“Điện toán đám mây (ĐTĐM) là giải pháp được hầu hết các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ của Hoa Kỳ ứng dụng. Hiện ĐTĐM là giải pháp giúp các DN, các cơ quan Chính phủ tiết giảm chi phí hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để ứng dụng giải pháp này thành công, đòi hỏi phải có những đảm bảo an ninh, an toàn cho các dữ liệu khi đưa lên “mây”. Bản thân các DN phải rất hiểu về dữ liệu, quy trình quản lý dữ liệu của mình để đưa ra quyết định, loại hình quy trình, dữ liệu nào sẽ được đưa lên “đám mây” và những gì không nên đưa…” đó là chia sẻ của ông Kent Craig, phụ trách mảng Quản trị Tài sản Phần mềm tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO).
Vì sao USPTO chọn dùng “mây”?
Rất ít doanh nghiệp tham gia buổi chia sẻ của USPTO
Sơ đồ các nền tảng yêu cầu của USPTO để ứng dụng ĐTĐM
Để thành công với “mây”? “Ứng dụng điện toán đám mây sẽ đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp vừa và nhỏ? Và làm thế nào để ứng dụng nó thành công trong khi hiện nay các DN Việt Nam rất dè dặt lên mây, bởi họ lo sợ thông tin DN bị chia sẻ…?!” đó là những câu hỏi được các DN Việt Nam đặt ra tại buổi gặp gỡ giữa đại diện USPTO với hội viên HCA ngày 20/9/2012. Ông Kent Craig chia sẻ, thực tế ở Mỹ hiện nay hầu hết các DN vừa và nhỏ đều chọn ứng dụng ĐTĐM. Vì các DN này không có ngân sách để đầu tư xây dựng một hệ thống CNTT riêng. Thay vì đầu tư rải rác các giải pháp, họ đã thuê không gian lưu trữ dữ liệu, không gian phần mềm được tập trung bởi một nhà cung cấp. Nếu việc kinh doanh của DN ngày càng phát triển tất yếu sẽ nảy sinh nhu cầu về nguồn lực dẫn đến khan hiếm nguồn nhân lực. Ứng dụng ĐTĐM, các DN không phải cần nhiều đến nguồn nhân lực, tiết giảm được chi phí, chỉ phải trả cho những thứ mà DN dùng đến. Mô hình này cho phép, các DN vừa và nhỏ, cho cả cá nhân có thể vận hành công việc kinh doanh của họ trên cơ sở đầu tư tối thiểu với mức rất nhỏ. Tuy nhiên, mô hình ĐTĐM không phải là giải pháp cho tất cả các tình huống của DN. Thực tế có một số tình huống lên “mây” là rất tốt cho DN như trong lĩnh vực kinh doanh, nhiều người nghĩ ĐTĐM chỉ đơn thuần là công nghệ nhưng thực tế nó là mô hình kinh doanh từ công nghệ. Trong trường hợp này, DN cần một hệ thống ĐTĐM được bảo mật, an ninh tốt vì kinh doanh dựa vào công nghệ là tương đối phức tạp. Do vậy, khi DN chọn nhà cung cấp giải pháp phải rất thận trọng. Quan trọng hơn cả là bản thân các DN phải rất hiểu về dữ liệu, quy trình quản lý dữ liệu của mình để đưa ra quyết định, loại hình quy trình nào, dữ liệu nào sẽ được đưa lên “đám mây” và những gì không nên đưa. |
Hải Thanh
Tin học & Đời sống 166 – Tháng 10.2012
Do quyết định này được đưa ra trực tiếp từ phía hãng Hàn Quốc nên Apple buộc phải tìm nhà cung cấp thay thế.
