Thành công giai đoạn 1, Sacombank công bố tiếp tục hợp tác với IBM giai đoạn 2 trong dự án chuyển đổi Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) nhằm củng cố cơ sở hạ tầng bảo mật công nghệ thông tin của ngân hàng.
Trung tâm điều hành an ninh mạng của Sacombank được thiết lập và bước đầu vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế từ đầu năm 2020 và lộ trình 3 năm tiếp tục hiện đại hóa và nâng cao năng lực SOC đã được IBM đề xuất.
Công nghệ SOC mà IBM chuyển giao cho Sacombank được trang bị khả năng phát hiện mối đe dọa thông minh và được tăng cường sức mạnh bởi nền tảng phân tích bảo mật của IBM (IBM QRadar Security Information and Event Management – SIEM) theo cùng một phương pháp luận như các SOC của IBM trên toàn thế giới.
Dự án giai đoạn mới này sẽ tập trung vào việc triển khai và tích hợp các công cụ mới và nâng cao SOC hiện có, đồng thời phát hiện và ứng phó với các sự cố an ninh mạng hiệu quả hơn.
Cụ thể sẽ bao gồm loạt các giải pháp: Nâng cấp cơ sở hạ tầng QRadar lên phiên bản ổn định bằng cách tận dụng các tính năng bổ sung và khắc phục các lỗi phiên bản trước đó; Triển khai và tích hợp nền tảng điều phối, tự động hóa ứng phó và phục hồi bảo mật (SOAR) để tạo ra quy trình ứng phó sự cố (Incident Response – IR) nhanh nhẹn; Đề phòng các trường hợp sử dụng riêng liên quan đến hồ sơ đe doạ của Sacombank; Triển khai hệ thống phân tích mạng lưới Qradar (Qradar Network Insight – QNI) để nâng cao khả năng phân tích mối đe dọa an ninh mạng nhằm xác định các nội dung độc hại và các cảnh báo tấn công (Indicators of Attack – IoA) trong thời gian gần thực; Mở rộng giám sát bảo mật tới 250 nguồn nhật ký bổ sung, triển khai khung và thư viện người dùng; Thực hiện đánh giá đáo hạn hàng năm cho SOC.
Ông Trần Thái Bình, Giám đốc Khối Công nghệ thông tin Sacombank cho biết: “Là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Sacombank nhận thức rõ vai trò của mình trong việc bảo vệ dữ liệu khách hàng và cần phải có các chiến lược bảo mật an toàn dữ liệu. Ngay từ giai đoạn đầu của hành trình chuyển đổi số, Ngân hàng đã chú trọng đầu tư xây dựng Trung tâm điều hành an ninh mạng và giai đoạn 1 đã được triển khai thành công. Giai đoạn 2 của quá trình chuyển đổi SOC sẽ cho phép chúng tôi phát hiện và bảo vệ hiệu quả hơn trước các mối đe dọa an toàn an ninh mạng, đảm bảo dữ liệu của khách hàng được bảo vệ tối ưu và an toàn nhất”.
Theo Báo cáo về tổn thất vi phạm dữ liệu năm 2020 trên phạm vi toàn thế giới do IBM và Viện nghiên cứu Ponemon thực hiện, chỉ tính riêng ngành dịch vụ tài chính đã thiệt hại 5,85 triệu đô la Mỹ cho các tổn thất vi phạm dữ liệu. Trong số 17 ngành công nghiệp được IBM thực hiện khảo sát, ngành tài chính đứng thứ ba về chi phí tổn thất trung bình. Thời gian để phát hiện và vá lỗi an ninh mạng trong ngành tài chính là khoảng 233 ngày. Việc phát hiện sớm và ứng phó sự cố hiệu quả, cũng như đầu tư vào công nghệ nhằm tăng tốc thời gian phản hồi, là chìa khóa để giảm tác động từ các sự cố an ninh mạng và các chi phí liên đới do việc mất dữ liệu cá nhân của khách hàng cũng như giảm thiểu thất thoát trong kinh doanh.
Tội phạm mạng không ngừng phát triển các chiến thuật tấn công an ninh mạng vì lợi ích tài chính, phá vỡ hoặc gây tổn hại danh tiếng cho doanh nghiệp. Trong những tình huống như vậy, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải có sẵn các SOC với công nghệ hàng đầu để kịp thời điều hành và đối phó – bà Phạm Thị Thu Diệp, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam khẳng định.
Công ty mẹ ByteDance tại Trung Quốc của TikTok đã đồng ý trả 92 triệu USD cho người dùng Hoa Kỳ, những người tham gia vụ kiện tập thể cáo buộc rằng, ứng dụng chia sẻ video này đã thu thập dữ liệu của họ vi phạm luật bảo mật nghiêm ngặt của tiểu bang Illinois.
Nick Clegg, Phó chủ tịch Phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook mới đây đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị, đáng để quan tâm đằng sau câu chuyện nóng bỏng của Facebook tại Úc. Qua đây ông cũng khẳng định Facebook đã sai lầm về mặt thực thi hơi quá mức.
47% người tiêu dùng cho biết họ đã lựa chọn công ty có trách nhiệm với xã hội trong năm qua, so với mức trung bình trên thế giới là 33%.
Đó là gia tăng áp dụng thanh toán kỹ thuật số, các hoạt động cung ứng hậu cần lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của các thương hiệu và nhà bán hàng.
Trong nửa cuối năm 2020 (1 tháng 7 – 31 tháng 12), 89.132.938 video đã bị xóa trên toàn cầu do vi phạm Nguyên tắc cộng đồng hoặc Điều khoản dịch vụ của TikTok, tức là chưa đến 1% tổng số video được tải lên TikTok.
Ericsson được Gartner vinh danh là Leader (công ty dẫn đầu) trong Magic Quadrant năm 2021 cho hạng mục Cơ sở hạ tầng mạng 5G dành cho các Nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP).
Đó là khẳng định của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel vừa chia sẻ về chiến lược phát triển các giải pháp số của tập đoàn.
MobiFone đã lựa chọn công ty tư vấn EY Việt Nam, để tham gia tư vấn xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2021-2025.
Tại lễ khai mạc Hội nghị Mobile World Congress Shanghai 2021 MWC 2021), Phó Chủ tịch Huawei Ken Hu dự đoán rằng đến năm 2025, 97% tổng số công ty lớn sẽ sử dụng AI. Các ước tính khác cho năm 2025 bao gồm 55% toàn bộ GDP của Trung Quốc sẽ được thúc đẩy bởi nền kinh tế số và 60% doanh thu của các nhà mạng toàn cầu sẽ đến từ các khách hàng trong ngành.
Dự án điện thoại màn hình cuộn đầy tham vọng của LG đã “chết” từ trong trứng nước.