Phần mềm kế toán Fast lên “mây”

Sau một thời gian chuẩn bị và xây dựng nền tảng hạ tầng, ngày 8/4, Công ty Cổ phần Phần mềm Fast đã chính thức cho ra mắt thị trường phần mềm kế toán lên “mây”. Sự xuất hiện của phần mềm kế toán lên “mây” này đánh dấu sự thay đổi và bắt kịp xu hướng công nghệ trên thế giới của Fast trong việc cung cấp sản phẩm tới khách hàng…

Tại buổi ra mắt phần mềm kế toán lên “mây”, ông Phan Quốc Khánh, Giám đốc Công ty Phần mềm Fast cho biết, thuật ngữ “cloud computing” – điện toán đám mây ra đời từ giữa năm 2007 trên thế giới. Đây được xem như “làn sóng thần công nghệ”. Vào tháng 9/2008, Việt Nam là nước đầu tiên tại ASEAN tiên phong trong công nghệ đám mây. Với xu thế đó, Công ty Phần mềm FAST đã tập trung nghiên cứu phần mềm quản lý trên nền điện toán đám mây. Tháng 3/2012, FAST giới thiệu Fast Business Online – hệ thống ERP trên nền tảng Web. Vào ngày 8/4/2013, FAST tiếp tục giới thiệu Fast Accounting Online – phần mềm kế toán trên nền điện toán đám mây.
 

Phần mềm kế toán Fast lên “mây” - ongKhanh
Ông Phan Quốc Khánh giới thiệu nền tảng điện toán đám mây

 
“Sự ra đời của phần mềm kế toán trên nền tảng mới này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài chính tốt hơn, với chi phí rẻ hơn, tiết kiệm thời gian, nhân lực, bảo mật an toàn thông tin cao, số liệu chính xác…” ông Khánh nói.
 
Cụ thể, phần mềm kế toán trên nền điện toán đám mây được lập trình trên nền web theo chuẩn HTML5 cho phép người sử dụng làm việc mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị, không phải cài đặt phần mềm kế toán hoặc cài thêm các phần mềm hỗ trợ. Chỉ cần máy tính hay điện thoại kết nối được với Internet là có thể làm việc được. Có thể chạy trên các hệ điều hành khác nhau – Windows, iOS, Android và vì vậy có thể chạy trên nhiều thiết bị khác nhau. Không đòi hỏi phải tải và cài đặt thêm phần mềm khác (ví dụ không phải tải và cài đặt trước Silverlight của Microsoft).
 
Khi khách hàng đăng ký sử dụng phần mềm, do không phải cài đặt tại máy tính của khách hàng nên có thể sử dụng được ngay. Khi có một điểm làm việc mới như: chi nhánh, cửa hàng… thì cũng có thể làm việc được ngay, không đòi hỏi phải cài đặt thêm.
 
Chi phí đầu tư phần mềm luôn là mối quan tâm của người dùng, theo ông Khánh do phần mềm kế toán ứng dụng trên nền điện toán đám mây được cung cấp cho khách hàng dưới dạng dịch vụ nên doanh nghiệp không cần phải đầu tư máy chủ và cài đặt. Chỉ cần đăng ký mua là có thể dùng được ngay. Điều này giảm đáng kể cho chi phí đầu tư hạ tầng ban đầu cũng như việc hỗ trợ/tư vấn trong quá trình vận hành. Doanh nghiệp không cần phải thanh toán một lần mà có thể phân bố thanh toán theo từng tháng, từng quý hay từng năm. Tổng chi phí phải trả trong 1 năm chỉ bằng khoảng 1/3-1/2 chi phí phải trả khi mua phần mềm trọn gói cài đặt tại doanh nghiệp (nếu tính cả tiền lãi, chi phí cho đầu tư phần cứng, bảo hành, bảo trì… thì tổng chi phí phải trả trong một năm chỉ bằng 1/4-1/3 so với mua phần mềm đóng gói).
 
Fast Accounting Online đã được giới thiệu cho gần 100 khách hàng của FAST trải nghiệm từ đầu tháng 3/2013. Đến nay 10% trong số đó đã đăng ký ứng dụng cho doanh nghiệp.
 

Phần mềm kế toán Fast lên “mây” - IMG 5611
Khách hàng đặt câu hỏi

 
Tại buổi ra mắt, nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn về tính an toàn và bảo mật của phần mềm kế toán khi lên “mây”, ông Vũ Anh Tuấn, Tổng Thư ký Hội Tin học TPHCM cho rằng “sử dụng các dịch vụ, sản phẩm trên nền điện toán đám mây đã rất phát triển trên thế giới. Với các công nghệ nền tảng và hạ tầng được cung cấp bởi các đơn vị uy tín các doanh nghiệp có thể yên tâm về vấn đề bảo mật, vì sẽ được các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ cam kết. Quan trọng hơn cả là với nền tảng điện toán đám mây, các doanh nghiệp không phải tốn chi phí đầu tư các trang thiết bị, máy móc, chỉ cần đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp có thể dùng ngay, sử dụng đến đâu trả tiền đến đó, rất tiết kiệm chi phí…”

Diệu Hạnh

 

“Tư vấn CNTT”: nghề hay không nghề?

