R&D tăng tốc về đích sản phẩm “Made in Viet Nam”

Qua kiểm tra hoạt động doanh nghiệp trong khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) vào cuối năm 2011 và gần đây nhất là vào tháng 8/2012, Ban quản lý SHPT đã ghi nhận được có 20 dự án triển khai hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) theo cam kết. Số dự án đầu tư vào R&D tại đây tăng gấp đôi so với 2010. Chi phí các doanh nghiệp đầu tư cho R&D từ 2% đến 46% doanh thu của doanh nghiệp. Một số dự án đã và đang hứa hẹn sẽ có nhiều sản phẩm “Made in Việt Nam” phục vụ đời sống, dân sinh…

R&D tăng tốc về đích sản phẩm “Made in Viet Nam” - image00114

Điểm tựa phát triển công nghệ

Trong số 20 dự án R&D được triển khai hoạt động trong khu HSTP, có hai doanh nghiệp chi trên 30% cho hoạt động R&D (công công ty Công nghệ FPT chi tới 46%), có sáu doanh nghiệp chi từ 10 – 30% và 12 doanh nghiệp chi ở mức 2 – 10%. Tỷ lệ nguồn nhân lực dành cho R&D của các doanh nghiệp những năm gần đây cũng nâng lên với tỷ lệ đầu tư từ 1 – 30%, thậm chí có doanh nghiệp có tỷ lệ trên 50%. Các con số cho thấy, R&D đang ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư. Bản thân HSTP cũng đã hình thành được Trung tâm nghiên cứu triển khai (Trung tâm R&D). Trung tâm đã được cấp vốn đầu tư mua sắm thiết bị cho hai phòng thí nghiệm là: công nghệ vi mạch bán dẫn và công nghệ nano. Tập đoàn Nidec cũng đã hỗ trợ HSTP máy móc thiết bị cho Phòng thí nghiệm cơ khí chính xác. Hiện 3 phòng thí nghiệm này đang hoạt động. Thu hút được 16 tiến sĩ, thạc sĩ, trong đó, có 4 chuyên gia Việt Kiều làm việc tại các phòng thí nghiệm này và một số cộng tác viên. Năm 2011, HSTP cũng đã thành lập Phòng nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học, hợp tác với đại học Tsukuba đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ y sinh.

Trung tâm R&D của HSTP đã phối hợp với một số Viện, Trường (chủ yếu thuộc đại học quốc gia TPHCM) và với một số doanh nghiệp (Bút bi Thiên Long, Nam Khoa, Công ty THLLC, Công ty Bảo Nguyên) trong nghiên cứu, triển khai, ươm tạo và đạt được một số kết quả ban đầu chuyển giao một số ý tưởng công nghệ. Cụ thể: HSTP đã chủ trì đề tài Hệ thống kho hàng tự động AS/RS (cấp nhà nước); bảo vệ thành công và triển khai phát triển đề tài cảm biến sinh học (Bio-sensor), cảm biến áp suất. Chế tạo thành công Dye Sensitizsd Solar Cell… Ông Lê Hoài Quốc trưởng ban dự án SHTP nói, “hoạt động R&D bước đầu đã xây dựng được những yếu tố nền tảng trong thực hiện định hướng phát triển, liên kết hoạt động hướng đến mục tiêu chiến lược của KHCN. Bước đầu tạo dựng được môi trường nghiên cứu sáng tạo làm nền tảng cho giai đoạn tăng tốc sắp tới… Tuy rằng, kết quả chưa nhiều nhưng đó là sự cố gắng rất lớn của các DN nói riêng và TPHCM nói chung trong những năm qua, để tạo ra điểm khởi đầu phục vụ nghiên cứu phát triển khoa học, đào tạo nhân lực, là điểm tựa vững chắc để phát triển công nghệ cao của thành phố trong thời gian tới”

R&D tăng tốc về đích sản phẩm “Made in Viet Nam” - image00315


“R&D để Việt Nam không kém thế giới”

Trong số các dự án đầu tư vào HSTP, Intel đi là đơn vị cho ra sản phẩm “made in Viet nam” sớm nhất được xuất khẩu (tháng 7/2010). Tính đến cuối năm 2010 giá trị xuất khẩu chipset đạt 120 triệu USD, năm 2011 giá trị xuất khẩu đạt 450 triệu USD và đến nay lũy kế giá trị xuất khẩu đạt gần 1.584, 97 triệu USD. Hiện tại, nhà máy của Intel Việt Nam có 810 nhân viên (trong đó có 59 chuyên gia nước ngoài và 715 lao động Việt Nam). Công ty Intel Việt Nam cũng đã triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao cho Việt Nam cùng với HSTP. Công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước 12, 78 triệu USD, trong đó riêng thuế thu nhập cá nhân chiếm 8,5 triệu USD.

