Phát triển ứng dụng và game di động Việt: Cơ hội rõ nhưng chưa thành công

Doanh thu trực tiếp từ việc bán ứng dụng đăng ký qua điện thoại thông minh và máy tính bảng toàn cầu đã được Canalys dự báo sẽ tăng lên 36,7 tỷ USD vào năm 2015 (năm 2012 ước đạt khoảng 17,5 tỷ USD).Viết ứng dụng cho di động và game có thể nói là một trong những mảng công việc đang được hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm, các chuyên viên lập trình tự do đặc biệt quan tâm. Thế Giới Số đã có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Ngọc Minh, Phó Giám đốc công ty Cổ phần Tin học Phát triển di động Việt, chuyên nghiên cứu và phát triển ứng dụng và game cho các điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad.

Phát triển ứng dụng và game di động Việt: Cơ hội rõ nhưng chưa thành công - image00117
Anh Nguyễn Ngọc Minh, Phó Giám đốc công ty Phát triển di động Việt

 

CƠ HỘI CHƯA PHẢI LÀ TẤT CẢ

Anh có thể cho biết nhận xét của mình về sự phát triển ứng dụnggame cho di động tại Việt Nam hiện nay?

Các ứng dụng phát triển bởi người Việt đã xuất hiện nhiều từ cách đây 2 năm và ngày càng nhiều hơn gần đây, có lẽ lý do là các lập trình viên độc lập Việt Nam nhận thấy đây là nguồn thu nhập rất tốt và đều đặn. Hiện nay phần lớn nhân lực làm game cho di động thực ra đang làm gia công cho các công ty nước ngoài, tỉ lệ nhân lực tự viết game và phát hành có lẽ không nhiều. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tỉ lệ này thông qua Apple App Store hay Android Play Store, đa số game và ứng dụng tự phát hành của Việt Nam là do các lập trình viên độc lập hơn là từ các công ty.

Theo anh, trên thực tế các nhà viết ứng dụng và game Việt có thể chia được miếng bánh doanh thu toàn cầu hấp dẫn đó chăng?

Thị trường luôn dành cho mọi người, tất nhiên mình tham gia càng sớm thì lợi ích mang lại càng nhiều. Nếu chúng ta suy nghĩ thị trường game và ứng dụng trên di động không có chỗ đứng cho doanh nghiệp Việt, chúng ta sẽ bỏ qua “tàu tốc hành” nhanh nhất trong thời đại của smart phone và tablet. Tiềm năng thị trường Việt riêng cho game và ứng dụng di động là khả quan nhưng so với thế giới lại rất nhỏ, vậy nên doanh nghiệp Việt nên bắt đầu từ thị trường nước ngoài trước, sau đó song song hỗ trợ thêm thị trường trong nước. Những năm trước chúng ta chưa có mô hình phát hành và thu tiền, hiện nay chúng ta đã có thể phát hành trực tiếp trên các App Store (hoặc nhờ người nhà ở các quốc gia khác phát hành với Android). Vì vậy hiện nay không còn là giấc mộng mà là một cơ hội rất rõ ràng.

Anh có lạc quan quá không khi nhiều doanh nghiệp hiện nay đều cho biết các ứng dụng của họ viết ra vẫn chưa thu được về đồng nào. Nếu được anh có thể chia sẻ cách bán ứng dụng và game từ chính doanh nghiệp mình?

Theo tôi những game chưa thành công có thể do các lý do như đầu tư phát triển ít (sản phẩm ít chức năng, game chưa hấp dẫn và đẹp mắt, còn nhiều lỗi…), chọn sai nhu cầu người dùng, chưa marketing hợp lý hoặc không xây dựng mô hình kinh doanh trước khi phát triển sản phẩm. Nếu chúng ta cải thiện được những điểm này thì nhất định sẽ thành công lớn. Theo ý kiến cá nhân tôi thì khi phát triển sản phẩm, phải xác định sẽ xây dựng một sản phẩm tương đối tốt so với mặt bằng chung của thị trường, một sản phẩm chưa tốt, nhiều lỗi thì không thể thành công được, cho dù đầu tư nhiều cho marketing. Đánh giá kỹ nhu cầu người dùng, chúng ta có thể biết được thị hiếu người dùng thông qua danh sách 300 ứng dụng bán tốt nhất mà các app store đều cung cấp. Chỉ khi đánh giá hết được nhu cầu thị trường thì mới quyết định phát triển sản phẩm. Cần nhấn mạnh thêm là chúng ta nên tập trung đánh giá nhu cầu thị trường của những nước lớn như Mỹ, Anh, Canada, Úc. Những ứng dụng chưa thành công là do chưa có nghiên cứu thị trường trước khi phát triển sản phẩm hoặc chỉ nghiên cứu thị trường Việt Nam.

