Ưu tiên trước mắt của Huawei là tìm kiếm sự sống còn

Huawei đã có phản ứng với quyết định của chính phủ Mỹ mới đây khi mở rộng các hạn chế đối với công ty trong Hội nghị thượng đỉnh phân tích toàn cầu hàng năm.

Trả lời câu hỏi về tác động của những thay đổi mới đối với hoạt động kinh doanh tiêu dùng của mình, chủ tịch luân phiên của Huawei, Guo Ping nói: “Ưu tiên hàng đầu của Huawei là tìm kiếm sự sống còn. Sống còn là từ khóa đối với chúng ta tại thời điểm này”.

Huawei cũng đã ban hành một tuyên bố chính thức về những thay đổi quy tắc, mà họ gọi là “một sự theo đuổi không ngừng nghỉ để chống lại sự thắt chặt đối với công ty”, đồng thời họ cũng cho rằng hành động của Mỹ đã làm mất lòng tin của nhiều công ty và hiệp hội ngành công nghiệp.

Lệnh cấm khiến Huawei gặp khó

Được biết, hôm 13/5, chính phủ Mỹ đã ban hành các hạn chế mới đối với Huawei, gần một năm sau khi công ty này lần đầu tiên bị thêm vào Danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ dẫn đến việc các công ty Mỹ bị ngăn làm ăn với Huawei. Ông Ping cho biết họ vẫn đang nghiên cứu tác động của những thay đổi này và tự tin sẽ sớm tìm ra giải pháp cho những thách thức.

Áp lực liên tục đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Huawei. Trong năm qua, các hạn chế đã khiến công ty thiệt hại doanh thu 12 tỷ USD và khiến họ gặp khó khăn hơn trong việc giành được hợp đồng thương mại. Những thay đổi lệnh cấm được thực hiện gần đây sẽ khiến Huawei khó có thể cung cấp nhiều sản phẩm và linh kiện hơn. Theo ông Ping, mặc dù công ty có thể tự thiết kế và sản xuất một số nhưng họ hoàn toàn không có khả năng tạo ra mọi thứ, khiến ông xem sự sống còn là ưu tiên hàng đầu hiện nay của Huawei.

Trả lời kênh truyền hình CCTV về cách Huawei đã xử lý trong năm qua và những gì công ty hướng đến vào năm sau, ông Ping nhận định đây là một năm khó khăn và đầy thách thức đối với Huawei, công ty đã thực hiện rất nhiều nỗ lực để tìm ra các giải pháp. Năm ngoái, họ đã tăng chi tiêu gần 30% cho R&D, chọn các nguồn thay thế cho vật liệu, viết lại 60 triệu dòng mã và cuối cùng đã đầu tư rất nhiều thời gian để tiếp tục kinh doanh.

Một trong những dự án đó là Huawei Mobile Services (HMS) để sử dụng trên smartphone mới nhất của Huawei thay cho Google Mobile Services và Huawei AppGallery thay cho Google Play Store. Huawei cũng tăng tốc công việc xung quanh HMS trong năm qua và cho biết vào cuối quý trước rằng 1,4 triệu nhà phát triển hiện đã tham gia hệ sinh thái này.

Đặt dấu hỏi về mối quan hệ hợp tác toàn cầu

Trong bài thuyết trình của mình, chủ tịch Ping nói về tầm quan trọng của việc áp dụng tiêu chuẩn và nguồn mở trong công nghệ di động, đồng thời bình luận về sự nguy hiểm của sự phân mảnh và hạn chế đối với ngành công nghệ nói chung.

Ưu tiên trước mắt của Huawei là tìm kiếm sự sống còn - hw us 03

“Chúng tôi đã nhận ra rằng nền tảng của niềm tin và sự hợp tác toàn cầu đang bị tấn công. Hợp tác đang bị cản trở và những động thái của Mỹ chống lại các công ty công nghệ hàng đầu ở các nước khác về lâu dài sẽ làm lung lay niềm tin của các nước khác trong việc sử dụng công nghệ Mỹ, gây leo thang xung đột trong ngành công nghiệp toàn cầu và cuối cùng làm tổn hại lợi ích của Mỹ. Mặc dù bị đàn áp, Huawei sẽ không bao giờ bị đóng cửa và sẵn sàng cởi mở hơn bao giờ hết” – ông nói.

