Doanh nghiệp cần làm gì trước, trong và sau tấn công ransomware?

Để hạn chế thiệt hại do tấn công lấy cắp dữ liệu đòi tiền chuộc (ransomware), doanh nghiệp cần sao lưu dữ liệu trên nhiều nền tảng.

Tuy giảm về số lượng nhưng tấn công ransomware (lấy cắp dữ liệu đòi tiền chuộc) đang có sự chuyển hướng vào doanh nghiệp. Theo Kaspersky, các quốc gia khu vực Đông Nam Á đang mở cửa trở lại sau thời gian giãn cách, vì vậy các doanh nghiệp cần trang bị các biện pháp bảo vệ mình trước, trong và sau nếu bị tấn công ransomware.

Hơn 3 năm kể từ cuộc tấn công của ransomware Wannacry đình đám, gây thiệt hại lớn cho các tổ chức, gần đây nhất, ransomware mang tên SNAKE (còn được gọi là EKANS) đã tấn công và làm gián đoạn hoạt động trên nhiều quốc gia của một tên tuổi lớn.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Kaspersky, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) ở khu vực Đông Nam Á cũng đang đối mặt với mối đe dọa này. Trong 3 tháng đầu năm 2020, có tổng cộng 269.204 cuộc tấn công ransomware nhắm vào các doanh nghiệp quy mô từ 20 – 250 nhân viên. Trong đó, Indonesia dẫn đầu với 131.944 cuộc tấn công, Việt Nam đứng thứ nhì với 77.937 cuộc, Thái Lan (47.014 cuộc), Philippines (7.211 cuộc), Malaysia (4.953 cuộc), Singapore (145 cuộc).

Báo cáo cũng cho thấy, 1/3 các tấn công ransomware hiện nay đang nhắm vào người dùng doanh nghiệp. Mặc dù tổng số cuộc tấn công ransomware trong khu vực vào Q1-2020 thấp hơn 69% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng rủi ro cho doanh nghiệp nói chung khi bị ransomware đánh cắp dữ liệu và tiền bạc vẫn còn tồn tại.

Doanh nghiệp cần làm gì trước, trong và sau tấn công ransomware? - tin nhan chua ransomware
Một tin nhắn chứa ransomware.

Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết, tấn công ransomware trên toàn cầu đã đạt đỉnh vài năm trước đây, tuy giảm về số lượng nhưng tấn công ransomware lại có sự chuyển hướng sang doanh nghiệp. Khi nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á bắt đầu mở cửa trở lại sau thời gian giãn cách, các doanh nghiệp cần biết cách tự bảo vệ mình trước, trong và sau những cuộc tấn công ransomware.

Trước tấn công ransomware, theo các chuyên gia Kaspersky, doanh nghiệp cần liên tục sao lưu dữ liệu phòng trường hợp bị mất, lưu dữ liệu không chỉ trên thiết bị vật lý và cả trong bộ nhớ đám mây. Song song đó xây dựng chính sách và hoạt động kiểm soát, tiến hành đào tạo cho nhân viên các quy tắc cơ bản để tránh sự cố ransomware, thiết lập bảo mật lớp cho tất cả điểm tiếp xúc dữ liệu trong hệ thống mạng, thường xuyên cập nhật dữ liệu cho thiết bị, và sử dụng giải pháp bảo mật.

Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng giải pháp bảo mật miễn phí dành cho doanh nghiệp Kaspersky Anti-Ransomware Tool for Business. Phiên bản mới nhất được cập nhật tính năng ngăn ngừa khai thác lỗ hổng nhằm bảo vệ thiết bị khỏi tấn công ransomware và những mối đe dọa mạng khác. Phiên bản này cũng rất có ích cho người dùng Windows 7: vì khi Windows 7 ngừng được hỗ trợ, các lỗ hổng mới cũng sẽ không được nhà phát triển hỗ trợ bản vá.

