Thương mại điện tử, vấp váp và thời cơ

Dưới góc nhìn của các chuyên gia thì sự sụp đổ của một số website thương mại điện tử (TMĐT) thời gian qua không có nghĩa là lĩnh vực này không phát triển mà qua sự sàng lọc, đã thấy người dùng cần một thị trường trong sạch và hiệu quả.

 

ông Lê Hồng Minh

ông Vũ Hoàng Liên

 

Đổ mới thấy đông


Cuối năm 2011, các chuyên gia cho rằng trong năm 2012 sẽ xảy ra hàng loạt các website thương mại điện tử bị đóng cửa, sụp đổ… Dự báo đã không sai! Nhìn lại năm 2012 cho thấy, một số website thương mại điện tử đã đi vào dĩ vãng như: Zing Deal (ngừng hoạt động tháng 2/2012); tiếp đến là Muaban24.com (hình thức bán hàng đa cấp trên mạng đã gây ra thiệt hại cho hàng trăm ngàn người trên cả nước); Hay gần đây nhất là vụ lục đục của Nhommua (trang website mua hàng theo nhóm từng được IDG Ventures và hai quỹ đầu tư khác rót 60 triệu USD). Nhommua.com tuy chưa đến lúc đóng cửa nhưng với những mâu thuẫn nội bộ xảy ra vừa qua đã và đang cho thấy sự “xuống hạng” và nhiều bất lợi trong kinh doanh chặng đường tới. Dù chưa biết nội tình vụ việc thế nào nhưng rõ ràng là niềm tin vào nhommua.vn nơi khách hàng và người tiêu dùng đã giảm rõ dệt.

Các sự vụ trên không gây bất ngờ đối với những người trong giới, bởi đây cũng là một cuộc đào thải, sàng lọc những website “có vấn đề”. Ngoài những nguyên nhân cho rằng, các website thương mại điện tử sụp đổ là do để những người tham gia trên đó bán hàng chất lượng kém, giao hàng chậm, thanh toán không đảm bảo, để xảy ra lừa đảo, chộp giật… gây mất niềm tin nơi khách hàng thì cũng có góc nhìn tích cực hơn khi cho rằng: “thông qua các hoạt động của thương mại điện tử đã cho thấy sự le lói những nhu cầu của xã hội. Những nhu cầu này cần thiết phát triển!”.

Cụ thể, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng, qua sụp đổ của các trang web thương mại điện tử mới thấy, số người tham gia vào các trang web này rất đông. Có những trang web số người tham gia lên đến hàng trăm ngàn người như muaban24.com. Điều này chứng tỏ xã hội chúng ta đã có nhu cầu về thương mại điện tử, nhu cầu này thậm chí sẽ diễn ra rất sôi động. Vậy nên cần phải thúc đẩy thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu”

Thương mại điện tử, vấp váp và thời cơ - 332

Thương mại điện tử, vấp váp và thời cơ - 425


Lúc nào cũng chín muồi

Theo báo cáo 15 năm phát triển Internet tại Việt Nam của Bộ TTTT, kinh doanh trực tuyến vẫn chưa thật sự phát triển ở Việt Nam. Chỉ có khoảng 40% người sử dụng Internet ở Việt Nam đã từng truy cập một trang web mua bán hay đấu giá trực tuyến, và chỉ có một số ít đã từng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Mua sắm trực tuyến được sử dụng thường xuyên hơn ở phía Bắc (Hà Nội và Hải Phòng) và chủ yếu phổ biến với nhóm tuổi 15-35. Tỷ lệ mua sắm trực tuyến và sử dụng ngân hàng trực tuyến tăng theo thành phần kinh tế.

Nhưng kinh doanh trực tuyến là một trong những lĩnh vực thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong hầu hết các hoạt động vài năm trở lại đây. Mua sắm trực tuyến đã tăng thêm 12% và đạt mức 40% ở TPHCM và Hà Nội. Sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến cũng trở nên phổ biến hơn trong giai đoạn 2007 – 2009 với mức tăng từ 7% lên đến 11%.

Và với con số website thương mại điện tử mà ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG cho biết, hiện nay có hơn 200 website đã chứng tỏ, lĩnh vực thương mại điện tử đang diễn ra cũng khá sôi động. Theo ông Minh, đặc biệt với tỉ lệ tăng trưởng người dùng Internet hiện nay hơn 30 triệu người và dự báo tỉ lệ này sẽ còn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới sẽ là tiền đề lớn để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Đây cũng được xem là cơ hội mà các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại điện tử nên nắm lấy!

