Theo số liệu, cả nước hiện có khoảng 290 trường Đại học và Cao đẳng có đào tạo CNTT, mỗi năm có từ 32.000 đến 34.000 sinh viên IT ra trường. Riêng ngành phần mềm, cả nước hiện có khoảng 90.000 kỹ sư phần mềm. Đo về mức độ chịu khó, sự cần cù, khả năng tư duy logic (những yếu tố cần thiết để làm trong ngành phần mềm) thì các kỹ sư Việt Nam luôn chiếm thế thượng phong so với các nước trong khu vực. Dù ở một số nước hiện sinh viên không còn hào hứng theo ngành CNTT, nhưng tại Việt Nam ngành CNTT vẫn còn sức hút, so với mặt bằng chung về lương bổng thì lương các kỹ sư CNTT vẫn ở mức cao. Điểm hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam là kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật yếu (80% cử nhân IT ra trường thiếu kỹ năng này), kém kỹ năng giao tiếp, không tự tin trình bày chính kiến của mình. Thách thức này cũng chính là cơ hội để ngành giáo dục và đào tạo đưa ra những chương trình đào tạo mới, hoàn thiện và phát triển hơn.

Với mục đích nâng cao vị thế cho ngành, đẩy mạnh thương hiệu quốc gia, đồng thời tạo kênh kết nối giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gia công trong nước và khách hàng trên toàn cầu, vừa qua Công viên Phần mềm Quang Trung đã xây dựng thành công cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp gia công CNTT tại Việt Nam ở địa chỉ http://vietnamitodirectory.com. Hiện cổng thông tin này đã nhập hồ sơ chi tiết khoảng 200 công ty, trong vài tháng tới sẽ nâng lên con số 500 doanh nghiệp. Đây là danh bạ online miễn phí, giúp các khách hàng nước ngoài nhanh chóng tìm được đơn vị cung cấp theo nhu cầu của mình.

Chớp cơ hội trước xu hướng công nghệ mới

IoT (Internet of Things/ hay Internet of Everything) hiện đang là xu hướng CNTT toàn cầu. Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức lớn và uy tín, IoT sẽ là thị trường thiết bị lớn nhất trên thế giới. Ước tính đến năm 2019, thị trường này sẽ gấp đôi quy mô thị trường smartphone, PC, tablet, xe hơi kết nối và thị trường các thiết bị đeo hiện nay cộng lại. IoT sẽ mang lại 1.700 tỷ USD giá trị gia tăng cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2019, bao gồm phần cứng, phần mềm, chi phí lắp đặt, dịch vụ quản lý, và giá trị kinh tế tạo ra từ hiệu quả của IoT. Doanh số thiết bị sẽ đạt 6,7 tỷ USD vào năm 2019 với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm trong 5 năm đạt 61%. Doanh thu từ phần cứng sẽ chỉ đạt 50 tỷ USD, chiếm 8% tổng doanh thu từ các lĩnh vực liên quan đến IoT, cơ hội lớn còn lại dĩ nhiên thuộc về các nhà sản xuất phần mềm và các công ty hạ tầng.

Với IoT, CNTT đang trở thành phần không thể thiếu của một sản phẩm mới trong tương lai với các cảm biến đi kèm, bộ xử lý và phần mềm. Các sản phẩm này sẽ được kết nối với các hệ thống phân tích để xử lý dữ liệu, làm thay đổi phương thức hoạt động của doanh nghiệp từ việc tạo ra các sản phẩm cho đến việc tương tác với khách hàng. Những sản phẩm mới và tốt hơn sẽ tạo bước nhảy vọt về hiệu suất phát triển của nền kinh tế. Tại Ngày CNTT Nhật Bản 2015 (Japan ICT Day) do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) và Câu lạc bộ Hợp tác CNTT Việt Nam – Nhật Bản (VJC) tổ chức, đại diện của VJC tiết lộ, hợp tác phát triển IoT trong các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, y tế đang là mối quan tâm lớn của doanh nghiệp hai nước Việt – Nhật.

Mặt khác, Việt Nam hiện đang là đối tác hợp tác gia công phần mềm lớn thứ 2 của Nhật Bản. Một khảo sát về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Nhậtcho hay,họ đang thiếu đến 50% số lượng kỹ sư CNTT. Sự thiếu hụt sẽ càng trở nên trầm trọng trong thời gian tới khi Nhật đăng cai thế vận hội Olympic 2020 và nhiều dự án CNTT sẽ được triển khai trong tương lai và sự thay đổi nền tảng công nghệ của các tập đoàn lớn của Nhật. Phía VJC nhấn mạnh, với nhu cầu rất lớn này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị tốt năng lực, sẵn sàng cho sự hợp tác với các đối tác Nhật Bản, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ mới như SMAC (Social, Mobile, Analytics và Cloud), IoT…

Bàn về cơ hội đến từ S.M.A.C, ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch HĐQT FPT Software khẳng định, trong lĩnh vực này doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có quyền cạnh tranh song phẳng với các công ty cùng ngành tốt nhất trên thế giới cũng như có quyền phục vụ các công ty tốt nhất thế giới. Các công ty ở Việt Nam chưa phải là đơn vị tạo ra điện toán đám mây (cloud maker) nhưng là những nhà vận chuyển (traspoter) giúp chuyển nhà “lên mây” tốt nhất thế giới. Ông Nam cho biết, lợi thế của Việt Nam khi làm điện toán đám mây và gia công CNTT làcó một nguồn lực nhân lực IT tài năng và dồi dào với sự am hiểu công nghệ, học hỏi nhanh. So với nhiều quốc gia trên thế giới các kỹ sư CNTT Việt Nam có khả năng học hỏi, nắm bắt xu hướng công nghệ mới rất nhanh, dễ dàng hoà nhập văn hoá, thích ứng với nhiều nền văn hoá trên thế giới. Bên cạnh đó, nhờ vào tự động hoá và cải tiến mà sản phẩm sau khi sản xuất kịp đưa ra thị trường.

