Từ tài chính điện tử đến Chính phủ điện tử

Trong nhiều năm qua, Bộ Tài chính đã có nhiều chính sách đưa CNTT ứng dụng vào các hoạt động ngành và bước đầu có kết quả tốt. Mới đây, vào cuối tháng 9/2012, VietNam Finance diễn ra một lần nữa khẳng định CNTT chính là cốt lõi để xây dựng Tài Chính điện tử nói riêng và Chính phủ điện tử nói chung.

Từ tài chính điện tử đến Chính phủ điện tử - ongDangDucMai1
Ông Đặng Đức Mai chia sẻ về tình hình ứng dụng CNTT trong Bộ Tài chính

 

Đạt mức 2/5 so với chuẩn quốc tế

Đó là nhận định của ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục tin học và thống kê Tài chính (Bộ Tài chính) tại Vietnam Finance 2012 về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành Tài chính ở Việt Nam nếu chia ứng dụng theo 5 mức độ như tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, “Nếu so với trong nước khi chia thành 3 mức tạm được, khá, tốt trong việc CNTT đáp ứng nhu cầu công việc thì chúng tôi ở mức khá. Nếu so sánh ứng dụng CNTT vào ngành giữa các ban ngành, tổ chức thì Bộ Tài chính ở mức cao. Bởi số lượng ứng dụng, số lượng nghiệp vụ được tin học hóa cũng như công cụ, môi trường phục vụ cho cán bộ trong ngành Tài chính và các ứng dụng phục vụ cho các doanh nghiệp, người dân bằng CNTT hiện đã đạt được 90%, các đơn vị khẳng định rằng nếu không có CNTT thì họ không thể làm việc được.”, ông Đặng Đức Mai cho biết thêm.

Từ năm 1999, hệ thống hạ tầng liên thông giữa ngành (thuế, hải quan, kho bạc, doanh nghiệp, người dân…) được thiết lập, đến năm 2005, Bộ Tài chính tập trung nâng cấp thêm. Đến nay, hầu hết các lĩnh vực nghiệp vụ của Bộ Tài chính đã được tin học hóa và đạt hiệu quả sử dụng tương đối tốt với 105 phần mềm ứng dụng, đáp ứng trên 90% hoạt động tác nghiệp của các hệ thống dọc toàn ngành. Cụ thể, ứng dụng CNTT đã được triển khai với nhiều dịch vụ trong với ngành Thuế (Cổng thông tin điện tử; Cung cấp ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế tại doanh nghiêp (DN); Dịch vụ đăng ký thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) qua mạng; Dịch vụ kê khai thuế qua mạng…). Riêng về kê khai thuế qua mạng đã được triển khai tại 50 tỉnh, thành phố và 124 Chi cục thuế trong cả nước với hơn 130 DN tham gia.

Với ngành Hải quan, theo số liệu từ Bộ Tài chính, tính đến tháng 6/2012, thủ tục hải quan điện tử  (HQĐT) đã triển khai cho 55.000 DN với tổng số 2 triệu bộ tờ khai. Có tới 98 chi cục hải quan (của 20/33 cục hải quan địa phương) thực hiện thủ tục HQĐT, chiếm 86% tổng số chi cục hải quan trên địa bàn cả nước. Ở 2 địa bàn trọng điểm như TPHCM và Hải Phòng, mức độ triển khai thủ tục hải quan điện tử rất lớn, có nơi trên 90% các tờ khai đã được thực hiện qua hải quan điện tử và đã có 100% các chi cục triển khai hải quan điện tử. Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác như Kho bạc, chứng khoán, ngân hàng… hoạt động nghiệp vụ cũng được đẩy mạnh áp dụng CNTT nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ điều hành công tác quản lý tài chính quốc gia, tăng cường cải cách hành chính của ngành, từng bước tăng cường dịch vụ hành chính công điện tử trong chặng đường hiện thực hóa Tài chính điện tử tiến tới Chính phủ điện tử ở tương lai.