Câu hỏi được đặt ra cho ông Minh là, “đã đến lúc TMĐT ở Việt Nam phát triển chưa?”. Ông Minh cho rằng: “không có thời điểm nào gọi là đã đến lúc hay đã chín muồi cho phát triển TMĐT… mà lúc nào cũng là thời điểm. Ai nắm bắt được tốt thì sẽ là cơ hội để phát triển lĩnh vực này. Những  website TMĐT mất đi không có nghĩa là không còn cơ hội cho để phát triển những trang web khác!” Làm TMĐTvừa khó vừa dễ! Để thành công với thương mại điện tử thì “nói phải đi đôi với làm”, có nghĩa là: khi một doanh nghiệp tạo lập ra một website TMĐT để nhằm kinh doanh thì việc đầu tiên phải tạo dựng được niềm tin nơi người dùng. Niềm tin đó phải xây dựng bằng những cam kết có lợi cho người dùng dịch vụ như: cung cấp công cụ tốt, sản phẩm hàng hóa chính hãng, giao hàng nhanh, thanh toán thuận tiện, cho đổi, trả hàng… Những cam kết này từ phía nhà cung cấp dịch vụ không phải chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động! “Cách tốt nhất để tạo niềm tin với người dùng TMĐT chỉ có hành động cụ thể” ông Minh nhấn mạnh. Bên cạnh niềm tin, theo ông Minh yếu tố cũng khá quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử mà các doanh nghiệp lĩnh vực này cần cải tiến đó là thanh toán trực tuyến. Hiện nay, có nhiều giao dịch trên thương mại điện tử đã được ngân hàng chấp nhận nhưng vẫn chưa thực sự thuận lợi cho người dùng khi có những giao dịch thanh toán bằng thẻ Visa Card nhưng vẫn phải đến ngân hàng xác thực. Điều này khiến cho người dùng cảm thấy bất tiện và gây hạn chế đối với phát triển thương mại điện tử! Để giải quyết bài toán này rất cần sự hợp tác từ phía ngân hàng.

Nâng kiến thức sử dụng Ineternet tránh bị lừa đảo

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết, TMĐT cũng là một mô hình kinh doanh. Trong kinh doanh luôn có những “thủ pháp” của doanh nghiệp! Một số website đã dùng thủ pháp lợi dụng sự kém hiểu biết cũng như kỹ năng sử dụng Internet của người dùng để thực hiện những hành vi mua bán, giao dịch trực tuyến …gây bất lợi cho họ. Điều này có thể nhìn thấy rõ ở sự đổ vỡ cả một hệ thống của muaban24.vn. Những người tham gia vào mạng muaban24.com đa số là nông dân, công nhân…kém hiểu biết về Internet. Vì không am hiểu nên họ đã bị sập bẫy muaban 24.com, bị thiệt hại lớn cả về vật chất, lẫn tinh thần. Mặc dù, các cơ quan chức năng chưa công bố kết luận về muaban24.com phạm pháp như thế nào nhưng theo ông Liên, với sự phát triển của Internet nói chung, và thương mại điện tử nói riêng, người dùng rất cần được nâng cao kiến thức sử dụng Ineternet cũng như cảnh giác cao độ với các hình thức kinh doanh, mua bán, thông tin… trên mạng để có thể tự bảo vệ mình trước môi trường Internet đầy rẫy những phức tạp hiện nay.



Diệu Hạnh
Tin học & Đời sống 168 – Tháng 12.2012

Biến dữ liệu khổng lồ thành cơ hội kinh doanh

Theo các chuyên gia ước tính, trung bình các dữ liệu kinh doanh tại một công ty sẽ tăng gấp đôi sau 18 tháng. Cụ thể đối với một vài ứng dụng chuyên ngành như bản kê chi tiết cuộc gọi trong ngành viễn thông, dữ liệu có thể tăng gấp 4 lần trong 18 tháng… Dữ liệu đầy lên và nằm rải rác khiến cho việc truy xuất số liệu để phân tích trong kinh doanh đã và sẽ khiến cho nhiều DN mất rất nhiều thời gian mà vẫn không thể chính xác…

Hatachi Data Systems dự báo Top 10 xu hướng CNTT 2013

Ngày 26/12/2012, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc công nghệ của Hitachi Data Systems, ông Hu Yoshida đã chia sẻ những dự đoán của mình về Top 10 xu hướng CNTT sẽ diễn ra trong năm 2013.

