Hễ nhắc đến chuyện tên miền trên internet (domain) là Nguyễn Trọng Khoa có thể nói cả ngày về giá trị cũng như hiệu quả của domain với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngành du lịch nói riêng. Thật khó tin chàng trai sinh ra trên mảnh đất Bình Định hiện đang đi… bỏ mối bánh ít lá gai này lại sở hữu hàng trăm domain có liên quan đến ngành du lịch Việt, hải sản, nông sản... TH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với Trọng Khoa xoay quanh chủ đề “domain”.
Bán bánh ít lấy tiền mua domain
Đến giờ này Khoa đã có bao nhiêu domain?
Đến giờ này, nếu nói chính xác thì tôi đang có trong tay 320 domain, chủ yếu là những domain của ngành du lịch. Trong số domain trên, khoảng 95% domain có đuôi “.com”, từ chuyên môn gọi là “dot-com”, còn nói theo “ngôn ngữ cá nhân” thì đó là “chấm cơm”. Nếu biết kinh doanh trên domain thì đúng là “có cơm để sống”. Tại sao tôi mua nhiều domain “.com”? Những ai hiểu về internet đều biết tính quốc tế của đuôi “.com” so với đuôi “.vn” hay “.net”…
Giá trị của những domain mà tôi đang sở hữu không chỉ mang ý nghĩa trong việc quảng bá, tạo ra lợi nhuận cho ngành du lịch Việt Nam mà còn là kênh thông tin quan trọng giới thiệu những giá trị văn hoá lịch sử của một quốc gia để giúp bạn bè nước ngoài cũng như nhiều người dân Việt hiểu rõ hơn về lịch sử, thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam từ xưa đến nay.
Tại sao ông lại “ghiền” domain đến vậy? Vì lợi nhuận, vì ghét sự thờ ơ của doanh nghiệp hay thỏa mãn đam mê cá nhân?
Tôi đã có nhiều năm làm việc trong lãnh vực marketing nói chung, online marketing từ năm 1988 nên hiểu rõ giá trị của domain trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp hiện nay. Nhưng cách đây 3 tháng, tôi mới bước vào “thế giới domain”. Câu chuyện được bắt đầu từ ý tưởng đăng ký domain để lập website “traveltobinhdinh.com” với mục đích là quảng bá hình ảnh quê hương Bình Định, để rồi dựa trên đó phát triển mảng kinh doanh đặc sản Bình Định tại Sài Gòn.
Từ ý tưởng đó, tôi tìm hiểu chi tiết về tiềm năng, khó khăn của du lịch quê nhà, mở rộng dải đất duyên hải miền Trung, từ Phan Thiết đến Huế. Khi tìm kiếm những thông tin về dải đất này, chỉ thấy những domain “.com.vn”, còn những domain khác hoàn toàn bị quên lãng. Từ câu chuyện tìm hiểu về lịch sử, du lịch những vùng đất trên, tôi nhận ra một điều: “Tại sao mình không sử dụng những domain mang tính toàn cầu để giới thiệu những vùng đất của quê hương Việt Nam với bạn bè quốc tế?”.
Từ suy nghĩ đó, tôi bắt tay vào việc mua những domain về những địa phương mà không có cảm giác lo âu, sợ sệt. Với nhiều người, số tiền 130 triệu đồng để mua trên 320 domain (chỉ có giá trị trong vòng 1 năm) không lớn nhưng với tôi, đó là cả gia tài. Có người cho rằng, trong tương lai tôi sẽ là “triệu phú đô-la” nhưng với tôi, không quan tâm tới chuyện đó mà chỉ biết tôi đam mê, dám nghĩ, dám làm…
Mấy tháng qua, mỗi ngày tôi ngồi trước máy tính gần 14 tiếng đồng hồ. Đêm nào cũng thức đến 1 – 2 giờ sáng mới tắt máy đi ngủ. 5h30 sáng phải thức dậy, mắt nhắm mắt mở ngồi gói bánh ít lá gai (đặc sản miền quê Bình Định), rồi chạy đi giao bánh cho các tiệm bánh, chợ, quán ăn… Xong việc, quay về nhà tiếp tục “nghiên cứu” thế giới tên miền Việt Nam!
Nhắc nhở doanh nghiệp du lịch
Khoa có thể nói rõ hơn câu chuyện đầu tư domain…
Tôi có thể nói ngay là không “mua đi bán lại” domain như nhiều người làm, chỉ mong muốn xây dựng và phát triển hệ thống chuỗi website du lịch của từng địa phương, để rồi tích hợp thành cổng thông tin dự tính đặt tên là Vietnamtravelgate.com.