Từ tài chính điện tử đến Chính phủ điện tử - Toancanh phien121


CNTT “thông” tài chính

Một trong những bộ, ngành có vị trí quan trọng, Bộ Tài chính không thể nằm ngoài chủ trương xây dựng Tài chính điện tử để tiến tới Chính phủ điện tử trong tương lai. Là đơn vị phụ trách CNTT của Bô tài chính, Cục trưởng Đặng Đức Mai cho biết,“mục tiêu của Tài chính điện tử đã được chúng tôi đưa ra rất rõ ràng: 100% các đơn vị trong ngành sẽ có cổng thông tin điện tử, các văn bản sẽ được trao đổi trên điện tử từ cấp tổng cục đến Bộ tài chính. Thuế và Hải quan điện tử cũng sẽ được triển khai rộng trên toàn quốc”. Theo đó hiện nay, Bộ Tài chính đang thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực của ngành với mục tiêu đem đến những bước tiến lớn về tính hiệu quả đạt được trong quản lý Tài chính công, kế hoạch ngân sách và chi tiêu, giảm các thủ tục hành chính, và tăng cường dịch vụ Tài chính công điện tử.

Từ tài chính điện tử đến Chính phủ điện tử - Trienlam11
 

Phía Bộ Tài chính cho biết để làm được những điều trên, trước tiên sẽ chú trọng tăng cường bền vững tài khóa và khuôn khổ chi tiêu trung hạn. “Ở Việt Nam, việc thống kê dự báo phục vụ cho việc lập ngân sách trung hạn chỉ là bước đầu, chúng ta vẫn làm thủ công. Chỉ có việc chấp hành ngân sách sau khi được Quốc hội phê duyệt nay đã được đưa vào hệ thống tin học triển khai trên toàn quốc đó là Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS)”, ông Đặng Đức Mai cho biết. Do đó, nhằm thực hiện tăng cường bền vững tài khóa, Bộ Tài chính đang xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) với mô hình Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính công quốc gia (GFMIS) cho Chính phủ Việt Nam, từ đó, các cơ quan lập ngân sách có thể có được bức tranh tổng thể hơn qua nhiều năm để phục vụ cho việc lập kế hoạch ngân sách trung hạn. Thuế và Hải quan là 2 hệ thống thông tin phục vụ hiện đại hóa thu ngân sách sẽ nằm vòng ngoài để đưa thông tin từ hai hệ thống này vào hệ thống TABMIS, do đó hệ thống này đã và đang được Bộ áp dụng vào chuẩn quốc tế. “Với hệ thống Thuế thì Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng theo chương trình quốc tế của SAP, sắp tới chúng tôi sẽ triển khai Dự án Hiện đại hóa hệ thống thuế do ngân hàng thế giới (WB) tài trợ. Với Hải quan, được sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, ngành này đang cải cách thể chế để thực hiện Dự án hợp tác xây dựng và triển khai hệ thống thông quan điện tử thực hiện hải quan một cửa”, ông Mai nhấn mạnh.

Ngoài ra, để tránh lỗi nghẽn đường truyền khi truyền thông tin từ Hải quan sang Thuế hoặc từ doanh nghiệp đến Thuế, Hải quan… Bộ Tài chính đã ký các hợp đồng nâng cấp đường truyền lên với băng thông cao hơn. Cụ thể, đầu tháng 10/2012, toàn bộ hệ thống băng thông của Bộ sẽ được nâng lên với dung lượng gấp 2-3 lần hiện nay. Đặc biệt, đối với những yêu cầu hiện đại hóa của hải quan, đòi hỏi đường truyền còn cao hơn nhiều, vì thế, qua thực tiễn sử dụng, nhu cầu đến đâu sẽ được tăng đến đấy.

Từ tài chính điện tử đến Chính phủ điện tử - Trienlam31


Bên cạnh đó, giai đoạn 2011 – 2015, đại diện ngành Tài chính khẳng định ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp vẫn tiếp tục là một trong những nhiệm vụ chủ chốt của toàn ngành. Từ nay tới năm 2015, sẽ có nhiều sáng kiến khả thi được hiện thực hóa, đáng lưu ý nhất là thiết lập trung tâm dịch vụ khách hàng (call – center) cho các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.


Trần Trang
Tin học & Đời sống 166 – Tháng 10.2012

Các khu công nghiệp CNTT tập trung ở Việt Nam – Gắn kết để phát triển*

Tinh thần của quyết định 1755/QĐ-Ttg “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” thể hiện rõ 2 mục tiêu cơ bản là đẩy mạnh phát triển CNTT-TT phục vụ một cách đắc lực và hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn cuối 2011 – 2020 và từng bước tiến ra thị trường quốc tế với những sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt Nam. Để đạt được mục đích này cần thực hiện nhiều việc nhiệm vụ quan trọng, trong đó xây dựng một hệ thống các khu công nghiệp CNTT tập trung (dưới đây viết tắt là khu CNTT) mang tính liên hoàn, tương tác hỗ trợ lẫn nhau đóng vai trò chủ lực của ngành kinh tế CNTT-TT.