Hàng trăm sinh viên các ngành máy tính, tin học, CNTT của các trường đại học khu vực phía Nam như: Bách Khoa, Khoa học Tự nhiên, Công nghệ Thông tin…đã tập trung về trường Đại học Bách Khoa TPHCM ngày 24/11 để nghe các chuyên gia của Công ty CSC Việt Nam giới thiệu, chia sẻ những công nghệ mới nhất trên thế giới hiện nay như: NET/SharePoint, Java, Cloud và Business Intelligence…
Theo báo cáo Cisco Global Cloud Index (2011-2016) vừa công bố, đến năm 2016, lưu lượng mạng qua trung tâm dữ liệu toàn cầu sẽ tăng gấp 4 lần, và lưu lượng lưu trữ đám mây sẽ tăng gấp 6 lần so với năm 2011.
Ngày 20.11, trường ĐH FPT đã tổ chức lễ công bố đạt chứng nhận xếp hạng quốc tế Ba sao (***) theo chuẩn QS Stars – một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho các trường đại học trên toàn thế giới . Đặc biệt, FPT còn là trường ĐH Việt Nam đầu tiên tham gia xếp hạng QS và được trao chứng nhận tại Hội nghị Giáo dục Quốc tế QS APPLE ở Indonesia ngày 16/11 vừa qua.
Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động đã trở thành một trong những ngành công nghiệp “nóng” nhất trong thời gian qua. Hàng trăm ngàn ứng dụng đã được cung cấp cho người sử dụng, đem lại cơ hội kiếm tiền cho các nhà phát triển và các doanh nghiệp. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ Việt Nam tham gia vào thị trường này, việc tìm hiểu các bước chuẩn bị và bí quyết thành công sẽ cần thiết cho doanh nghiệp này chinh phục thị trường toàn cầu.
Chị Trần Thị Nguyên Ngọc hiện là Chuyên gia tư vấn cao cấp tại Công ty Tư vấn P.A.T, chuyên cung cấp các giải pháp quản lý hệ thống thông tin cho doanh nghiệp. Khởi nghiệp từ vị trí của một lập trình viên, sau nhiều năm nỗ lực không ngừng và tìm được hướng đi mới, chị đã thành công với vai trò là một chuyên gia tư vấn cao cấp. Thế Giới Số đã có cuộc trò chuyện với chị về hành trình chị đến với công việc khó khăn nhưng lắm thú vị này.
Google đã chính thức bắt đầu đưa dịch vụ cáp quang Google Fiber vào sử dụng lần đầu tiên tại các khu dân cư của thành phố Kansas.
Dù kinh tế suy thoái nhưng năm 2011 công nghiệp phần mềm (PM) vẫn tăng trưởng mức 10%, với doanh thu đạt 1,17 tỷ USD. Điều này nhờ DN ứng dụng đã dần thông hiểu hơn về phần mềm mình sử dụng, chủ động tìm đến nhà cung cấp giải pháp. Ngược lại, nhà cung cấp giải pháp cả nội và ngoại đã có những nghiên cứu, thấu hiểu những yêu cầu của DN để đưa ra những gói giải pháp phù hợp, bắt kịp xu hướng công nghệ phù hợp với người dùng. Sự thông hiểu lẫn nhau đang tạo ra cơ hội tốt cho PM trong nước và việc CNTT hóa của các DN phát triển.
Các doanh nghiệp nhỏ thường ít khi quan tâm xây dựng hệ thống điện thoại tốt cho doanh nghiệp của mình dù đây là thiết bị hỗ trợ kinh doanh quan trọng. Vậy những điều nào là đáng quan tâm cho doanh nghiệp của bạn khi muốn trang bị hệ thống điện thoại phục vụ cho công việc kinh doanh và phát triển lâu dài với giá thành hợp lý.
ĐTĐM đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trong mọi lĩnh vực như khoa học, kinh tế, y tế, giáo dục và đang là động lực trực tiếp của sự phát triển, hứa hẹn một cuộc cách mạng về năng suất và bảo mật không những cho các doanh nghiệp mà còn nhiều lĩnh vực khác nữa trong mọi mặt đời sống