Facebook đang kiếm tiền của bạn như thế nào?

Bất chấp thế nào, thì năm 2012 Facebook đang thực sự đặt ra một dấu hiệu thu lời đối với người sử dụng.

20 năm sáng tạo dịch vụ viễn thông – CNTT

VNPT TPHCM vừa tổ chức kỷ niệm “Sắc màu 20 năm phát triển dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin”. Với tiền thân là dịch vụ viễn thông của Bưu điện TPHCM, VNPT TPHCM đã đi qua 20 năm với khá nhiều thành tích và sáng tạo..

Mobile marketing – nhiều dịch vụ để lựa chọn

Việt Nam được xem là một thị trường cốt yếu trong khu vực Đông Nam Á để phát triển các dịch vụ Mobile marketing, với tổng số thuê bao điện thoại di động lên đến trên 165 triệu thuê bao (tỷ lệ tăng trưởng trên 183%). Sự tăng trưởng của điện thoại di động tại Việt Nam tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của số thuê bao di động. Hiện nay, có khoảng hơn 60% người sử dụng Internet qua điện thoại trên tổng số người sử dụng Internet và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng. Việt Nam được xem là một thị trường cốt yếu trong khu vực Đông Nam Á để phát triển các dịch vụ Mobile marketing, với tổng số thuê bao điện thoại di động lên đến trên 165 triệu thuê bao (tỷ lệ tăng trưởng trên 183%). Sự tăng trưởng của điện thoại di động tại Việt Nam tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của số thuê bao di động. Hiện nay, có khoảng hơn 60% người sử dụng Internet qua điện thoại trên tổng số người sử dụng Internet và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng.

CRM giúp ngân hàng chiều “thượng đế”

Công nghệ đã và đang làm thay đổi cách phục vụ cũng như cung cấp dịch vụ của ngân hàng (NH) đối với khách hàng (KH). Kiểu phục vụ truyền thống của NH là ngồi tại chỗ và KH tự tìm đến. KH phải vất vả qua nhiều cửa ải rồi mới tiếp cận được dịch vụ NH mình cần. Nhưng trước sự thay đổi chóng mặt của công nghệ và của thời thế kinh tế, KH sẽ không phải di chuyển mà cứ ngồi tại chỗ sẽ có nhân viên của NH cầm ipad đến chào mời, thực hiện các giao dịch ngay tại chỗ.

5 bài học quản lý lớn nhất 2012

Năm 2013 đang đến rất gần, đã đến lúc cùng nhìn lại những điển hình quản lý đáng học tập của năm 2012 vừa qua.

“Quản trị niềm tin” cho phát triển bền vững

Có nhiều cách mà các doanh nhân vẫn thường làm để tăng lợi nhuận như mua rẻ bán đắt, chủ động tấn công, tăng thu giảm chi, tiếp thị ào ạt để tranh giành khách hàng, v.v… nhưng hầu hết trong số họ vẫn thường trăn trở tìm hướng đi cho sự “phát triển bền vững”.

5 phương án để Yahoo tìm lại chính mình

Trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý ba của Yah, vị giám đốc điều hành mới – Marissa Mayer đã đưa ra tầm nhìn mới của cô dành công ty trong tương lai. “Những ngày tháng tươi đẹp vẫn còn ở phía trước”.

R&D tăng tốc về đích sản phẩm “Made in Viet Nam”

Qua kiểm tra hoạt động doanh nghiệp trong khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) vào cuối năm 2011 và gần đây nhất là vào tháng 8/2012, Ban quản lý SHPT đã ghi nhận được có 20 dự án triển khai hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) theo cam kết. Số dự án đầu tư vào R&D tại đây tăng gấp đôi so với 2010. Chi phí các doanh nghiệp đầu tư cho R&D từ 2% đến 46% doanh thu của doanh nghiệp. Một số dự án đã và đang hứa hẹn sẽ có nhiều sản phẩm “Made in Việt Nam” phục vụ đời sống, dân sinh…