Sự gia tăng số vụ tấn công Zero-Day nhằm vào các thiết bị và mạng di động là mối nguy cơ an ninh lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp.
Ảnh minh họa (nguồn Internet).
Đó là nhận định của công ty bảo mật Check Point Software Technologies trong Báo cáo An ninh mạng 2015 (Security Report 2015) vừa được công bố do hãng nghiên cứu, thực hiện.
Báo cáo này dựa vào nghiên cứu mang tính cộng tác và phân tích chuyên sâu hơn 300.000 giờ lưu lượng mạng được giám sát, từ hơn 16.000 thiết bị Cổng Ngăn chặn Nguy cơ an ninh (Threat Prevention gateways) và 1 triệu chiếc điện thoại thông minh. Báo cáo cho thấy, có sự phổ biến và tăng trưởng của các nguy cơ an ninh nhằm vào các mạng doanh nghiệp, dựa vào những thông tin thu thập được trong năm 2014.
Các công nghệ di động, ảo hóa và nhiều công nghệ khác đã làm thay đổi phương thức được doanh nghiệp lựa chọn để triển khai hoạt động kinh doanh. Trong khi các tổ chức sử dụng những công cụ này để nâng cao năng suất làm việc, họ thường quên mất những ảnh hưởng về mặt an ninh thường xảy ra khi thiếu những môi trường bảo mật cần thiết – ông Amnon Bar-Lev, Chủ tịch Check Point Software Technologies cho biết.
Nghiên cứu phát hiện, số lượng mã độc đã biết và chưa biết (Known and Unknown Malware) đang gia tăng mạnh. Năm 2014, số lượng mã độc gia tăng với tốc độ đáng báo động, trung bình mỗi giờ có tới 106 mã độc chưa biết tấn công vào một tổ chức (cao hơn 48 lần so với 2,2 lượt download mỗi giờ theo báo cáo năm 2013). Nghiêm trọng hơn so với mã độc chưa biết là mã độc zero-day, một công cụ tấn công được phát triển hoàn toàn mới nhờ việc khai thác các lỗ hổng bảo mật trên các phần mềm mà ngay cả các nhà cung cấp phần mềm cũng chưa biết. Tội phạm mạng cũng đang tiếp tục sử dụng mạng máy tính ma (bots) để gia tăng phạm vi ảnh hưởng và tăng tốc độ của mã độc. 83% số tổ chức được khảo sát bị ảnh hưởng bởi bots trong năm 2014, cho phép truyền thông và chia sẻ dữ liệu liên tục giữa các bots với máy chủ chỉ huy và điều khiển chúng.
Theo Check Point, các thiết bị di động chính là những liên kết yếu trong phòng tuyến bảo mật, tạo ra khả năng truy cập trực tiếp dễ dàng hơn vào các tài sản có giá trị của tổ chức so với các đầu mối thâm nhập khác. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, đối với một tổ chức có hơn 2.000 thiết bị trên mạng của mình, có một xác xuất ở mức 50% là có ít nhất 6 thiết bị di động bị lây nhiễm mã độc hoặc bị tấn công trên mạng của họ. 72% số nhà cung cấp dịch vụ CNTT đồng ý rằng, thách thức lớn nhất của họ về phương diện bảo mật là việc bảo vệ thông tin của công ty, và 67% cho biết thách thức tiếp theo là quản lý các thiết bị cá nhân đang lưu trữ cả dữ liệu cá nhân và dữ liệu của công ty. Dữ liệu công ty gặp rủi ro và việc nâng cao nhận thức về những rủi ro này có ý nghĩa quan trọng để triển khai các bước đi thích hợp nhằm bảo mật các thiết bị di động.
