Sử dụng nội dung số không vi phạm pháp luật

Nhìn lại 15 năm trước, với một thế giới không có Kindle, iTunes và iPlayer. Đây là một thế giới với các chi phí đắt đỏ và bất tiện, khi bạn không thể đem theo toàn bộ bộ sưu tập âm nhạc củamình, khi mà thuê một bộ phim có nghĩa là một chuyến đi dài ra phố. Mọi thứ đã thay đổi, các tiện ích của việc tải các sản phẩm phần mềm hay nội dung số đã trở nên quen thuộc. Nhưng khi chúng ta đang tiến tới kỷ nguyên bản quyền trên đất Việt thì không thể có chuyện “tất cả đều miễn phí” nữa. Những hiểu biết về bản quyền nội dung số dưới đây là cách để bạn thực hiện đúng pháp luật và bảo vệ mình.

Sử dụng nội dung số không vi phạm pháp luật - dich vu noi dung

Hỏi: Tôi có thể bán những bản nhạc, phim, và ebook số đã mua của mình không?

Đáp: Không. “Trừ khi bị giới hạn bởi hợp đồng mua bán hoặc điều khoản của một dịch vụ nào đó, việc bán hoặc cho thuê những tác phẩm có bản quyền mà bạn đã mua cho người khác là hoàn toàn được phép”, phát ngôn viên của IPO cho biết. Tuy nhiên, vấn đề là hầu hết các giấy phép đều ngăn cấm việc bán lại. Vấn đề khác xuất hiện từ nghĩa của việc bản quyền. “Khi mua một phiên bản vật lý, ví dụ, một DVD hoặc một phim hay CD nhạc, bạn được cho phép cho mượn hoặc bán lại sản phẩm đó cho những người khác bởi vì điều này không liên quan đến việc tạo ra những bản sao khác nữa”, các chuyên gia cho biết. Với một phiên bản số, quy trình sao chép bị coi là vi phạm trừ khi được cho phép một cách rõ ràng.
Những nhà kinh doanh eBook cũng “không thích” việc bán lại lắm, với việc DRM làm cho việc bán lại hầu như là không thể nếu không sử dụng một phần mềm bẻ khóa nào. “Có vẻ như là thiếu công bằng khi mà một ai đó tiêu tốn một số tiền lớn vào sách mà lại không thể bán lại hoặc đưa cho bạn bè và người thân, kể cả khi người đó chết đi”, một người yêu sách nhận định.

Hỏi: Tôi có thể cho bạn bè mượn một quyển eBook đã mua?

Đáp: Điều đó còn tùy thuộc. Đối với câu hỏi ở trên, không có một luật nào quy định về việc không cho mượn, nhưng trong thực tế, mọi thứ lại phức tạp hơn. Ở Mỹ, những người sở hữu Amazon Kindle có thể cho bạn bè mượn sách đã mua trong vòng 14 ngày. Chủ nhân của eBook sẽ không thể đọc được sách của mình trong thời gian cho mượn đó và quyền cho mượn những tựa sách khác nhau đòi hỏi phải được sự cho phép của nhà xuất bản hoặc người nắm giữ bản quyền. Nhưng chỉ ở Mỹ, còn ở đa số quốc gia khác, việc này được xem như là vi phạm luật, “chúng ta đã “thành công” trong việc số hóa và biến các tựa sách thành món đồ không thể sử dụng được! Điều này đã lấy đi một trong những ưu điểm mà sách số đem lại cho nền văn hóa và thay vào đó là một phiên bản bị lỗi”, nhiều người phàn nàn. Tuy nhiên, các nhà xuất bản sách và các tác giả sách có thể nhìn nhận sự việc theo một cách khác.

Hỏi: Upload và chia sẻ phim, sách và nhạc thật sự là bất hợp pháp, nhưng chỉ download về thì có phạm luật không?