Google tiết kiệm nhờ hành động xanh

Trên thực tế, bằng việc sử dụng hệ thống xe đưa rước này, nhân viên của Google đi làm rất đúng giờ, không phải chờ đợi hệ thống xe công cộng hoặc trễ giờ do các trục trặc trên đường sá.

Hỗ trợ tài chính cho 30 toà nhà tiết kiệm năng lượng

Theo Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM, trong năm 2013 Chính phủ Nhật Bản sẽ cùng công ty Viet ESCO chọn lựa để hỗ trợ tài chính đầu tư tiết kiệm năng lượng (TKNL) cho 30 toà nhà, khách sạn tại Việt Nam.

Đám mây riêng ảo, lợi ích chung thực

Trong vài năm gần đây, đám mây riêng nổi lên như một thể loại nóng của điện toán đám mây khi mà sức mạnh của những đám mây này tỏa đến các ngành công nghiệp mới như tài chính và chăm sóc sức khỏe.

MISA đưa phần mềm kế toán vào trường đại học Duy Tân

Công ty cổ phần Misa và trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng vừa ký hợp tác, từ tháng 11/2012, Misa sẽ tiến hành đưa phần mềm kế toán MISA SME.NET 2012 vào giảng dạy cho sinh viên khoa kế toán của trường Duy Tân.

Nhận thức về sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 18/09/2012, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc tọa đàm về sở hữu trí tuệ (SHTT) và đổi mới sáng tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và Phòng thương mại Hoa Kỳ (AmCham) cùng phối hợp tổ chức.

Thị trường smartphone giá rẻ – Cơ hội “khởi nghĩa” của thương hiệu Việt

Theo nhìn nhận của các đơn vị kinh doanh cũng như những nhà sản xuất ngành hàng điện thoại di động trong và ngoài nước, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, phân khúc điện thoại thông minh giá rẻ (có mức giá từ 1,5 – 4 triệu đồng) sẽ thay thế dần các dòng điện thoại cơ bản hiện nay. Họ cũng đồng thời đưa ra dự báo, cuối năm 2012 thị trường sẽ thực sự chứng kiến cơn bùng nổ điện thoại thông minh giá rẻ. Đây có thể xem là cơ hội cho điện thoại thương hiệu Việt tiếp tục tái chiến giành lấy thị phần từ các thương hiệu lớn với con át chủ bài smartphone giá rẻ.

Mobile Marketing – Hội tụ ưu thế, ứng dụng thông minh

Thống kê của MMA cho thấy, trung bình thời gian một người dành cho việc lướt web tối đa là 2 tiếng trong khi bất kỳ lúc nào họ cũng có thể truy cập Internet trên smartphone. Các marketer (nhà làm tiếp thị) sớm nhận ra điều đó và đã tận dụng “thời gian chết” của mọi người để lên chiến lược kinh doanh.Khi công nghệ phát triển, các marketer có thể khai thác mobile một cách triệt để và hữu hiệu cho các kế hoạch kinh doanh của họ như: quảng cáo, marketing bán hàng, xây dựng thương hiệu…

Bắc thang lên mây an toàn

Bất kể việc bạn có đang chấp nhận hay từ chối việc áp dụng điện toán đám mây như một phần trong kiến trúc điện toán của doanh nghiệp, cái bạn cần là một chiến lược lên mây hoàn chỉnh. Dựa trên những lợi ích mà đám mây mang lại, sau đây là một số kịch bản mà doanh nghiệp của bạn có thể triển khai nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới.

Ưu đãi khóa học triển khai giải pháp mạng trên nền thiết bị Draytek

Nhân dịp Công ty TNHH Kỹ Thuật Tin Học Viễn Thông An Phát – Nhà phân phối độc quyền sản phẩm DrayTek tại Việt Nam tài trợ cho Trung Tâm Tin Học ĐH Khoa Học Tự Nhiên TPHCM một phòng thực hành mạng chuyên sâu để phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo (trị giá hơn 300 triệu đồng), Trung Tâm Tin Học đã xây dựng một khóa học “Giải pháp mạng cho doanh nghiệp trên nền thiết bị DrayTek” .