Thị trường phần cứng ICT 2013: Tìm ánh sáng cuối đường hầm

Theo đánh giá của IDC, thị trường ICT Việt Nam 2012 vẫn giữ được mức tăng trưởng từ 5-7%, trong khi các ngành hàng điện, điện tử, điện thoại di động thì lại giảm đáng kể. TH&ĐS qua tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng ICT đều được cho biết doanh số năm 2012 có tăng trưởng, nhưng xét về tổng lợi nhuận đều xuống mức âm. Nhiều doanh nghiệp dự báo tình hình sẽ càng thê thảm hơn trong năm 2013. Dưới đây là các ý kiến TH&ĐS đã ghi nhận được.

1.Ông Lê Phụng Việt, Giám đốc công ty Cổ phần Công nghệ Lê Phụng – Cố gồng mình qua năm 2013 và tìm về thị trường ngách

Thị trường phần cứng ICT 2013: Tìm ánh sáng cuối đường hầm - image00125
 


Thưa ông, ông có thể cho biết rõ hơn thị trường ICT 2012 đã sụt giảm đến mức nào?

Không riêng gì ICT mà tất cả mọi thị trường đi xuống. Theo các báo cáo cho thấy chỉ số tiêu dùng CPI Việt Nam năm 2012 tăng nhẹ, theo tôi thực ra do hàng tồn quá nhiều nên doanh nghiệp giảm giá bán chứ không phải do sản lượng bán tăng. Vì giảm giá nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm lợi nhuận, trong khi các chi phí khác như thuê mặt bằng vẫn cứ tăng. So sánh một cách tổng thể thì năm 2012 là năm doanh nghiệp ICT thất bại lớn về kinh tế. Công ty Lê Phụng có tăng trưởng, doanh số có tăng nhẹ (dưới 10%), nhưng mức lợi nhuận tổng lại giảm đi khá nhiều, giảm đến mức âm. Chúng tôi phải lấy phần lời năm ngoái bù vào mà vẫn lỗ.

Tháng 9 và 10/2012 thị trường có tăng nhẹ, nhưng từ tháng 11 và 12 đã chìm xuống lại, còn từ tháng 1-9 thì cứ ì ạch không có gì là hy vọng. Đúng ra theo chu kỳ trước năm 2009 những tháng cuối năm tăng, nhưng từ 2010 đến nay chu kỳ này đã thay đổi đi thấy rõ, cuối năm giảm xuống. Nguyên nhân có thể là do dự án, những năm gần đây các dự án công đều bị cắt giảm mạnh, mà thông thường các dự án công đều được dồn mua vào cuối năm. Với khối doanh nghiệp, nếu trước đây cứ sau 3 năm khấu hao xong là thanh lý để mua máy mới, nhưng nay khấu hao xong thấy máy vẫn còn dùng được nên thôi không thanh lý nữa. Phía người tiêu dùng cũng cân nhắc hơn trong việc mua các thiết bị cao cấp, thay vì 2-3 năm đổi máy một lần dù máy chưa hư thì giờ đợi máy thực sự hư mới mua.

Và trong năm 2013 này, tình hình đã được dự báo sẽ càng thê thảm hơn, các doanh nghiệp nói chung, Lê Phụng nói riêng đã chuẩn bị tinh thần và tìm cách đối phó nào chưa?

Năm 2013 sẽ là năm điêu đứng đặc biệt cho những doanh nghiệp trong mảng hàng cao cấp hi-tech. Doanh nghiệp chỉ có thể giảm chi phí, mà chi phí thì cũng đã quá sít sao rồi, nên cách cứu chữa duy nhất là ngồi chịu trận, ai gồng tốt, có vốn thì sống thêm 1- 2 năm nữa. Lê Phụng cũng phải cố gồng qua hết năm, gồng với chiến lược cũ, tìm kiếm đối tác mà chưa có ý định mở rộng thêm.

Hiện ngoài phát triển đại lý, đánh mạnh vào khối doanh nghiệp, Lê Phụng đã và đang phát triển thêm thị trường ngách, đánh quân về các tỉnh thành. Chúng tôi đang tìm kiếm đối tác ở các tỉnh thành có mong muốn trở thành một siêu thị ICT lớn nhất tỉnh thành đó để cùng nhau hợp tác, đầu tư theo mô hình siêu thị ICT Thiên Trúc lớn nhất ở Đồng Tháp mà chúng tôi đang rất thành công. Chúng tôi muốn tìm đối tác ở địa phương vì họ là người địa phương, am hiểu địa phương, biết được thời điểm nào là thời điểm mua sắm tốt nhất của người dân, ví như ở Đồng Tháp thì sau mùa lúa chín, Đak Lak thì sau mùa thu hoạch cà phê…

Theo ông xu hướng tiêu dùng và mua sắm ICT của người dân trong thời gian tới sẽ thế nào? Liệu các cửa hàng ICT truyền thống có nên nới rộng kinh doanh thêm các ngành hàng điện thoại, điện máy…?