Minh chứng cho điều này, ông Nam cho biết thêm, mới đây, FPT Software được AWS công nhận là đối tác Không ngừng học hỏi (Learn and Be Curious), sánh ngang cùng các tên tuổi lớn đến từ Nhật Bản, Ấn Độ như Hitachi, Fujitsu, NEC, Accenture, Tata, Cognizant. Đối tác Learn and Be Curious theo đánh giá của AWS là những công ty dẫn đầu nhưng không ngừng học hỏi và cải thiện; luôn tìm kiếm và nghiên cứu, khám phá những điều mới mẻ. Ngoài ra, AWS còn công nhận FPT Software là đối tác Quản trị Dịch vụ (Managed Services Partner) – trên thế giới hiện chỉ có gần 40 công ty được lọt vào danh sách này.
 

Trong một diễn biến khác, ngày 7/11/2015 tại Ủy ban Nhân dân TPHCM, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC – thuộc ĐHQG TPHCM) công bố nghiên cứu và thiết kế thành công vi điều khiển 8-bit 65nm trên công nghệ SOTB (Silicon on Thin Buried Oxide). SOTB là công nghệ tiên tiến được áp dụng trong xu hướng IoT – nơi đòi hỏi các thiết bị kết nối phải có công suất tiêu thụ thấp, thời gian kết nối nhanh, kích thước nhỏ, thông minh và bảo mật. Theo kế hoạch, ICDREC sẽ ra mắt sản phẩm vi xử lý đầu tiên sử dụng công nghệ SOTB vào tháng 1/2016. 

Bạch Đông (theo tạp chí Thế Giới Số, số tháng 11/2015)

Ruckus Wireless công bố Ingram Micro là nhà phân phối khu vực

Ngày 14/12/2015, Ruckus Wireless công bố chỉ định Ingram Micro trở thành nhà phân phối các sản phẩm và giải pháp của Ruckus tại thị trường Đông Nam Á.

QH Plus hợp tác cùng Koizumi phân phối phụ kiện xây dựng thế hệ mới

Bằng việc ký kết hợp tác mua lại 23% cổ phẩn của công ty Cổ phần QH Plus, tập đoàn Koizumi (Nhật Bản) và QH Plus đã chính thức thống nhất kế hoạch phát triển mở rộng mảng bán lẻ các dòng sản phẩm phụ kiện xây dựng mới tại thị trường Việt Nam cũng như các nước trong khu vực.

HP giới thiệu máy in bảo mật, tốc độ in nhanh dành cho doanh nghiệp

Mức độ bảo mật tối đa và tốc độ in nhanh, cải tiến đáng kể về thiết kế là những điểm nổi bật của các dòng máy in LaserJet dành cho doanh nghiệp vừa được HP cùng nhà phân phối FPT ra mắt thị trường Việt Nam ngày 3/12/2015.

87% doanh nghiệp tin tưởng vào điện toán đám mây

Ngày 2/12/2015 tại sự kiện vForum Vietnam Business, tập đoàn VMware đã công bố những kết quả nghiên cứu mới nhất về nhu cầu, rào cản cũng như những ưu tiên CNTT mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đầu tư.

Bestmix thành lập Trung tâm R&D Công nghệ Hóa học Ứng dụng

Với mục đích nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ hóa học thương hiệu Việt, dùng để thay thế nguyên liệu, hóa chất ngoại nhập cung cấp cho thị trường trong nước, công ty Bestmix đã chính thức công bố thành lập và đi vào hoạt động Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Hóa học Ứng dụng.

Thương mại điện tử ở nông thôn cần được khai phá

Thương mại điện tử Việt Nam (TMĐT) đã trở thành 1 công cụ kinh doanh hữu hiệu cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch rất lớn về sự phát triển TMĐT giữa Hà Nội và TPHCM so với các tỉnh thành khác, đặc biệt là các vùng nông thôn.

Lenovo giới thiệu loạt giải pháp cho doanh nghiệp sản xuất

Ngày 18/11/2015 tại hội thảo ThinkFWD chuyên sâu dành cho các nhà sản xuất, Lenovo đã trình diễn loạt các dòng sản phẩm, giải pháp Think nhằm tăng cường sức mạnh toàn diện cho khối doanh nghiệp.

Oracle SPARC M7, bộ vi xử lý mới tăng hiệu năng máy chủ

Hệ thống máy chủ SPARC và hệ thống tích hợp sẵn Oracle SuperCluster M7 được trang bị vi xử lý SPARC M7 32 lõi, 256 luồng xử lý dữ liệu cùng nhiều cải tiến về khả năng bảo vệ bộ nhớ, xử lý dữ liệu bộ nhớ trong và tăng tốc độ mã hoá.

Ngân hàng Eximbank triển khai nền tảng lõi Finacle của Infosys

Ngày 19/11/2015, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) và Infosys ký kết hợp đồng triển khai công nghệ Core Banking Finacle của Infosys để thay thế dần giải pháp đang dùng hiện nay.

Acer Việt Nam thay “tướng” mới

Ông Võ Ngọc Diên chính thức giữ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty TNHH Acer Việt Nam bắt đầu từ ngày 2/11/2015.