Đó là gia tăng áp dụng thanh toán kỹ thuật số, các hoạt động cung ứng hậu cần lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của các thương hiệu và nhà bán hàng.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã thúc đẩy các doanh nghiệp và người dùng chuyển đổi các nền tảng trực tuyến. Và xu hướng này cũng sẽ tiếp tục diễn ra trong thời kỳ bình thường mới. Trong năm 2020, các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) lớn tại Việt Nam đã tích hợp nhiều yếu tố tương tác như trò chơi và livestream để gia tăng kết nối với người dùng.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam: “Trong thời gian thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội tại nhà, người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang các nền tảng trực tuyến để vừa đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày vừa phục vụ mục đích tương tác và giải trí. Điều này dẫn đến việc mua sắm trực tuyến phát triển từ trải nghiệm giao dịch thuần túy sang trải nghiệm mang tính xã hội hơn”.
Nhận định về xu thế phát triển của TMĐT tại Việt Nam trong năm 2021, Shopee đã đưa ra 3 xu hướng chính, gồm tăng cường áp dụng thanh toán kỹ thuật số, đẩy mạnh dịch vụ hậu cần, thay đổi trong cách bán hàng của nhà bán.
Xu hướng thanh toán qua ví điện tử: Trong bối cảnh chính phủ đang hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt, tình hình dịch bệnh trở thành nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình này ở một số khu vực, nơi phần lớn các giao dịch tiêu dùng được thực hiện bằng tiền mặt.
Dịch vụ hậu cần: Người tiêu dùng mong đợi nhiều hơn sự chăm sóc chu đáo khi tham gia mua sắm trên các sàn TMĐT trong năm 2021. Do đó, các doanh nghiệp và nhà bán hàng cần sử dụng hiệu quả công nghệ để đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng với chi phí tiết kiệm, khai thác mạng lưới rộng lớn và tích hợp của các nền tảng TMĐT.
Năm 2020, dịch vụ chuyển phát nhanh Shopee Express đã mở rộng phạm vi hoạt động để tiếp cận nhiều người dùng hơn, bao gồm cả người dùng ở khu vực nông thôn. Nhiều doanh nghiệp đối tác của Shopee khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hậu cần với số lượng mặt hàng được vận chuyển từ kho tăng gấp 3 lần.
Hay như Tiki cũng đã đầu tư hàng chục triệu USD vào công nghệ và hệ thống logistics mỗi năm, và dự kiến con số sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nhờ đó, chi phí logistics mỗi đơn hàng trên Tiki giảm đến 25% và tỉ lệ trả hàng chỉ còn 1%.
Sàn TMĐT Lazada cũng đã ghi nhận những kỷ lục mới trong sự kiện Lễ hội mua sắm 12.12 sau khi mở rộng và nâng cấp hệ thống logistics.
Đổi mới trong chiến lược bán hàng: Khi bán hàng trực tuyến trở thành một kênh doanh thu lớn hơn cho các thương hiệu và nhà bán hàng, các nền tảng TMĐT cần phải thích ứng và phối hợp với họ để hiện thực hóa các chiến lược bán lẻ sáng tạo nhằm thu hút khách hàng theo những cách riêng và tăng cường sự hiện diện trực tuyến của những thương hiệu và nhà bán hàng này.
Chẳng hạn, Shopee đã hợp tác với thương hiệu POND’S để tích hợp giải pháp công nghệ làm đẹp được hỗ trợ bởi AI, Skin Advisor Live vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Điều này cho phép người mua hàng trải nghiệm quá trình phân tích chăm sóc da được cá nhân hóa trực tuyến miễn phí và đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn. POND’s cũng tận dụng những công cụ tương tác sẵn có của Shopee như hình thức livestream để tương tác với khách hàng mục tiêu của thương hiệu này.
Trong nửa cuối năm 2020 (1 tháng 7 – 31 tháng 12), 89.132.938 video đã bị xóa trên toàn cầu do vi phạm Nguyên tắc cộng đồng hoặc Điều khoản dịch vụ của TikTok, tức là chưa đến 1% tổng số video được tải lên TikTok.
Ericsson được Gartner vinh danh là Leader (công ty dẫn đầu) trong Magic Quadrant năm 2021 cho hạng mục Cơ sở hạ tầng mạng 5G dành cho các Nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP).
Đó là khẳng định của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel vừa chia sẻ về chiến lược phát triển các giải pháp số của tập đoàn.
MobiFone đã lựa chọn công ty tư vấn EY Việt Nam, để tham gia tư vấn xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2021-2025.
Tại lễ khai mạc Hội nghị Mobile World Congress Shanghai 2021 MWC 2021), Phó Chủ tịch Huawei Ken Hu dự đoán rằng đến năm 2025, 97% tổng số công ty lớn sẽ sử dụng AI. Các ước tính khác cho năm 2025 bao gồm 55% toàn bộ GDP của Trung Quốc sẽ được thúc đẩy bởi nền kinh tế số và 60% doanh thu của các nhà mạng toàn cầu sẽ đến từ các khách hàng trong ngành.
Dự án điện thoại màn hình cuộn đầy tham vọng của LG đã “chết” từ trong trứng nước.
Ngày 22/2, MM Mega Market Việt Nam (MM) công bố và cập nhật kế hoạch “Đồng hành cùng nông dân Hải Dương” nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản tại Hải Dương do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Vài thông tin nội bộ cho thấy, Apple có thể đã ủy quyền cho LG thiết kế và sản xuất một tấm nền OLED có thể gập lại dành cho một nguyên mẫu chiếc iPhone màn hình gập.
Có thể thấy, kể từ khi ba nhà sản xuất Xiaomi, Lenovo và Honor liên tiếp phát hành điện thoại toàn màn hình trượt ( MIX 3, Z5 Pro và Magic 2) vào năm 2018, nhưng kiểu thiết kế này sau đó đã hoàn toàn biến mất từ năm 2019 đến nay. Vì sao vậy?
Trong những ngày mở bán đầu tiên sau Tết, FPT Shop cho biết doanh số laptop đã tăng trưởng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2020 và tăng gấp 2 lần so với doanh số trung bình 2 tuần trước Tết.