Các công ty thường sử dụng các ứng dụng để hỗ trợ hoạt động quản lý tổ chức và đồng bộ hóa hoạt động kinh doanh cũng chính là một trong nguyên nhân dẫn đến nguy cơ rủi ro cao. Bởi những ứng dụng này có thể trở thành những bàn đạp để tin tặc thâm nhập dễ dàng vào các doanh nghiệp. Một số ứng dụng, như chia sẻ tập tin (file sharing) thường có mức độ rủi ro rất cao. Bên cạnh đó là nguy cơ mất an ninh từ sự nổi lên của mô hình “shadow IT – mô hình CNTT không chính thống”, trong đó các ứng dụng không được cung cấp hoặc hỗ trợ bởi một bộ phận CNTT tập trung.
81% số tổ chức được khảo sát chịu ảnh hưởng của sự cố mất mát dữ liệu, tăng 41% so với năm 2013. Dữ liệu có thể bị rò rỉ một cách ngấm ngầm ra khỏi bất kỳ tổ chức nào vì rất nhiều lý do khác nhau, phần lớn là do các hoạt động của nhân viên hiện tại và cựu nhân viên. Mặc dù phần lớn chiến lược bảo mật tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu trước tin tặc, nhưng điều quan trọng không kém là bảo vệ dữ liệu trong nội bộ – báo cáo cho biết thêm.
Ô Lâu
Nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) sẵn sàng trước những tác động của môi trường kinh tế toàn cầu mới, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo “Một số vấn đề cải cách thể chế, hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh mới” tại Đà Nẵng ngày 25/8/2015, với sự tài trợ của Verisign.
Giải pháp và ứng dụng đám mây không còn là khái niệm quá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, có những giới hạn nhất định trong việc ứng dụng các dịch vụ, hệ thống này vào thực tế.
Ngày 3/9/2015, Microchip Technology – nhà cung cấp vi điều khiển, tín hiệu hỗn hợp, các giải pháp analog và Flash-IP đã trao học bổng cho 10 sinh viên trong Chương trình Học bổng Đại học Công nghệ Microchip Việt Nam.
Công ty chuyên giải pháp lưu trữ Western Digital (WD) và Milestone, nhà sản xuất tiên phong trong lĩnh vực phần mềm quản lý video an ninh đã thông báo thỏa thuận hợp tác cung cấp giải pháp giám sát bằng video cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Epson cùng lúc đưa ra 5 mẫu máy in dòng L series và nhiều mẫu máy chiếu mới trong phân khúc gia đình, văn phòng tại gia và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngày nay với sự có mặt của những giải pháp nền tảng, cung cấp dịch vụ trọn vẹn, người bán hàng trực tuyến không phải bận tâm hay đầu tư bất cứ thứ gì ngoại trừ việc tập trung bán hàng cho thật tốt.
Viettel đặt mục tiêu từ năm 2015 – 2020 sẽ tạo ra sự bùng nổ lần thứ 2 trong lịch sử ngành Viễn thông – CNTT Việt Nam, vào top 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới trong lĩnh vực đầu tư viễn thông quốc tế, và top 20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới.
Giải pháp bảo mật Kaspersky Small Office Security dành cho doanh nghiệp nhỏ vừa được Dennis Technology Labs, AV-Test và Virus Bulletin công nhận là một trong những sản phẩm đáng tin cậy nhất.
Với sự có mặt của ba Trung tâm trải nghiệm giải pháp truyền thông hợp nhất vừa được Polycom ra mắt tại TPHCM và Hà Nội ngày 26/8/2015, mang lại cho khách hàng cơ hội được trải nghiệm trực tiếp những công nghệ hội nghị truyền hình tiên tiến trước khi quyết định đầu tư.
Tại Hội nghị Hot Chips lần thứ 27, các kỹ sư AMD đã giới thiệu công nghệ giúp dòng vi xử lý AMD A-Series APU thế hệ thứ 6 có khả năng tiết kiệm năng lượng nhân x86 lên tới 40% với hiệu năng tương đương dòng APU thế hệ cũ và Card đồ họa AMD Radeon™ R9 Fury X có hiệu năng tăng gấp rưỡi với mức điện năng tiêu thụ vẫn giữ nguyên như dòng sản phẩm cao cấp trước đây của AMD.