Khi khám phá domain về ngành du lịch Việt Nam – “kho báu trong thế giới ảo mà thật”, tôi phát hiện có nhiều domain liên quan đến du lịch của Việt Nam đã bị người nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài mua từ rất lâu. Nhiều chủ nhân “khóa lại” và để đó. Mỗi năm họ tốn chỉ khoảng 12 USD để duy trì quyền sở hữu, khi nào cần thì họ bung ra…
Không lẽ những doanh nghiệp nhà nước và tư nhân làm du lịch không biết giá trị của domain có liên quan đến du lịch như ông vừa nói?
Tìm hiểu nội dung mà các website quảng bá, du lịch Việt Nam đang hoạt động trên internet, tôi cho rằng, một trong những lý do ngành du lịch Việt Nam không phát triển bằng các quốc gia trong khu vực là khâu tiếp thị và truyền thông còn quá kém. Tôi mua nhiều domain không với mục đích để lập “kỷ lục Guiness” hay là “lấy tiếng trở thành người sở hữu nhiều domain du lịch Việt Nam” mà là muốn “nhắc nhở” những ai đang có trách nhiệm của ngành “công nghiệp không khói” hãy nhìn lại những gì mình đã làm cho ngành.
Hiện nay, khi truy cập vào các website tìm kiếm như Google để tìm kiếm thông tin “du lịch an toàn” của một tỉnh thành nào đó ở Việt Nam thì kết quả tìm kiếm đúng ngay từ khóa nhưng được kết nối thẳng tới những website giới thiệu thông tin mua sắm, nghỉ dưỡng ở Bali, Pattaya, Hawaii… Nhiều nhà lãnh đạo ngành du lịch Việt Nam, các ông chủ khách sạn, nhà hàng chắc chắn sẽ không hiểu được vì sao không có khách hàng? Đơn giản thôi, vì các website du lịch Việt Nam chưa phổ biến trên toàn cầu, chỉ lòng vòng trong nước.
Có domain rồi, tiếp theo ông sẽ làm gì?
Giữa tháng 9/2011, tôi sẽ ra mắt website đầu tiên là traveltobinhdinh.com (thuộc chuỗi website “travelto” từ Phan Thiết đến Huế, mỗi tỉnh sẽ có riêng một website giới thiệu những thông tin chi tiết liên quan đến du lịch của tỉnh đó). Sau đó, tôi sẽ sử dụng những domain nongogang.com (làng nón Gò Găng – Bình Định); nonnguaphugia.com (làng nón ngựa Phú Gia thuộc xã Cát Tường, Phù Cát, Bình Định) để thiết kế website tặng cho hai làng nghề truyền thống này. Tiếp tục, sẽ lập các website theo những domain thuộc về hai trung tâm du lịch lớn của miền Trung là Đà Nẵng và Nha Trang.
Gần đây, để phát triển mảng du lịch mua sắm tại Sài Gòn, tôi đã mua và sở hữu hơn 30 domain của 14 chợ nổi tiếng ở Sài Gòn. Trong tháng 9 này, tôi sẽ chụp hình, sưu tầm tư liệu, làm việc với các tiểu thương để thiết kế website đầu tiên trong chuỗi website benthanhmarket.net, sau đó là saigonmarkettour,saigonmarkets... Đây là những website thuộc dự án du lịch mua sắm tại các chợ ở Sài Gòn. Những website này sẽ là công cụ thiết thực giúp tiểu thương đang kinh doanh ở các chợ tiếp thị hàng hóa và các đặc sản không chỉ cho khách du lịch mà còn cho người dân Sài Gòn. Bên cạnh đó, những website về chợ sẽ giúp người tiêu dùng, du khách trong và người nước ngoài có thông tin về giá cả, vị trí, cách đặt và nhận hàng, chia sẻ kinh nghiệm mua sắm cũng như những góp ý của khách du lịch… Đặc biệt, tại website về chợ, những chợ như Bến Thành, Tân Định, Chợ Lớn… sẽ đầy đủ thông tin quá trình hình thành và phát triển. Bước đầu, khi đến các sạp ở chợ Bến Thành để tìm hiểu, các chủ sạp đã ủng hộ bằng cách cung cấp thông tin hàng hóa, giá cả để xây dựng dữ liệu. Có chủ sạp nói rằng, đây là lần đầu tiên có người làm việc này nên họ sẵn sàng hợp tác. Tôi hy vọng, những domain này sẽ góp sức để khách du lịch biết nhiều hơn về những ngôi chợ đó khi đến Sài Gòn.
Với số lượng 320 domain hiện đang sở hữu, tôi có nguyện vọng tổ chức đấu giá công khai 150 domain. Số tiền thu được từ buổi đấu giá này, sẽ trích ra 30% để làm các công tác thiện nguyện, giúp trẻ em mồ côi và các hoạt động xã hội; 70% còn lại tiếp tục đầu tư vào việc triển khai các dự án cộng đồng liên quan đến du lịch, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho các bạn trẻ quan tâm đến lĩnh vực tiếp thị và thương mại điện tử…
Từ nỗi riêng đến việc chung
Ngoài chủ đề về du lịch, ông có còn mối quan tâm nào không?
Cuộc sống của một con người “sáng gói bánh, đi giao bánh rồi nghịch trên mạng” như tôi chẳng có gì ghê gớm lắm. Vì “ngang trái” cuộc đời, cách đây 6 năm, tôi đã “thất lạc” con trai đầu. Nghe nói bây giờ cháu đang ở với mẹ bên Úc. Khi còn ở Việt Nam, mẹ cháu không cho tôi gặp mặt con mình. Buồn và dằn vặt cuộc sống riêng tư, tôi đã dựng website “thatlac.com.vn” với mục đích giúp những người đang bị thất lạc người thân, bạn bè, nguồn cội tìm lại với nhau. Website này chưa có đông người tham gia nhưng tôi không lo vì chuyện đó vì mình đã làm việc có ý nghĩa, ít nhất là cho riêng mình muốn tìm lại đứa con. Cũng nhờ website này mà vào tháng 3 năm nay, tôi được những ông chủ của Facebook mời qua thăm trụ sở của họ tại Mỹ. Trong chuyến đi này, tôi đã mang theo chiếc bánh ít lá gai và chiếc nón lá của lính vua Quang Trung để tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Sau chuyến đi đó, tôi đã lập website banhitlagai.com (Bánh ít lá gai) để quảng bá những sản vật của Bình Định.
Sắp tới đây, nếu có tiền từ việc đấu giá domain, tôi sẽ thiết kế website binhdinhphoto.com tặng riêng cho cộng đồng nhiếp ảnh xứ Bình Định để tiếp thị, quảng bá quê hương thông qua những tác phẩm đã từng đoạt giải trong các cuộc thi ảnh quốc tế.
Còn những domain haisan.com (hải sản); seafood.com từ Phan Thiết đến Đà Nẵng sẽ được dùng để hợp tác quảng bá, phát triển kinh doanh với các cơ sở chế biến hải sản uy tín ở từng địa phương. Những website này sẽ kết nối với website du lịch của từng tỉnh và nhóm website chợ. Tôi đã từng mở quán “Nẫu” tại Sài Gòn, chuyên bán các đặc sản Bình Định nhưng gặp khó khăn về vấn đề bãi đậu xe nên đã tạm ngưng kinh doanh, sắp tới sẽ “phục hồi” khi tìm được mặt bằng hợp lý.
Tôi vừa mua thêm một số domain của những mặt hàng nông sản đặc biệt vùng Tây Nguyên như cà phê Gia Lai, Ban Mê Thuột, trà ở vùng Lâm Đồng…
Hy vọng ông sẽ thành công với đam mê mua domain của mình
Hoàng Lan (thực hiện)
Ngày 15/4/2012, tại Café Zenta, Tp. HCM, hội thảo Sử dụng tối ưu tiềm năng Vaio của bạn với chủ đề “Nghệ thuật diễn thuyết – Mở lối thành công cùng diễn giả hàng đầu Việt Nam Francis Hùng” do Sony Electronics Việt Nam và Microsoft phối hợp tổ chức, đã giúp bạn trẻ trang bị các kỹ năng để diễn thuyết tốt trước công chúng và chinh phục nỗi sợ khi diễn thuyết trước đám đông một cách thật hoàn hảo.
Giáo dục SAP một lần nữa có mặt tại Việt Nam được đào tạo bởi EIS Education Group đến từ Singapore. Đây là một trong những công ty hàng đầu về tư vấn và giáo dục ở khu vực châu Á . Encore Integrated Solutions (EIS) được vinh danh “Đối tác đào tạo xuất sắc nhất của SAP “ trong vòng 3 năm liên tiếp.
Với tổng đầu tư hệ thống là 120.000 USD, kể từ ngày 7/5/2012, hệ thống kinh doanh trực tuyến www.matbao.net phiên bản mới và tổng đài 19001830 của Công ty Mắt Bão đã giúp công ty này là nhà duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, cho phép khách hàng tự chọn cấu hình, thời gian thuê theo đúng nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính và được tư vấn hỗ trợ 24/7.
Hiện nay, đa số người sử dụng đều có một “thói quen” hiếm khi đọc các thỏa thuận sử dụng, chính sách bảo mật khi đăng ký sử dụng một dịch vụ trực tuyến, tất nhiên là có bao gồm các mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết về một số điểm chú ý để nếu như chỉ có thời gian đủ để đọc lướt những điều này thì vẫn đảm bảo cho bạn “an toàn” sau khi ấn nút “chấp nhận”.
Nhìn lại 15 năm trước, với một thế giới không có Kindle, iTunes và iPlayer. Đây là một thế giới với các chi phí đắt đỏ và bất tiện, khi bạn không thể đem theo toàn bộ bộ sưu tập âm nhạc củamình, khi mà thuê một bộ phim có nghĩa là một chuyến đi dài ra phố. Mọi thứ đã thay đổi, các tiện ích của việc tải các sản phẩm phần mềm hay nội dung số đã trở nên quen thuộc. Nhưng khi chúng ta đang tiến tới kỷ nguyên bản quyền trên đất Việt thì không thể có chuyện “tất cả đều miễn phí” nữa. Những hiểu biết về bản quyền nội dung số dưới đây là cách để bạn thực hiện đúng pháp luật và bảo vệ mình.
D-Link, một trong những tập đoàn thiết bị mạng đầu tiên đã đưa điện toán đám mây với sáng kiến D-Link Cloud vào ứng dụng các thiết bị số mạng gia đình, với các sản phẩm như IP Camera, bộ định tuyến không dây Wireless Router, ổ cứng mạng NAS… Đây là một ứng dụng tương đối mới ở thị trường VN, giúp người sử dụng được trao quyền truy cập từ xa để xem, quản lý, chia sẻ và lưu trữ file trực tiếp một cách dễ dàng và an toàn. Tin học & Đời sống đã cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Giám đốc Kênh phân phối D-Link về công nghệ này cũng như hướng tiếp cận thị trường sắp tới của hãng.
Bộ lưu điện APC Back-UPS BX650CI với khả năng lưu trữ điện dự phòng, chống sốc điện cho các thiết bị điện và máy tính vừa được APC by Schneider Electric ra mắt tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm này có khả năng tự động điều chỉnh điện áp phù hợp ứng dụng cho các thiết bị trong công ty cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khi cơ sở hạ tầng viễn thông, Internet ở Việt Nam chưa có gì ông lại đi thành lập công ty chuyên về thiết kế mạng và giải pháp phần mềm. Khi nhiều doanh nghiệp đổ dồn vào mảng gia công phần mềm cho thị trường nước ngoài ông vẫn kiên định một hành trình chỉ làm giải pháp cho người dùng Việt. Khi nạn vi phạm bản quyền chạm ngưỡng báo động, ông lại tiến hành ký hợp đồng tác quyền với Trung tâm Bản quyền văn học Việt Nam để số hóa 5.000 đầu sách…
Không chỉ lớn mạnh về thị trường bán lẻ mặt hàng điện tử tiêu dùng, các thiết bị kỹ thuật số với hơn 200 cửa hàng siêu thị rải khắp toàn quốc, Thế Giới Di Động (TGDĐ) còn được giới công nghệ đánh giá cao bởi hệ thống quản lý nguồn lực ERP (Enterprise Resource Planning) đang vận hành mà đội ngũ nhân lực IT của chính công ty xây dựng. Giải pháp cho phép quản lý chặt chẽ hầu hết các nghiệp vụ từ những điều nhỏ nhặt nhất đến việc giám sát hàng chục triệu sản phẩm đích danh (theo số imei), hàng chục ngàn nhân viên một cách dễ dàng. Điều đáng nói là giải pháp này được xây dựng không dựa trên bất cứ nền tảng có sẵn nào. Tin học & Đời sống đã có cuộc trò chuyện với anh Phạm Văn Trọng, Trưởng phòng IT, kiến trúc sư trưởng của giải pháp này.
Bộ TT&TT vừa ban hành Thông tư số 04/2012 về Quản lý thuê bao di động trả trước, nghiêm cấm việc mua bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước khi chưa đăng kí thông tin thuê bao theo quy định hoặc đăng kí thông tin thuê bao không theo quy định.