Bên cạnh đó, Trung tâm nghiên cứu và phát triển CNTT viễn thông của Công ty TNHH nghiên cứu và Triển khai Tường Minh (Trung tâm R&D TMA) cũng đã và đang nghiên cứu nhiều sản phẩm phục vụ cho ứng dụng CNTT, các công nghệ có mức ảnh hưởng lớn đến nâng cao chất lượng cuộc sống, kinh tế-xã hội, môi trường và cộng đồng; ứng dụng trong giáo dục, y tế, công nghệ sinh học, công nghệ xanh, nông nghiệp… Các lĩnh vực R&D hiện tại của TMA là viễn thông và mạng, di động, điện toán đám mây, Tin-sinh học, xử lý dữ liệu gien, DNA. Ông Bùi Đức Quang, Giám đốc Trung tâm R&D TMA cho biết, TMA đầu tư vào R&D với mục đích nhằm nâng cao năng lực công nghệ, tăng năng lực cạnh tranh, tiếp cận các lĩnh vực và thị trường mới, tăng doanh thu, tạo ra các sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam, giúp tăng giá trị. Mục tiêu của TMA là thúc đẩy hoạt động nghiên cứu – triển khai, chuyển giao công nghệ và hợp tác để phát triển, thương mại hoá các sản phẩm, công nghệ “Made in Vietnam”. Theo đó, mô hình R&D của TMA hoạt động gồm các Nhà khoa học – các trường đại học – Trung tâm nghiên cứu- Nhà đầu tư – Doanh nghiệp – Việt kiều.  

R&D tăng tốc về đích sản phẩm “Made in Viet Nam” - oiqfpmc9


R&D TMA sẽ trải qua hai giai đoạn đầu tư: giai đoạn 1 tập trung vào phần mềm và xây dựng mô hình hoạt động. Giai đoạn 2, mở rộng qua mạng, phần mềm nhúng, phần cứng để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh; xây dựng các trung tâm ứng dụng CNTT cho các ngành nghề; hệ thống hoàn chình (đào tạo, nghiên cứu, triển khai…) để thu hút đầu tư. Sau hai năm (năm 2010) trung tâm đi vào hoạt động đã thu hút được các đối tác nước ngoài như: Mỹ, Canada, Úc và các nhà khoa học Việt Kiều. TMA Triển khai thành công mô hình hợp tác với đại học và đã tiến hành thương mại hoá thành công Trung tâm giải pháp Di động (TMS – TMA Mobile Solutions). Sắp tới TMA sẽ cho ra sản phẩm “Định vị đường đi” hoàn toàn do người Việt Nam làm. R&D TMA cũng đang thực hiện hai dự án lớn trong lĩnh vực Tin – sinh học và lĩnh vực giáo dục. Thời gian thực hiện Dự án Tin – sinh học là 5 năm, vừa nghiên cứu, triển khai các giải pháp tích hợp các thiết bị phần cứng, đặc biệt để giải quyết các tồn tại của lĩnh vực Tin – sinh học về sắp xếp DNA, nhằm giải nâng cao năng lực, độ chính xác của hệ thống. Hiện TMA đang hợp tác với đối tác Australia để làm dự án này. Nếu dự án thành công sẽ được ứng dụng trong y khoa về phân tích gen, xác định bệnh… Dự án lĩnh vực giáo dục, thời gian thực hiện ngắn hơn (3 năm). Đối tác của dự án là Phần Lan. Dự án được thực với mục đích ứng dụng công nghệ di động và Internet để tạo ra môi trường học tập tương tác (giữa học sinh với giáo viên, phục huynh và các học sinh khác) với các nội dung đa phương tiện, giải pháp cho sách giáo khoa điện tử và xuất bản…

Theo ông Quang, “sự khác biệt và giá trị của giải pháp Việt là do người Việt làm chủ công nghệ. Công nghệ đó phục vụ trước tiên là cho người Việt, sau đó là toàn cầu. Hiện nay, chúng ta cũng được sử dụng công nghệ nhưng mới chỉ là những công nghệ đơn giản, miễn phí chứ chưa được sử dụng những công nghệ hiện đại nhất, vì chúng ta không có tiền. Với sự đầu tư cho R&D, tương lai không xa nữa người Việt sẽ được sử dụng những công nghệ Việt không kém thế giới. Chúng tôi đang cố gắng tiến tới điều này!”

Thúc đẩy bằng chính sách

Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động R&D, các DN và nhà nghiên cứu mong Chính phủ sớm thông qua Nghị định hướng dẫn thi hành Luật công nghệ cao. Các cơ quan làm chính sách nghiên cứu và trình Chính phủ cơ chế, chính sách khuyến khích các nguồn lực tham gia hoạt động công nghệ cao (R&D, đào tạo, ươm tạo, sản xuất, dịch vụ công nghệ cao) với mức độ cao nhất của các quy định nhà nước về ưu đãi tài chính, thuế tín dụng ngân hàng, tín dụng chính phủ, ODA, sử dụng đất đai, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, sử dụng dịch vụ công, được tạo thuận lợi về thị trường, về quan hệ quốc tế, về đăng ký bản quyền và bảo vệ sở hữu trí tuệ, cải cách thủ tục hành chính, thu hút nhân tài…