Đáp: Có. Upload hay chia sẻ đúng ra là tội lớn hơn. Upload những nội dung có bản quyền với mục đích biến chia sẻ cho những người khác là một dạng phạm pháp và có thể là các tội dân sự hoặc hình sự. Điều này không có nghĩa là những người download là vô tội. “Download một sản phẩm được bảo vệ bởi luật bản quyền từ Internet là một hành động sao chép (quá trình tạo một bản sao chép sản phẩm mới trên máy tính của người download). Nếu hành động này được thực hiện mà không được cho phép bởi người giữ bản quyền, thông thường đây sẽ là một vụ vi phạm pháp luật.” Phát ngôn viên của IPO cho biết. Các hình phạt về dân sự hoặc hình sự có thể sẽ được áp dụng. Tuy nhiện việc xử lý các trường hợp download khá hiếm hoi vì khó kiểm soát hơn với việc tìm ra người upload.

Hỏi: Tôi có bị buộc tội nếu kết nối Wi-Fi của mình bị sử dụng để upload những nội dung có bản quyền mà không hề hay biết?

Đáp: Không. Cho dù có những sự mạo hiểm về mặt bảo mật, nhiều người, do không biết hay là tính phóng khoáng vẫn tiếp tục thiết lập những điểm truy cập không dây mở. Nhưng liệu những chủ nhân của các hệ thống mạng không dây không được bảo mật có bị liên quan đến những vụ việc download bất hợp pháp thông qua kết nối của họ, như những người nắm giữ bản quyền thường gợi ý? “Bất kì sự liên quan nào đều phải đòi hỏi có sự hay biết, buộc tội một người liên quan đến pháp lý chỉ vì tài khoản của họ bị xâm phạm bất hợp pháp là phi lý”, một chuyên gia luật cho biết.

Vấn đề ở đây là chứng tỏ được sự vô can của người dùng. Một số lượng lớn các người chia sẻ file có thể được đánh dấu là những người sử dụng hợp pháp hoặc bất hợp pháp, và các chủ tài khoản có thể sẽ bị đe dọa với việc bị kiện ra tòa. Đây là lúc những trường hợp bảo mật sơ sài có lý do bào chữa. Người sở hữu bản quyền vẫn phải chứng tỏ rằng người dùng đã vi phạm luật bản quyền và với việc người dùng có một hệ thống Wi-Fi được bảo mật kém, việc này sẽ càng khó chứng minh hơn. Tuy thế, dù có lợi về mặt bào chữa, nhưng với tư cách cá nhân thì người dùng lại quá mạo hiểm với hệ thống bảo mật của mình khi áp dụng biện pháp này.

Anh Vũ 



 

Back-UPS BX650CI, bộ lưu điện cho doanh nghiệp nhỏ

Bộ lưu điện APC Back-UPS BX650CI với khả năng lưu trữ điện dự phòng, chống sốc điện cho các thiết bị điện và máy tính vừa được APC by Schneider Electric ra mắt tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm này có khả năng tự động điều chỉnh điện áp phù hợp ứng dụng cho các thiết bị trong công ty cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đưa đời sống kỹ thuật số người dùng lên “mây”

D-Link, một trong những tập đoàn thiết bị mạng đầu tiên đã đưa điện toán đám mây với sáng kiến D-Link Cloud vào ứng dụng các thiết bị số mạng gia đình, với các sản phẩm như IP Camera, bộ định tuyến không dây Wireless Router, ổ cứng mạng NAS… Đây là một ứng dụng tương đối mới ở thị trường VN, giúp người sử dụng được trao quyền truy cập từ xa để xem, quản lý, chia sẻ và lưu trữ file trực tiếp một cách dễ dàng và an toàn. Tin học & Đời sống đã cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Giám đốc Kênh phân phối D-Link về công nghệ này cũng như hướng tiếp cận thị trường sắp tới của hãng.

