Thị trường smartphone giá rẻ – Cơ hội “khởi nghĩa” của thương hiệu Việt

Theo nhìn nhận của các đơn vị kinh doanh cũng như những nhà sản xuất ngành hàng điện thoại di động trong và ngoài nước, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, phân khúc điện thoại thông minh giá rẻ (có mức giá từ 1,5 - 4 triệu đồng) sẽ thay thế dần các dòng điện thoại cơ bản hiện nay. Họ cũng đồng thời đưa ra dự báo, cuối năm 2012 thị trường sẽ thực sự chứng kiến cơn bùng nổ điện thoại thông minh giá rẻ. Đây có thể xem là cơ hội cho điện thoại thương hiệu Việt tiếp tục tái chiến giành lấy thị phần từ các thương hiệu lớn với con át chủ bài smartphone giá rẻ.

Thị trường smartphone giá rẻ - Cơ hội “khởi nghĩa” của thương hiệu Việt - image0015


Xu hướng điện thoại thông minh giá rẻ

Điện thoại thông minh (smartphone) giá rẻ theo cách hiểu hiện nay là điện thoại ngoài chức năng của một chiếc điện thoại thường còn được bổ sung thêm rất nhiều tính năng từ các hệ điều hành mang lại (phổ biến là hệ điều hành Android) và nhiều ứng dụng được tải về từ kho ứng dụng Google Play. Máy có màn hình cảm ứng, rộng rải dễ dàng cho việc kết nối Internet, đọc tin tức, check email, quay phim, chụp hình và chia sẻ hình ảnh lên mạng tức thì… máy có mức giá từ 1,5 đến 4 triệu đồng.

Đánh giá sức tiêu thụ, tiềm năng của phân khúc smartphone giá rẻ thời điểm hiện tại và trong thời gian tới, bà Hoàng Ngọc Vy, Tổng Giám đốc Viễn Thông A cho biết, hiện nay phân khúc smartphone giá rẻ đang tiêu thụ rất tốt và chiếm tỷ trọng cao về số lượng (đóng góp 5% trong tổng số 20% tăng trưởng về số lượng của smartphone trên thị trường trong tháng 9/2012). Thời gian tới phân khúc này sẽ còn tiếp tục phát triển và sẽ dần thay thế cho các điện thoại thường giá rẻ khác.

Ông Đinh Anh Huân, Giám đốc điều hành Thegioididong.com và Dienmay.com cũng khẳng định, smartphone giá rẻ là xu hướng của tương lai và sẽ bùng nổ vào cuối năm 2012 sang năm 2013. Hiện nay, tại Trung Quốc, smartphone giá rẻ chiếm tới 70% thị trường, tại Việt Nam hiện đang là 17% và dự đoán cuối năm sẽ tăng lên 25%. Riêng tại Thế Giới Di Động, do nắm bắt được xu hướng tương lai này nên công ty đã có sự đầu tư mạnh mẽ từ sớm, tại đây tỉ lệ smartphone giá rẻ bán ra hiện nay chiếm 35%, ước đoán cuối năm sẽ tăng lên 50%.

Thị trường smartphone giá rẻ - Cơ hội “khởi nghĩa” của thương hiệu Việt - Hinhthaybaithitruong


Đội quân smartphone thương hiệu Việt

Khởi phát ý tưởng điện thoại thông minh giá rẻ thương hiệu Việt có lẽ được tính từ công ty Viễn Thông An Bình (ABTel – đơn vị sở hữu thương hiệu điện thoại Q-Mobile) khi năm 2011 lần đầu tiên đã tung ra thị trường mẫu Q-Mobile S10 mở màn cho series smartphone. Với mức giá khoảng 4 triệu đồng, ngay sau khi ra mắt S10 đã được thị trường đón nhận cùng những trải nghiệm mới. Song S10 đã sớm bị mờ nhạt khi hàng loạt smartphone dưới 5 triệu đồng lúc đó đã được tung ra từ các thương hiệu nổi tiếng như Samsung, LG, HTC… Sau lần “thử lửa” này, thương hiệu này đã yên lặng, âm thầm phục kích tìm kiếm cơ hội mới.