R&D tăng tốc về đích sản phẩm “Made in Viet Nam” - ywuym03w


Hải Thanh
Tin học & Đời sống 167 – Tháng 11.2012

Doanh nghiệp và nền tảng Windows mới

“Được thiết kế để chạy nhanh, mượt mà và tương thích trên cả máy tính cá nhân, máy tính bảng cũng như các thiết bị di động, Windows 8 giúp người dùng kết hợp cả yếu tố giải trí và công việc trên một chiếc máy tính”, đó là những lời chia sẻ của ông Vũ Minh Trí – Tổng Giám Đốc Microsoft Việt Nam tại sự kiện Techdays 2012. Đó là trải nghiệm dành cho người dùng cá nhân. Còn với doanh nghiệp, Windows 8 có thực sự thuyết phục được các doanh nghiệp thực hiện quá trình nâng cấp và đại tu lại hệ sinh thái của mình cho một chiếc lược kinh doanh mới của công ty?

Nâng cao kỹ năng CNTT – TT cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhằm tăng cường năng lực ứng dụng CNTT – TT cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hợp tác cùng Quỹ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN Foundation) triển khai dự án “Phát triển và Nâng cao Kỹ năng CNTT – TT cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực Đông Nam Á” dưới sự tài trợ của Microsoft.

Giải pháp bảo mật dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Symantec vừa ra mắt phiên bản bảo mật Symantec Endpoint Protection Small Business Edition 2013 (SEPSBE 2013) dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giải pháp cho phép doanh nghiệp lựa chọn về dịch vụ được quản lý trên nền đám mây và năng lực quản lý tại chỗ (on-premise) truyền thống trong một sản phẩm bảo vệ thiết bị đầu cuối đơn nhất.

Diễn đàn “Làm gì để thương hiệu Việt đứng vững trong khó khăn?”

Nhằm giúp các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu của mình và đứng vững hơn trong giai đoạn khó khăn hiện nay, Hội sở hữu trí tuệ TPHCM sẽ tổ chức Diễn đàn “Làm gì để thương hiệu Việt đứng vững trong khó khăn?” và Tôn vinh doanh nghiệp vào ngày 14/12/2012, tại TPHCM.

Bộ Microsoft Office mới đã sẵn sàng cho doanh nghiệp

Microsoft vừa thông báo, khách hàng doanh nghiệp trên toàn cầu có thể triển khai bộ Office mới – phiên bản “tại cơ sở doanh nghiệp”, bao gồm Office 2013, Exchange Server 2013, Lync Server 2013, SharePoint Server 2013, Project 2013 và Visio 2013… thông qua chương trình cấp phép Microsoft số lượng lớn (Microsoft Volume Licensing).

Đưa thư điện tử lên những đám mây

Một dịch vụ email tốt là điều cần thiết cho hầu hết các doanh nghiệp và tại sao không để cho người khác quản lý chức năng này và giải phóng nguồn lực CNTT cho những dự án trọng tâm khác. Nếu đồng ý với quan điểm này, bạn nên bắt đầu xem xét việc xây dựng một dịch vụ email ứng dụng điện toán đám mây cho doanh nghiệp của mình.

“Đám mây” chờ chính sách và người dùng thay đổi

“Điện toán đám mây” (ĐTĐM) là công nghệ hiện đang “nổi” được các doanh nghiệp (DN) phần mềm, cung cấp hạ tầng, dịch vụ, sao lưu dữ liệu chú trọng phát triển. Đến nay, hạ tầng, dịch vụ cho ĐTĐM đều đã được các DN chuẩn bị sẵn sàng, chỉ chờ chính sách và sự thay đổi nhận thức của người dùng. Đó là chia sẻ của nhiều DN tại buổi gặp gỡ với báo chí do HCA lần đầu tiên tổ chức nhân sự kiện Business Matching vào giữa tháng 9.

Dán nhãn năng lượng – Nguy cơ thiệt hại nếu chậm chân

Nhiều DN trong nước đến nay hiện vẫn đủng đỉnh trước quy định về dán nhãn năng lượng trên sản phẩm. Đặc biệt nhóm thiết bị văn phòng bắt buộc dán nhãn vào năm 2014 nhưng hầu hết doanh nghiệp hoàn toàn không biết có Luật này. Sự “lệch pha” này khiến các doanh nghiệp có khả năng phải đối mặt với một mức phạt rất cao và bị động trong sản xuất và kinh doanh.

Mai Nguyên Luxury ra mắt phiên bản website dành cho mobile

Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dùng mọi lúc mọi nơi, Mai Nguyên Luxury đã cho ra mắt phiên bản website m.mainguyen.vn dành cho điện thoại di động có sử dụng hệ điều hành.

Độc đáo sản phẩm Mỹ do người Việt R&D

Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp, Công ty Misfit Wearables do Sonny Vũ (Việt Kiều Mỹ) và Jonhn Sculley (cựu CEO của Pepsi và Apple) sáng lập, có trụ sở tại Mỹ vừa cho ra đời sản phẩm Misfit Shine – Một thiết bị đo mức độ vận động cơ thể.