Việc đầu tư vào marketing theo tôi không nhất thiết cần nhiều tiền, đầu tư hiệu quả nhất với chi phí thấp là đầu tư vào icon (artwork) của ứng dụng, vào tên sản phẩm, vào từ khoá, vào mô tả sản phẩm và vào screenshot. Tôi đã thấy ứng dụng Việt chất lượng rất tốt nhưng chưa bán được chỉ vì đặt tên sản phẩm chưa hay và khó hiểu. Để thành công, cần xây dựng mô hình kinh doanh (monetization) của sản phẩm từ giai đoạn nghiên cứu và thiết kế sơ bộ. Nếu sau khi phát triển mới xây dựng mô hình kinh doanh thì quá trễ và khó thành công được. Cách hiệu quả và dễ áp dụng nhất là tham khảo mô hình kinh doanh của những sản phẩm đã thành công trong danh sách 300 ứng dụng có doanh thu cao nhất (Top 300 grossing list). Chúng ta không cần và không thể áp dụng mô hình thành công của cả 300 ứng dụng này, nhưng chúng ta có thể chọn ra 1 hoặc 2 mô hình tham khảo phù hợp nhất tùy vào mỗi công ty hoặc nhà phát triển độc lập Việt Nam.

Phát triển ứng dụng và game di động Việt: Cơ hội rõ nhưng chưa thành công - 60gmdf1h

 


QUY ĐỊNH THUẾ CHƯA RÕ RÀNG

Những cản ngại lớn nào đối với các đơn vị chuyên nghiên cứu, phát triển ứng dụng và game cho di động như công ty của anh?

Các nhà phát triển Việt Nam có một thuận lợi rất lớn là chi phí nhân công rẻ, đây là một lợi thế lớn mà chúng ta nên hết sức tận dụng. Cũng như tất cả nhà phát triển khác trên thế giới, có 4 khó khăn chính mà chúng ta luôn phải đối mặt. Thứ nhất, trình độ kỹ thuật và mỹ thuật của nhân lực Việt nhìn chung vẫn chưa được như nhân lực thế giới vì họ đã đi trước mình rất lâu. Thứ hai là ý tưởng và sản phẩm, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng vì nếu chọn sai hướng sẽ dẫn đến đầu tư nhiều nhưng thị trường không chấp nhận. Cái khó tiếp theo là quảng cáo và thu hút người dùng, khâu này chi phí khá lớn nên ít nhà phát triển Việt có thể đẩy mạnh. Trong khi các hãng lớn đã có lượng lớn người dùng nên có thể dễ dàng quảng cáo qua lại giữa các game. Thứ tư là kế hoạch kiếm doanh thu từ người dùng, đây là mảng chúng ta chưa mạnh, nhưng lại rất quan trọng vì phải có doanh thu thì mới tiếp tục phát triển. Hiện nay mô hình kiếm tiền qua freemium (kiếm tiền từ ứng dụng miễn phí) là hình thức phổ biến nhất hiện nay nhưng ít nhà phát triển Việt áp dụng. Ngoài ra còn không ít khó khăn đặc thù với nhà phát triển Việt, như một số thị trường không hỗ trợ nhà phát triển ứng dụng Việt bán trực tiếp (như Android Play Market). Hướng dẫn, văn bản của cơ quan thuế chưa có trong lĩnh vực này cũng làm hạn chế việc phát triển ngành công nghiệp di động.

Anh có thể cho biết cụ thể hơn những khó khăn về các văn bản hướng dẫn thuế mà anh đã đề cập và đâu là hướng có thể giải quyết được?

Hiện Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn về thuế trong lĩnh vực ứng dụng di động nên rất khó để phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp tiềm năng này. Để các công ty không gặp khó khăn về pháp lý vì không có văn bản liên quan, theo tôi chúng ta cần xem xét một số vấn đề sau: Phải coi sản phẩm game + app là một sản phẩm khác với các sản phẩm truyền thống (sản phẩm truyển thống bán sản phẩm, sản phẩm game không bán sản phẩm mà bán quyền sử dụng); Theo kịp mô hình kinh doanh trên thế giới hiện nay là phát hành thông qua các App Store (hoàn toàn khác với mô hình bán hàng truyền thống). Đó là lý do cần có văn bản riêng cho ngành công nghiệp này mà các luật hiện hành không hoặc khó áp dụng, không thống nhất tại các cơ quan thuế khác nhau; Hướng dẫn về các chi phí marketing (trong lĩnh vực này chủ yếu marketing online và từ đối tác nước ngoài); Phải có các cách tính doanh thu, kỳ tính thuế cũng rất đặc thù trong ngành công nghiệp này, vì liên quan đến việc phân phối qua đối tác nước ngoài (chủ yếu doanh thu từ các thoả thuận phân phối với các công ty như Apple, Google, Microsoft, Nokia, RIM …).