Được biết, mặc dù gặp khó khăn trong lệnh cấm nhưng Huawei gần đây đã ra mắt smartphone hàng đầu mới nhất của mình là P40 Series – sản phẩm được cung cấp trên toàn cầu mà không có dịch vụ của Google.

An Nhiên

Có thể bạn quan tâm
Huawei nhìn lại 1 năm và chờ hơn thế nữa

Là một phần nội dung trong bài phát biểu khai mạc của ông Guo Ping, Chủ tịch luân phiên của Huawei, với chủ đề “Huawei: Một năm và hơn thế nữa” tại Hội nghị thượng đỉnh Phân tích Toàn cầu thường niên lần thứ 17 (Global Analyst Summit) đang được diễn ra tại Thẩm Quyến (Trung Quốc) từ ngày 18 – 20/5.

Tuần lễ giảm giá tại Lazada, từ 18-22/5

Tuần lễ “Siêu Sale Bất Tận” trên Lazada diễn ra từ ngày 18 – 22/5 với sự tham gia của tất cả các ngành hàng cùng nhiều thương hiệu lớn.

Trung Quốc mạnh chi thúc đẩy doanh nghiệp trong nước sản xuất chip

Để hỗ trợ Huawei không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ Mỹ, chính phủ Trung Quốc được cho là đã đầu tư 2,25 tỷ USD vào một nhà máy sản xuất đĩa bán dẫn (wafer) để giúp SMIC sản xuất loại chip tiên tiến mà hãng sản xuất này cần.

Nhận vốn đầu tư, Sapo mở rộng thanh toán và hỗ trợ tài chính doanh nghiệp

Công ty cổ phần công nghệ Sapo vừa công bố hoàn tất vòng gọi vốn và nhận đầu tư lên tới 7 chữ số USD từ Quỹ Smilegate Investment (Hàn Quốc) và Quỹ Teko Ventures (Việt Nam). Khoản đầu tư này sẽ giúp Sapo mở rộng hệ sinh thái sản phẩm sang lĩnh vực thanh toán và hỗ trợ tài chính doanh nghiệp, hướng tới tiếp cận thị trường Đông Nam Á.

Trung Quốc có thể trả đũa khi Mỹ tiếp tục gây khó Huawei

Ngày 13/5, Mỹ đã tiếp tục gia hạn thêm 1 năm lệnh cấm các công ty Mỹ mua bán mặt hàng công nghệ của Huawei. Có vẻ như Trung Quốc sẽ không thể đứng yên khi thấy chính phủ Mỹ tiếp tục “bắt nạt” đứa con cưng của mình.

Cobots – xu hướng làm việc cộng tác giữa robot và con người

Universal Robots, công ty sản xuất robot cộng tác (cobots) khuyến khích các nhà sản xuất Việt Nam đẩy mạnh việc triển khai giải pháp tự động hóa robot để duy trì lợi thế cạnh tranh và năng lực sản xuất hiệu quả, đón đầu thời kỳ phục hồi kinh tế sắp tới.

VNCS phân phối giải pháp bảo mật Honeywell tại Việt Nam

Công ty cổ phần an ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) đã ký kết hợp tác và chính thức trở thành đối tác phân phối sản phẩm thuộc lĩnh vực Cyber Security của Honeywell.

Apple khuyến khích đối tác cạnh tranh với Foxconn

Apple gần đây đã khuyến khích Luxshare-ICT tăng cường đầu tư vào vỏ kim loại cho iPhone và MacBook. Động thái này giúp tạo ra một sự thay thế khác cho đối tác lâu năm Foxconn đến từ Đài Loan.

Keysight ra mắt máy hiện sóng tín hiệu hỗn hợp

Đó là dòng máy hiện sóng tín hiệu hỗn hợp Infiniium MXR-series đầu tiên với 8 kênh analog ở tần số 6 GHz và 16 kênh số đồng thời. Máy giúp khách hàng giảm độ phức tạp của chuỗi kiểm thử, đo đa kênh chính xác và có thể lặp lại trong một thiết bị duy nhất.

Lừa đảo, tấn công mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ gia tăng mạnh

Theo số liệu thống kê mới nhất từ ​​Kaspersky, 3 tháng đầu năm 2020 chứng kiến sự hoạt động mạnh mẽ của tội phạm mạng nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) ở Đông Nam Á, với 834.993 vụ lừa đảo nhắm vào các công ty có 50-250 nhân viên, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái.