Phần mềm quản lý bán hàng online Sapo Go chính thức mở thêm cổng kết nối với sàn thương mại điện tử Tiki nhằm mang lại nhiều tiện lợi hơn cho nhà bán lẻ. Trước đó phần mềm này đã kết nối với Shopee, Lazada và Sendo.
Theo định hướng “Nhà bán lẻ đi tới đâu, Sapo Go hỗ trợ tới đó”, ngày 6/7, Sapo Go chính thức kết nối với Sàn TMĐT lớn thứ 2 Việt Nam – Tiki. Theo đó, các nhà bán hàng trên Tiki có thể kết nối nhiều gian hàng, đồng bộ giá và tồn kho sản phẩm, theo dõi báo cáo tập trung, tiết kiệm thời gian quản lý, vận hành gian hàng trực tuyến, giảm chi phí và nguồn lực, cũng như tận dụng rất nhiều tính năng khác trên Sapo Go.
Cùng với việc công bố hợp tác, Tiki sẽ triển khai chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng của Sapo như: Hỗ trợ mở gian hàng, đăng sản phẩm; Tư vấn, đào tạo miễn phí và đảm bảo sử dụng thành thạo các công cụ trên TiKi trong tháng đầu tiên; Tặng 200.000đ gói quảng cáo trên Tiki; Hướng dẫn gói livestream không giới hạn. Tiki cam kết khách hàng Sapo chuyển đổi số thành công, có đơn hàng đầu tiên trong vòng 30 ngày khi bán hàng trên Tiki.
“Hợp tác kết nối với Tiki nhằm hỗ trợ tối đa các nhà bán lẻ trực tuyến cũng chính là nỗ lực của Sapo trong việc mang tiện ích của hệ sinh thái Sapo tới các tỉnh thành trên cả nước và vươn ra thị trường Đông Nam Á” – bà Lê Thị Dung, Giám đốc Khối Tăng trưởng Công ty Cổ phần công nghệ Sapo cho biết.
Sapo Go là nền tảng quản lý và bán hàng online dành riêng cho các nhà bán hàng trên Facebook và các sàn TMĐT. Ra mắt thị trường từ tháng 8/2019, hiện Sapo Go đã kết nối với 4 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam là Shopee, Lazada, Sendo và nay là Tiki.
Trung tâm nghiên cứu mới ở Tampere sẽ chịu trách nhiệm về phần mềm, bảo mật và dịch vụ.
Hôm nay 3/7, GoViet – nền tảng đa dịch vụ theo yêu cầu tại Việt Nam công bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để trở thành Gojek Việt Nam.
Quyết định bỏ “Corporation” để chuyển sang “Group” cho thấy tập đoàn công nghệ Nhật Bản đang muốn hướng đến những hướng đi mới.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam trong hai năm qua do Trung tâm quản trị của Đại học RMIT và KPMG Việt Nam thực hiện, có 5 nhóm lý do phổ biến dẫn đến những thất bại trong chuyển đổi số ở các doanh nghiệp.
Thông qua nền tảng FIRE-Tech, Propzy.vn mang đến một dịch vụ bất động sản toàn diện kết hợp với dịch vụ tài chính và bảo hiểm.
Đã có 66 công ty tại Việt Nam được công nhận “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2020” (HR Asia Award – Best Companies to Work for in Asia) do tạp chí Nhân sự châu Á (HR Asia) tổ chức, trong đó có nhiều công ty công nghệ như VNG, Oracle Việt Nam, Momo, Lazada Việt Nam, CMC…
Song song với việc tổ chức “Đổi điểm quay số trúng ngay triệu quà” nhân kỷ niệm 1 năm ra mắt, Viettel đồng thời công bố đưa Viettel++ thành công cụ chăm sóc khách hàng cho toàn bộ các công ty thành viên thuộc tập đoàn. Theo đó, tất cả các khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Viettel đều được tích điểm vào ứng dụng Viettel++.
Sau 20 ngày triển khai, chương trình Ủng hộ nông sản Việt trên Ví điện tử MoMo đã bán ra 75 tấn Vải thiều Lục Ngạn; 2.855 kg Gạo ST Xuân Hồng và kêu gọi quyên góp hơn 86 triệu đồng hỗ trợ chi phí đến trường cho con em nông dân khó khăn.
Rất nhiều ngành nghề đang bị thiệt hại nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, song vẫn có những lĩnh vực đang phát triển bất chấp tình hình dịch bệnh. Trong đó tốc độ triển khai mạng 5G c.ó thể thấy là nhanh vượt bậc.
Tuy giảm về số lượng nhưng tấn công ransomware (lấy cắp dữ liệu đòi tiền chuộc) đang có sự chuyển hướng vào doanh nghiệp. Theo Kaspersky, các quốc gia khu vực Đông Nam Á đang mở cửa trở lại sau thời gian giãn cách, vì vậy các doanh nghiệp cần trang bị các biện pháp bảo vệ mình trước, trong và sau nếu bị tấn công ransomware.