Tôi nghĩ mô hình bán linh kiện sau này sẽ giảm đi nhiều. Đa số người tiêu dùng bây giờ là mua trọn bộ máy, không còn thiết tha ngồi để lắp ráp, không đủ thời gian để đi chọn mua từng món đồ. Người đi mua linh kiện khi đó thực sự là người am hiểu kỹ thuật và khi lắp ráp họ sẽ chọn lựa những món đồ cao cấp.Về máy tính, xu hướng tiêu dùng chiếm ưu thế vẫn là các dòng laptop phổ thông. Các dòng máy tính Ultrabook ra mắt trong thời điểm kinh tế khó khăn nên nhìn chung không thành công như mong đợi. Để bán được theo tôi Ultrabook phải có đợt giảm giá mạnh trong một thời điểm nhất định để nhiều người dùng có cơ hội sử dụng, điều này cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía Intel.

Việc tập trung tất cả các sản phẩm công nghệ cao lại một nơi bán theo tôi đó là một mô hình chuẩn, nhưng vì nó quá nhiều mặt hàng nên thành công hay không phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp.

Điều mà một doanh nghiệp kinh doanh ICT mong muốn nhất hiện nay là gì, thưa ông?

Năm 2012 ngân hàng siết tín dụng nhiều nên doanh nghiệp “khó thở”. Bản thân Lê Phụng tuy không vay vốn ngân hàng nhưng cũng bị ảnh hưởng gián tiếp. Điều chúng tôi mong muốn là làm sao kinh tế sáng sủa hơn để người dân cảm thấy thoải mái mở hầu bao.

Thời buổi này là thời buổi mà ai có tiền mặt thì sẽ dễ thắng, vì họ có thể kiếm được những mặt bằng tốt, đón đầu trước. Sau những khủng hoảng kinh tế thì thị trường sẽ bùng phát, tâm lý của người tiêu dùng là khi đã muốn mua một cái gì đó mà chưa mua được sẽ rất bức bối, và khi đã mua được thì thị trường sẽ bùng lên. Ai có thể chờ được, đón đầu được thời điểm bùng lên đó là người chiến thắng.

Nhưng nếu không có tiền mặt, cục diện thị trường sẽ thay đổi theo hướng nào?

Sẽ chỉ còn hai hình thức, hoặc là thu hẹp lại, hoặc mở rộng ra, không có kiểu lưng chừng. Nếu doanh nghiệp nào đủ sức trường vốn thì mở siêu thị lớn, còn không đủ vốn thì thu hẹp nhỏ lại. Theo đợt khủng hoảng này sẽ chia thành 2 cấp độ thị trường khác nhau. Cấp độ lớn là các siêu thị lớn bán cho người dùng cuối, lấy dịch vụ để làm lợi thế cạnh tranh. Khi teo nhỏ lại thì thành cửa hàng nhỏ, lấy giá để cạnh tranh, và lúc này để bán cho những người am hiểu công nghệ. Người không am hiểu công nghệ thì phải chấp nhận giá không am hiểu khi đến mua ở những siêu thị lớn. Sau này dù muốn hay không thì thị trường bắt buộc sẽ đi theo hai xu hướng này, đặc biệt khi các nhà bán lẻ nước ngoài nhảy vào, doanh nghiệp Việt không đủ vốn càng không thể nào đọ nổi.

Mối đe dọa các nhà bán lẻ nước ngoài đã được cảnh báo từ lâu, nhưng sao mãi vẫn chưa thấy họ vào nhỉ?

Họ hăm he bao lâu nay rồi, vì kinh tế đi xuống từ năm 2007 đến nay nên họ chưa vào thôi, chỉ cần kinh tế mở là họ sẽ bung ra ngay. Lúc đó doanh nghiệp Việt chỉ có lợi thế là thương hiệu lâu năm, và mối lo ngại nhất là tâm lý mua sắm chuộng hàng ngoại của người dân. Theo quan sát cá nhân tôi cũng như bạn bè chia sẻ, người Sài Gòn chỉ thay đổi địa điểm mua sắm khi đó là thương hiệu nước ngoài. Người Sài Gòn mua sắm rất thông minh, biết mua cái gì, mua ở đâu tốt và rẻ, và khi mua gì họ đều lên mạng tra cứu trước. Vì vậy bán hàng online sẽ rất tiềm năng ở thị trường Việt Nam trong thời gian tới.

Và Lê Phụng đã chuẩn bị gì cho kế hoạch bán hàng online này?

Online là mảng chính mà Lê Phụng đang đi. Chúng tôi đang xây dựng một website bán hàng online được thiết kế 3D. Tức khi vào website này, khách hàng có thể kéo, quay hình ảnh 3D để xem bất cứ một sản phẩm công nghệ nào. Trước mắt chúng tôi chỉ xây dựng website cho phép người mua đặt hàng, sau đó sẽ xây dựng thêm cổng thanh toán online. Dự kiến giữa năm 2013 sẽ ra mắt website này.

2.Ông Lý Minh Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Tin học Thái Ngân –Cạnh tranh khách hàng trên từng centimet

Thị trường phần cứng ICT 2013: Tìm ánh sáng cuối đường hầm - image00323


“2012 là một năm vô cùng khó khăn, nhiều thách thức cho doanh nghiệp kinh doanh ICT vì tình hình kinh tế khó khăn chung ảnh hưởng cả mảng bán lẻ và bán dự án. Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, mua sắm trang thiết bị đầu tư công bị hạn chế, các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí triệt để. Tất cả dẫn đến những sụt giảm nhất định về doanh số chung cho cả năm 2012. Ngoài ra, việc thắt chặt dòng tiền còn ảnh hưởng đến cơ cấu vốn nói chung của các doanh nghiệp ICT trong năm 2012. Các nhà phân phối kiểm soát chặt chẽ hơn chính sách công nợ. Các hãng co hẹp hơn về các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ. Lãi suất ngân hàng vẫn còn cao ảnh hưởng mức độ đầu tư của doanh nghiệp trong ngành.

Dẫu vậy, năm 2012 vẫn được xem là một năm tương đối thành công của công ty Thái Ngân. Công ty vẫn duy trì được doanh số và mức độ tăng trưởng ổn định, mở rộng đối tượng khách hàng mới, thị trường mới. Mối quan hệ với khách hàng cũng chặt chẽ và khắng khít hơn thông qua việc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt giai đoạn khó khăn vừa qua. Những thành quả đó có được là nhờ những cố gắng vượt bậc của đội ngũ nhân viên công ty và sự hỗ trợ, hợp tác của các đối tác trong suốt năm qua.

Đã từ lâu, thị trường ICT không còn là sân chơi mà là một chiến trường thực sự. Nên theo tôi  năm 2013, chiến trường đó sẽ càng khốc liệt hơn. Các hãng sẽ phải cạnh tranh nhau nhiều hơn trên từng phân khúc sản phẩm, các nhà phân phối sẽ phải cạnh tranh nhau trên từng đại lý, từng khu vực, và các nhà bán lẻ cũng sẽ phải cạnh tranh nhau trên từng khách hàng, bất kể đó là khách hàng dự án, mua sỉ, lẻ hoặc khối doanh nghiệp.

Về chính sách, nếu được kiến nghị, tôi mong lãi suất ngân hàng thấp và ổn định hơn cho doanh nghiệp. Chính sách đầu tư công để mua sắm trang thiết bị nên được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu trang bị phục vụ nhu cầu sử dụng và nâng cấp của đơn vị”.


Bạch Đông (thực hiện)
Tin học & Đời sống tháng 1+2.2013

Truyền thông xã hội: hiệu quả còn có thể cao hơn

Năm 2012 sẽ được nhớ đến như là năm mà các doanh nghiệp chính thức thừa nhận sự quan trọng của các truyền thông xã hội trong chiếc lược kinh doanh tổng thể. Trong năm 2013, họ sẽ mong chờ ở việc mở rộng đầu tư, cải thiện truyền thông xã hội để không chỉ dừng lại ở việc tiếp thị hay xây dựng cộng đồng.

Nhân lực CNTT: Định hướng “lệch” nên “chệch” nhu cầu

Theo ông Nguyễn Ngọc Bình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, bài toán nguồn nhân lực CNTT được đặt ra cách đây 12 năm (từ năm 2000). Từ đó đến nay có rất nhiều hội thảo, nhiều chương trình, dành cho phát triển nguồn nhân lực CNTT đã được tổ chức và nhiều chính sách ban hành nhưng chất lượng nguồn nhân lực hiện vẫn không nhích lên bao nhiêu!