Ngoài ra để phát triển ngành công nghiệp game và ứng dụng trên lĩnh vực di động góp phần mang ngoại tệ về Việt Nam, theo tôi chúng ta cần đưa các môn học về ngành di động này vào trường học. Những môn như “Lập trình cho iPhone” và “Lập trình cho Android” nên là những môn học bắt buộc.Những môn học cần thiết khác như “Các mô hình kinh doanh trong lĩnh vực mobile apps + games” cũng nên sớm đưa vào chẳng hạn.

Phát triển ứng dụng và game di động Việt: Cơ hội rõ nhưng chưa thành công - 20e3vydk



Phòng thí nghiệm phát triển ứng dụng di động mLab khu vực Đông Á: Điểm đến của những nhà viết ứng dụng

Ngày 17/9/2012, Phòng thí nghiệm phát triển ứng dụng di động (mLab) khu vực Đông Á đã được khai trương tại khu công nghệ cao TPHCM (SHTP). Đây là dự án do tổ chức infoDev (thuộc ngân hàng thế giới), chính phủ Phần Lan và Nokia tài trợ. mLab hiện đã được triển khai tại 5 khu vực trên thế giới: Đông Phi (Kenya), Nam Phi, Nam Á (Pakistan), Đông Âu (Armenia) và Đông Á (Việt Nam). mLab khu vực Đông Á do 4 đơn vị trực tiếp triển khai là Ban Quản lý khu công nghệ cao TPHCM, ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH FPT và công ty Elcom.

PGS.TS Lê Hoài Quốc, Trưởng ban SHTP cho biết, mLab sẽ cung cấp một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các giải pháp có tiềm năng thương mại hóa, bằng cách cung cấp các thiết bị để thử nghiệm cũng như đào tạo kỹ thuật và các hội thảo về kỹ năng kinh doanh. mLab còn có vai trò như cửa ngõ để vào thị trường địa phương, khu vực và quốc tế và sẽ kết nối các doanh nghiệp với các nhà đầu tư. mLab là một không gian mở, nơi các doanh nhân công nghệ có thể tương tác, làm việc, được truy cập vào các công cụ chuyên môn, triển khai các giải pháp. mLab được điều hành và quản lý bởi các chuyên gia cùng với các nhà phát triển ứng dụng tại địa phương, nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc triển khai và nhân rộng các ứng dụng di động.

mlab sẽ bao gồm các dịch vụ và chức năng: Đào tạo các nhà phát triển ứng dụng di động; Cấp chứng nhận về tính tương thích của các ứng dụng di động; Tổ chức các cuộc thi nhằm thu hút sáng kiến của doanh nghiệp, cá nhân; Tư vấn kinh doanh, giúp nhà phát triển ứng dụng di động hiện thực hóa ý tưởng; Nhân bản các ứng dụng thành công, tất nhiên quyền sở hữu trí tuệ các ứng dụng vẫn thuộc về nhà phát triển; Các thành viên của mLab sẽ được kết nối vào kho kiến thức trong ICT4D (ICT for Development) để được chia sẻ những bài học thành công, thất bại từ cộng đồng ICT4D. Kho kiến thức này cũng có thể phục vụ như là một cơ sở kiến thức của mã nguồn mở cho các nhà phát triển; Nghiên cứu hành vi người tiêu thụ; Tiếp cận tài chính và tiếp cận thị trường.

Phát triển ứng dụng và game di động Việt: Cơ hội rõ nhưng chưa thành công - Mlab4
mLab khu vực Đông Á đặt tại Khu công nghệ cao TPHCM – nơi các doanh nghiệp công nghệ, lập trình viên phát triển ý tưởng, sản phẩm và tìm kiếm cơ hội thương mại



Bạch Đông (thực hiện)
Thế Giới Số 159 – Ngày 19.11.2012

Diễn đàn quốc tế dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp

Ngày 11/1 tới, Diễn đàn quốc tế dành cho các lạnh đạo doanh nghiệp (CEO World Forum 2013) sẽ diễn ra tại TPHCM. Sự kiện được bảo trợ của UBND TPHCM, Bộ Công Thương, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Thương mại quốc tế, Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG cùng Câu lạc bộ CEO&CIO tổ chức.