Tuy hơi chậm chân, nhưng việc ABTel ra mắt thương hiệu điện thoại thông minh Q-Smart (phát triển song song với thương hiệu Q-Mobile của điện thoại thường) và tung ra 5 mẫu điện thoại thông minh giá rẻ trong tháng 8 và 9/2012 vừa qua được xem là một sự chuẩn bị chu toàn và là một nước đi khá bài bản. Bao gồm các dòng S1 (1,59 triệu đồng), S12 (1,99 triệu đồng), S15 (2,39 triệu đồng – bản 2G và 2,79 triệu đồng – bản 3G), S18 (3,2 triệu đồng), S22 (3,79 triệu đồng). Các mẫu máy này nhìn chung có thiết kế bắt mắt, cảm ứng mượt mà, đối với những người chưa từng sử dụng smartphone thì đây quả là những chiếc điện thoại vô cùng sành điệu có mức giá khá mềm. Tại buổi giới thiệu sản phẩm, ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc ABTel không ngần ngại cho biết, thị trường điện thoại thường đang thoái dần, vì vậy hiện tại ABTel sẽ tập trung và đặt nhiều kỳ vọng với định hướng 80% là smartphone. Bắt đầu từ Quý 1/2013, Q-Smart sẽ bắt đầu tham gia thực hiện sứ mệnh và nhiệm vụ tiến tới mục tiêu lọt vào top 3 thị phần smartphone tại Việt Nam. Để vươn tới mục tiêu này, ông Minh cho biết sẽ không dễ, bởi kỷ nguyên smartphone vốn rất khó chơi, theo chu kỳ cứ 3-4 tháng các hãng chip lại nâng cấp 1 lần. Vì vậy doanh nghiệp điện thoại thương hiệu Việt nếu không có chiến lược, nền tảng vững chắc, và khâu tiêu thụ, phân phối nếu không làm tốt thì sẽ rất khó để cạnh tranh.

Đồng hành cuộc chơi, khoảng từ cuối Quý 1/2012 đến nay, các điện thoại thương hiệu Việt khác như FPT, Viettel, Mobistar… cũng đã lần lượt đưa ra thị trường những mẫu smartphone “chiến” nhất của mình. Trong đó, FPT tác chiến thị trường với 3 model F1 (dưới 2 triệu đồng), F6 (2,99 triệu đồng) và F8 (2,2 triệu đồng). Theo thông tin từ FPT, trong tháng 10 này sẽ trình làng thêm một số dòng smartphone giá rẻ được cải tiến cả về sức mạnh lẫn thiết kế, nhằm mang đến nhiều hơn nữa lựa chọn cho khách hàng.
Không tổ chức ra quân rầm rộ, nhưng những “chú lính chì” V8302, V8401, V8402 mang thương hiệu Viettel cũng đã thuận đường đến tay người tiêu dùng khi nhà mạng này đã bán máy tặng kèm những gói khuyến mãi dữ liệu khủng. Mẫu điện thoại đỉnh nhất của Viettel hiện nay là I5 (giá 3,8 triệu đồng), máy chạy HĐH Android v2.3, camera 5.0. Điều khác biệt của các dòng điện thoại của Viettel là đều được sản xuất và lắp ráp ngay tại nhà máy củaViettel tại Việt Nam.

Khá chăm chút cho những đứa con cưng của mình từ tính năng đến thiết kế, Mobistar-chủ sở hữu thương hiệu điện thoại Mobiistar cũng được xem là một trong những đối thủ thương hiệu Việt có khả năng thắng trong “canh bạc” smartphone giá rẻ này. Sau các mẫu S01, S02, Touch Lai 5 và gặt hái được một số thành công nhất định, trong tháng 10/2012 vừa qua, Mobistar tiếp tục bổ sung thêm 2 mẫu S03 (2,8 triệu đồng) và Kem 430 (3,4 triệu đồng). Trong cuộc trao đổi với báo chí, ông Ngô Nguyên Kha, Giám đốc điều hành Mobistar tin tưởng, với kim chỉ nam 3đ (đẹp-độc-đã), những dòng smartphone Mobiistar có mức giá rẻ từ 1/2 đến 1/3 nhưng lại có chất lượng khá ổn so với các thương hiệu lớn, hy vọng đó sẽ là những lợi thế cho Mobistar nói riêng, các thương hiệu Việt nói chung.


Theo một nghiên cứu về điện thoại thông minh của Nielsen thực hiện tại hơn 39 quốc gia tại khu vực châu Á-TBD (bao gồm cả Việt Nam) công bố gần đây, 70% Người tiêu dùng Việt Nam vẫn chủ yếu điện thoại thường nhưng có đến 42% người trong số này muốn chuyển sang điện thoại Smartphone trong vòng 6 tháng tới.
Một báo cáo khác của Ericsson ConsumerLab công bố đầu tháng 10 vừa qua cũng cho kết quả tương tự, rằng 42% người sử dụng Việt Nam muốn chuyển sang sử dụng smartphone trong 6 tháng tới, tỷ lệ sử dụng smartphone tại Việt Nam dự tính sẽ tăng từ mức hiện tại là 16% lên 21%.
 


Bạch Đông
Thế Giới Số 158 – Ngày 15.10.2012

Mobile Marketing – Hội tụ ưu thế, ứng dụng thông minh

Thống kê của MMA cho thấy, trung bình thời gian một người dành cho việc lướt web tối đa là 2 tiếng trong khi bất kỳ lúc nào họ cũng có thể truy cập Internet trên smartphone. Các marketer (nhà làm tiếp thị) sớm nhận ra điều đó và đã tận dụng “thời gian chết” của mọi người để lên chiến lược kinh doanh.Khi công nghệ phát triển, các marketer có thể khai thác mobile một cách triệt để và hữu hiệu cho các kế hoạch kinh doanh của họ như: quảng cáo, marketing bán hàng, xây dựng thương hiệu…

Bắc thang lên mây an toàn

Bất kể việc bạn có đang chấp nhận hay từ chối việc áp dụng điện toán đám mây như một phần trong kiến trúc điện toán của doanh nghiệp, cái bạn cần là một chiến lược lên mây hoàn chỉnh. Dựa trên những lợi ích mà đám mây mang lại, sau đây là một số kịch bản mà doanh nghiệp của bạn có thể triển khai nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới.