Canon-Thời khó khăn và thế mạnh sáng tạo

Năm qua, là một năm thử thách cho tất cả các hãng công nghệ tại Việt Nam, khi vòng xoáy kinh tế khiến sức mua, tiêu dùng chững lại. Thế nhưng với thế mạnh về sáng tạo và thương hiệu, Canon vẫn có thể đạt được sự hài lòng của khách hàng với hàng loạt sản phẩm nổi bật và các chương trình xã hội. Cuộc trò chuyện với ông Nick Yoshida – Tổng Giám đốc của Công Ty TNHH Canon Marketing Việt Nam sẽ làm rõ hơn câu chuyện này.

CNTT góp phần đổi thay thành phố Đà Nẵng

Trong bối cảnh Chính phủ vẫn siết rất chặt chi tiêu công khiến nhiều địa phương phải “án binh bất động” trong các dự án đầu tư cho ứng dụng CNTT thì Đà Nẵng lại nổi lên là một tỉnh, thành “mạnh tay” chi tiêu cho CNTT. Đa số các dự án được triển khai đều hướng đến đời sống dân sinh của người dân như: lắp đặt xây dựng WIFI miễn phí, quản lý xe buýt, quản lý chất lượng nguồn nước, lắp camera theo dõi hoạt động mãi lộ của Cảnh sát giao thông… CNTT đã và đang thực sự đổi thay Thành phố Đà Nẵng.

Doanh nghiệp sẽ phải tiếp nhận xu thế di động

“Doanh nghiệp cẩn trọng với xu thế di động là đúng, nhưng không nên gạt bỏ nó, mà hãy từng bước tiếp nhận xu thế này” – đó là khẳng định của ông Alex Ong, Giám đốc Symantec tại Việt Nam trong bảng công bố kết quả khảo sát hiện trạng di động toàn cầu năm 2013 do Symantec thực hiện đối với 3.236 doanh nghiệp thuộc 29 quốc gia.

BYOD – 2013 sẽ được đón nhận nhiệt tình hơn

Năm 2012 chứng kiến nền kinh tế toàn cầu hồi phục chậm chạp. Có người nói rằng chi tiêu dành cho CNTT năm tới sẽ tăng lên, người nói giảm. Một số khác cho rằng các doanh nghiệp gia công phần mềm sẽ cắt giảm nhân viên, nhưng có người lại bảo doanh nghiệp đó sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng xu hướng BYOD (Bring your own device) đã có những bước đệm cần thiết để thực sự được đón nhận rộng rãi trong năm 2013.

CNTT cần những “công nhân”

Số hóa dữ liệu, xử lý hình ảnh, gia công các quy trình doanh nghiệp (BPO)…là những công việc đang ngày càng có xu hướng tuyển dụng nhiều trong năm 2013 cũng như những năm kế tiếp. Nhân lực CNTT không chỉ là các kỹ sư và chuyên viên trình độ cao như mọi người vẫn tưởng, thị trường hiện đang rất cần các “công nhân CNTT”.

Fast ra mắt phiên bản mới phần mềm Accounting 11

Fast Accounting là phần mềm kế toán, được Công ty Cổ phần Phần mềm Fast xây dựng từ năm 1997. Phần mềm nay đã có hơn 8.500 khách hàng sử dụng. Kế thừa những tính năng ưu thế từ phiên bản cũ và kết hợp cùng với công nghệ mới, ngày 26/2 Fast đã cho ra mắt phiên bản Accounting 11.

Dự án CMO đã sẵn sàng triển khai cho các ngân hàng trên toàn quốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố Dự án “hệ thống Quản lý và Phát hành kho quỹ theo hướng tập trung tại Ngân hàng Trung Ương” (Dự án CMO) do Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) triển khai thành công và sẵn sàng triển khai trên toàn quốc…Đây được coi là bước tiến mới trong việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ của toàn hệ thống Ngân hàng Trung ương tại nước ta.

Dự báo xu hướng điện toán đám mây năm 2013 tại Việt Nam

Ngày 22/1/2013, VMware – đơn vị chuyên về hạ tầng ảo hóa và đám mây đã đưa ra dự báo của hãng về những xu hướng điện toán đám mây năm 2013 sẽ làm thay đổi nhận thức, ứng dụng CNTT, cũng như các phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.