Lạc Việt: Không đi trên những con đường tấp nập

Khi cơ sở hạ tầng viễn thông, Internet ở Việt Nam chưa có gì ông lại đi thành lập công ty chuyên về thiết kế mạng và giải pháp phần mềm. Khi nhiều doanh nghiệp đổ dồn vào mảng gia công phần mềm cho thị trường nước ngoài ông vẫn kiên định một hành trình chỉ làm giải pháp cho người dùng Việt. Khi nạn vi phạm bản quyền chạm ngưỡng báo động, ông lại tiến hành ký hợp đồng tác quyền với Trung tâm Bản quyền văn học Việt Nam để số hóa 5.000 đầu sách…

Hệ thống quản lý của Thế Giới Di Động: “Của nhà trồng” an toàn nhất

Không chỉ lớn mạnh về thị trường bán lẻ mặt hàng điện tử tiêu dùng, các thiết bị kỹ thuật số với hơn 200 cửa hàng siêu thị rải khắp toàn quốc, Thế Giới Di Động (TGDĐ) còn được giới công nghệ đánh giá cao bởi hệ thống quản lý nguồn lực ERP (Enterprise Resource Planning) đang vận hành mà đội ngũ nhân lực IT của chính công ty xây dựng. Giải pháp cho phép quản lý chặt chẽ hầu hết các nghiệp vụ từ những điều nhỏ nhặt nhất đến việc giám sát hàng chục triệu sản phẩm đích danh (theo số imei), hàng chục ngàn nhân viên một cách dễ dàng. Điều đáng nói là giải pháp này được xây dựng không dựa trên bất cứ nền tảng có sẵn nào. Tin học & Đời sống đã có cuộc trò chuyện với anh Phạm Văn Trọng, Trưởng phòng IT, kiến trúc sư trưởng của giải pháp này.

Cấm mua bán SIM trả trước đã kích hoạt sẵn

Bộ TT&TT vừa ban hành Thông tư số 04/2012 về Quản lý thuê bao di động trả trước, nghiêm cấm việc mua bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước khi chưa đăng kí thông tin thuê bao theo quy định hoặc đăng kí thông tin thuê bao không theo quy định.

Anh Lê Hải Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Mắt Bão: “Hãy cứ làm đi khi còn trẻ!”

Để Mắt Bão có được thành công như ngày hôm nay, anh Lê Hải Bình, Chủ tịch HĐQT công ty cho biết, đó là một quá trình phát triển tự nhiên, từ một cái lõi dịch vụ cơ bản ban đầu, mỗi năm Mắt Bão lại bổ sung thêm một vài dịch vụ “vệ tinh” mới. Và trong mạch phát triển tự nhiên ấy, điều quan trọng hơn – Mắt Bão biết nhìn thấy rủi ro để né, chớp lấy khi thời cơ đến, và làm việc có quy trình. Từ những trải nghiệm bản thân, hiện nay ngoài điều hành công ty, kiêm nhiệm nhiều công việc khác, anh Bình còn rất hứng thú tham gia những hoạt động cùng các bạn học sinh, sinh viên với mong muốn chia sẻ, định hướng để con đường khởi nghiệp của các bạn trẻ được trơn tru hơn. Hiện anh còn là một nhà đầu tư cá nhân, suốt ngày “săm soi, tìm kiếm” những dự án tiềm năng của sinh viên ngành công nghệ thông tin. Tin học & Nhà trường đã có dịp “bắt cóc” anh:

Asean Banker Forum 2011: Ngân hàng bán lẻ, nhiều giải pháp lắm rủi ro

Với dân số đông đảo sẽ tăng đến 100 triệu dân, tỉ lệ dân số trẻ, người dùng đang ngày càng tham gia giao dịch mua hàng trực tuyến… ngân hàng bán lẻ được xem là mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận cao tại Việt Nam. Để phát triển thị trường bán lẻ này, việc đầu tư công nghệ là mấu chốt tạo lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng. Diễn đàn Ngân hàng Đông Nam Á 2011 (Asean Banker Forum 2011) diễn ra trong hai ngày 7-8/12/2011 ở TPHCM do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG VN tổ chức dưới sự bảo trợ của Ngân hàng nhà nước VN, thị trường ngân hàng bán lẻ đã được các chuyên gia phân tích dưới hai góc nhìn cơ hội và rủi ro.