Ưu đãi khóa học triển khai giải pháp mạng trên nền thiết bị Draytek

Nhân dịp Công ty TNHH Kỹ Thuật Tin Học Viễn Thông An Phát – Nhà phân phối độc quyền sản phẩm DrayTek tại Việt Nam tài trợ cho Trung Tâm Tin Học ĐH Khoa Học Tự Nhiên TPHCM một phòng thực hành mạng chuyên sâu để phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo (trị giá hơn 300 triệu đồng), Trung Tâm Tin Học đã xây dựng một khóa học “Giải pháp mạng cho doanh nghiệp trên nền thiết bị DrayTek” .

Sách và nhạc số – Người dùng học thói quen trả tiền

Trước tình trạng vi phạm bản quyền tác giả tác phẩm diễn ra tràn lan trên mạng Internet, giữa tháng 9/2012 Viettel đã chính thức ra mắt “Nhà sách điện tử – Anybook” với trên 2.000 đầu sách bản quyền. Sự ra mắt này hoàn toàn không dễ dàng. Nhưng Viettel vẫn rất tự tin với quyết định của mình và tin tưởng sẽ thay đổi được thói quen đọc sách giấy sang đọc sách số có bản quyền. Tạp chí Tin học và Đời sống đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Hùng, Giám đốc Trung tâm kinh doanh VAS, Công ty Viễn thông Viettel về vấn đề này.

Mũi nhọn nào cho CNTT Việt

Lĩnh vực nào là thế mạnh của CNTT Việt Nam đến năm 2020 khi công nghiệp phần cứng chưa thấy lối, công nghiệp phần mềm phát triển manh mún, các doanh nghiệp (DN) lớn trong lĩnh vực này đa phần làm gia công cho nước ngoài. Gia công được xem là thế mạnh của Việt Nam nhưng chúng ta không thể cạnh tranh với Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Học quy trình sản xuất phần mềm theo tiêu chuẩn quốc tế

Các khoá học sẽ do chuyên gia trong nước và nước ngoài có kinh nghiệm giảng dạy, với thời lượng 5 ngày/khoá đào tạo, được tổ chức theo hình thực đào tạo tập trung. Địa điểm và thời gian diễn ra các khoá học là Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng, từ tháng 12/2012 đến 6/2013.

Hệ thống an ninh giám sát chưa được đầu tư và sử dụng hiệu quả

“Hệ thống an ninh giám sát chưa được đầu tư và sử dụng một cách hiệu quả nhất, các công ty, doanh nghiệp thường dùng phần cứng mà chưa ứng dụng nhiều phần mềm, chưa kết nối với hệ thống khác…” đó là đánh giá của ông Trần Trọng Vinh, Chủ tịch Hiệp hội An ninh chuyên nghiệp châu Á – Phân hội Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Biển Bạc.

Giám sát biển quảng cáo theo thời gian thực

Công ty Quảng cáo & Marketing Mặt Trời Vàng đã đưa ra công nghệ giám sát tình trạng biển quảng cáo thời gian thực. Theo đó, khách hàng có thể ngồi tại văn phòng, tại nhà, quán café mà nhìn thấy hiện trạng tấm biển quảng cáo và hình ảnh thương hiệu của mình. Điều này đặc biệt hữu ích tại các thời điểm thời tiết xấu cần phải kiểm soát hoặc rất phù hợp để chia sẻ thông tin tại các cuộc giao lưu, cuộc họp.

Giải pháp Oracle Business Accelerators đã sẵn sàng mở rộng

Để giúp các doanh nghiệp quy mô vừa đang phát triển có thể nhanh chóng xây dựng được độ linh hoạt thông qua triển khai các ứng dụng hiện đại ở cấp độ doanh nghiệp lớn, Oracle vừa công bố sự sẵn sàng mở rộng của Oracle Business Accelerators (OBA) dành cho Oracle’s JD Edwards EnterpriseOne (OJDEEO).

Sao Bắc Đẩu – Cisco – NetApp giúp người dùng hiểu hơn về ảo hóa

Ba đơn vị gồm Sao Bắc Đẩu – Cisco – NetApp vừa cùng tổ chức hội thảo “Workplace of the future – Môi trường làm việc của tương lai” tại hai thành phố HCM và Hà Nội, nhằm giới thiệu những thuận lợi của ảo hóa máy tính và giải thích làm thế nào giải pháp của Cisco và NetApp có thể trực tiếp giải quyết các quy trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép chuyển đổi kinh doanh thông qua việc đổi mới công nghệ, đem lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh để gia tăng hiệu suất làm việc…