Tư vấn CNTT ở nước chúng ta hiện nay chưa được xem là một nghề. Nhưng những người làm công việc này vẫn đang ngày đêm âm thầm đóng góp, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tích lũy hơn nửa đời làm việc của mình cho rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước. Xuân về là lúc thư thái hơn, bàn tròn cuối năm về công việc tư vấn CNTT của ba chuyên gia ở những lĩnh vực khác nhau gồm: ông Nguyễn Tuấn Hoa (chuyên tư vấn cho mảng Nhà nước), ông Phí Anh Tuấn (chuyên tư vấn mảng doanh nghiệp), ông Quang Nguyễn (tư vấn độc lập cho nhiều dự án trong và ngoài nước) sẽ mở chiều chia sẻ để mọi người rõ ngành tư vấn CNTT hơn.

“Đánh xứ người” cần thông văn hóa

Đã có mặt ở 7 nước gồm: Nhật, Mỹ, Đức, Singapore, Malaysia và Australia, FPT Software được xem là 1 trong những đơn vị phần mềm Việt Nam “tấn công” thị trường nước ngoài thành công nhất. Nhưng để đến thành công đó, các khó khăn không ít đã chào đón FPT Software, nhất là khi doanh nghiệp Việt Nam luôn yếu thế trên thị trường quốc tế. Ông Nguyễn Thanh Lâm, Tổng Giám đốc Công ty Phần mềm FPT (FPT Software) đã có chia sẻ thẳng thắn và chân tình trong dịp năm mới sắp đến.

Viettel không cấp 550 SIM thuê bao di động trả sau cho cá nhân

Trước vụ việc, báo chí nêu đối tượng Nguyễn Văn Long (Hà Nội) được đăng ký và đứng tên 550 SIM thuê bao di động trả sau của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và việc này là sai quy định, Viettel khẳng định công ty hoàn toàn tuân thủ quy định pháp luật trong vụ việc này.

Fortinet ra mắt thiết bị an ninh mạng thế hệ mới

Ngày 27/03/2013, Fortinet đã ra mắt thiết bị tường lửa thế hệ tiếp theo (NGFW) mạnh mẽ và thông minh nhất với tên mã FortiGate-3600C.

Những dự đoán lớn cho điện toán đám mây

Điện toán đám mây không còn là một người xa lạ trong không gian mạng bởi nó đã thực sự đã trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành công nghiệp internet những năm qua. Trong năm tới, điện toán đám mây đã hoàn toàn sẵn sàng cho khối lượng công việc của các doanh nghiệp và công ty lớn sẽ hoàn toàn “lên mây”. Đó chỉ là hai trong số những dự đoán được đưa ra dành cho năm 2013.

Công bố máy chủ SPARC mới với bộ xử lý mạnh và nhanh

Oracle vừa ra mắt trên toàn cầu danh mục máy chủ SPARC mới với bộ vi xử lý được xếp vào top mạnh và nhanh hiện nay. Đó là SPARC T5 và M5 (thuộc dòng máy chủ SPARC tầm trung và tầm cao), chạy hệ điều hành Oracle Solaris.

Đại Đồng Tiến hoàn tất ứng dụng SAP ERP vào quản lý

Công ty Cổ phần Đại Đồng Tiến vừa làm “Lễ công bố Đại Đồng Tiến hoàn tất ứng dụng giải pháp SAP ERP vào quản lý”. Dự án do Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) triển khai.

Lạc Việt trên đường băng đến thị trường Mỹ

Lạc Việt đang hoàn thiện các thủ tục xin phép đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa phần mềm cho phù hợp với nhu cầu ứng dụng của doanh nghiệp Mỹ… để trong năm 2013, phần mềm “quản trị nguồn vốn nhân lực” có thể “tung hoành” trên đất Mỹ. Dù bận rộn nhưng Tổng giám đốc Công ty Lạc Việt, ông Hà Thân đã rất cố gắng chia sẻ với Tin học và Đời sống về kế hoạch lớn này.

Máy chủ HP đứng đầu thị trường Việt Nam năm 2012

IDC vừa công bố kết quả kinh doanh của các hãng cung cấp máy chủ ở thị trường Việt Nam. Theo đó, Hãng HP đã nắm giữ vị trí Nhà cung cấp máy chủ x86 dẫn đầu ở thị trường Việt Nam, với thị phần trên thị trường đạt mức 44%. Cụ thể, ở phân khúc thị trường máy chủ phiến, HP dẫn đầu với 54,6% thị phần, hơn 38,1 đối thủ cạnh tranh gần nhất; Dẫn đầu phân khúc thị trường máy chủ Rack với 43,4% thị phần, hơn đối thủ gần nhất 17,1 điểm.

Intel Việt Nam –dấu ấn 2012

Intel có thể xem là hãng công nghệ nước ngoài luôn đồng hành với ngành giáo dục đào tạo Việt Nam và có nhiều đóng góp rõ nét nhất trong các chương trình phổ cập tin học đến cộng đồng.2012 là một năm mà Intel Việt Nam đã ghi dấu nhiều mốc son thành công đó. TH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với ông Mai Sean Cang, Tổng Giám đốc Intel Việt Nam để cùng nhìn lại một năm qua cũng như hướng tới mục tiêu chiến lược năm tới.