Internet marketing sẽ phát triển nhanh trong 2013

Internet marketing là lĩnh vực mới đầy tiềm năng, tuy nhiên sự tiếp cận và vận dụng của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này mới ở giai đoạn sơ khai. Các chuyên gia cho rằng, năm 2013 tới sẽ là năm của 3 xu hướng chủ đạo của tiếp thị trực tuyến: tiếp thị qua mạng di động, tiếp thị qua mạng xã hội và tiếp thị qua mạng quảng cáo mà doanh nghiệp cần phải quan tâm để thúc đẩy kinh doanh.

Dịch vụ công trực tuyến – Băn khoăn hiệu quả sử dụng

Từ đầu năm đến nay rất nhiều dịch vụ công đã được triển khai áp dụng vào đời sống người dân như: cấp chứng minh nhân dân điện tử, thu thuế qua mạng, cấp hóa đơn điện điện tử, cấp phép họp báo, hội thảo… Đây được xem là những động thái tích cực của các cơ quan Nhà nước trong việc tiến gần hơn đến Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, những động thái tích cực này vẫn chưa thực sự đồng bộ nên đã gây ra những bất cập nếu không giải quyết sớm sẽ là cản trở lộ trình hướng đến Chính phủ điện tử!

Thương mại điện tử, vấp váp và thời cơ

Dưới góc nhìn của các chuyên gia thì sự sụp đổ của một số website thương mại điện tử (TMĐT) thời gian qua không có nghĩa là lĩnh vực này không phát triển mà qua sự sàng lọc, đã thấy người dùng cần một thị trường trong sạch và hiệu quả.

Biến dữ liệu khổng lồ thành cơ hội kinh doanh

Theo các chuyên gia ước tính, trung bình các dữ liệu kinh doanh tại một công ty sẽ tăng gấp đôi sau 18 tháng. Cụ thể đối với một vài ứng dụng chuyên ngành như bản kê chi tiết cuộc gọi trong ngành viễn thông, dữ liệu có thể tăng gấp 4 lần trong 18 tháng… Dữ liệu đầy lên và nằm rải rác khiến cho việc truy xuất số liệu để phân tích trong kinh doanh đã và sẽ khiến cho nhiều DN mất rất nhiều thời gian mà vẫn không thể chính xác…

Hatachi Data Systems dự báo Top 10 xu hướng CNTT 2013

Ngày 26/12/2012, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc công nghệ của Hitachi Data Systems, ông Hu Yoshida đã chia sẻ những dự đoán của mình về Top 10 xu hướng CNTT sẽ diễn ra trong năm 2013.

Facebook đang kiếm tiền của bạn như thế nào?

Bất chấp thế nào, thì năm 2012 Facebook đang thực sự đặt ra một dấu hiệu thu lời đối với người sử dụng.

20 năm sáng tạo dịch vụ viễn thông – CNTT

VNPT TPHCM vừa tổ chức kỷ niệm “Sắc màu 20 năm phát triển dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin”. Với tiền thân là dịch vụ viễn thông của Bưu điện TPHCM, VNPT TPHCM đã đi qua 20 năm với khá nhiều thành tích và sáng tạo..

Mobile marketing – nhiều dịch vụ để lựa chọn

Việt Nam được xem là một thị trường cốt yếu trong khu vực Đông Nam Á để phát triển các dịch vụ Mobile marketing, với tổng số thuê bao điện thoại di động lên đến trên 165 triệu thuê bao (tỷ lệ tăng trưởng trên 183%). Sự tăng trưởng của điện thoại di động tại Việt Nam tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của số thuê bao di động. Hiện nay, có khoảng hơn 60% người sử dụng Internet qua điện thoại trên tổng số người sử dụng Internet và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng. Việt Nam được xem là một thị trường cốt yếu trong khu vực Đông Nam Á để phát triển các dịch vụ Mobile marketing, với tổng số thuê bao điện thoại di động lên đến trên 165 triệu thuê bao (tỷ lệ tăng trưởng trên 183%). Sự tăng trưởng của điện thoại di động tại Việt Nam tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của số thuê bao di động. Hiện nay, có khoảng hơn 60% người sử dụng Internet qua điện thoại trên tổng số người sử dụng Internet và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng.

CRM giúp ngân hàng chiều “thượng đế”

Công nghệ đã và đang làm thay đổi cách phục vụ cũng như cung cấp dịch vụ của ngân hàng (NH) đối với khách hàng (KH). Kiểu phục vụ truyền thống của NH là ngồi tại chỗ và KH tự tìm đến. KH phải vất vả qua nhiều cửa ải rồi mới tiếp cận được dịch vụ NH mình cần. Nhưng trước sự thay đổi chóng mặt của công nghệ và của thời thế kinh tế, KH sẽ không phải di chuyển mà cứ ngồi tại chỗ sẽ có nhân viên của NH cầm ipad đến chào mời, thực hiện các giao dịch ngay tại chỗ.