Trong và sau tấn công ransomware, doanh nghiệp cần bỏ chặn máy tính, loại bỏ phần mềm độc hai. Nếu máy tính của doanh nghiệp bị chặn (không tải được hệ điều hành) – có thể sử dụng Kaspersky WindowUnlocker – một tiện ích miễn phí có thể bỏ chặn và giúp hệ điều hành Windows khởi động lại. Với tiền mã hóa – một loại khó bẻ khóa hơn, trước tiên doanh nghiệp cần loại bỏ phần mềm độc hại bằng cách chạy phần mềm quét virus.

Hãy nhớ rằng ransomware là một tội hình sự, do đó doanh nghiệp không nên trả tiền chuộc. Nếu trở thành nạn nhân của ransomware, hãy báo cáo sự việc cho cơ quan thực thi pháp luật liên quan.

Nếu doanh nghiệp đã có bản sao lưu các tệp, chỉ cần khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu đó. Nhưng nếu không thể thực hiện các bản sao lưu, doanh nghiệp có thể giải mã các tệp bằng cách sử dụng tiện ích đặc biệt là bộ giải mã.

Có thể bạn quan tâm
Samsung Crystal UHD: Smart TV 4K cho mọi nhà

Không chỉ mang đến chất lượng hình ảnh chân thật và sống động hơn nhờ vào công nghệ Dynamic Crystal Display, dòng TV Crytal UHD mới của Samsung sẽ góp phần đưa tiêu chuẩn TV thông minh 4K (Smart TV 4K) đến với mọi nhà.

Keysight chi 330 triệu USD mua lại Eggplant

Keysight vừa công bố đã hoàn tất việc mua lại Eggplant – một công ty chuyên về tự động kỹ thuật số thông minh từ tập đoàn Carlyle.

Lenovo ra mắt ThinkPad L Series mới

Laptop ThinkPad L Series mỏng nhẹ, tích hợp các tính năng công nghệ mới, chi phí hợp lý, hiệu quả cho công việc hàng ngày, từ nhập dữ liệu, quản lý tài chính, kế toán tới họp video từ xa, thuyết trình…

TMĐT Việt Nam làm gì để tăng tốc sau đại dịch?

Đại dịch Covid-19 làm suy giảm mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia và mọi lĩnh vực ngành nghề. Tuy nhiên trong bức tranh ảm đạm đó, thị trường TMĐT Việt Nam lại ghi nhận hai tín hiệu rất tích cực, dự báo lạc quan cho năm 2020 cũng như tới năm 2025.

Google nên dẹp Pixel 4A để tập trung vào Pixel 5

Dù đã ra mắt rất nhiều dự án phần cứng khác nhau nhưng cho đến giờ, Google vẫn không thể thoát khỏi nhận định rằng họ chỉ là một công ty “tay mơ” trong lĩnh vực chế tác thiết bị.

Người dùng tương tác thực tế ảo với thương hiệu

TikTok vừa giới thiệu nền tảng TikTok for Business mới giúp các thương hiệu truyền tải thông điệp về sản phẩm của mình sáng tạo và hấp dẫn hơn.

Hàng trăm trẻ em tại Hà Giang được khám sàng lọc bệnh tim miễn phí

Trong 2 ngày 27 và 28/6/2020 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, hàng trăm trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh địa đầu Tổ Quốc sẽ được khám sàng lọc bệnh tim miễn phí.

Google chi 3,3 triệu USD cho 200.000 doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ASEAN nâng kỹ năng số

Với khoản tài trợ 3,3 triệu USD từ Google, sáng kiến Go Digital ASEAN được dùng để trang bị các kỹ năng và công cụ kỹ thuật số cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, thanh thiếu niên, những người ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa; giúp mở rộng cơ hội kinh tế các quốc gia thành viên ASEAN.

Epson Việt Nam thêm 3 trung tâm bảo hành mới

Cùng với việc công bố hợp tác với FPT Services, Epson cũng chính thức ra mắt 3 trung tâm bảo hành mới tại Việt Nam.

Phục hồi mười triệu doanh nghiệp nhỏ tại Châu Á – Thái Bình Dương

Đó là một phần trong chương trình mới để giúp các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch của Visa, chường trình giúp đỡ, nâng cao vị thế của các doanh nghiệp nhỏ này có cả Việt Nam.