Nhân lực CNTT: Định hướng “lệch” nên “chệch” nhu cầu

Theo ông Nguyễn Ngọc Bình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, bài toán nguồn nhân lực CNTT được đặt ra cách đây 12 năm (từ năm 2000). Từ đó đến nay có rất nhiều hội thảo, nhiều chương trình, dành cho phát triển nguồn nhân lực CNTT đã được tổ chức và nhiều chính sách ban hành nhưng chất lượng nguồn nhân lực hiện vẫn không nhích lên bao nhiêu!

Thừa quá hóa thiếu

Rất nhiều nguyên nhân khiến nhân lực CNTT vẫn mãi ì ạch được các nhà quản lý, trường, viện, doanh nghiệp đem ra mổ xẻ ở hội thảo “Đào tạo nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực CNTT – TT giai đoạn 2013 – 2015”, do Bộ TTTT và UBND TPHCM tổ chức cuối tháng 12/2012, tại Công viên Phần mềm Quang Trung, TPHCM. Các doanh nghiệp “kêu” về tình trạng nhân lực thiếu và rất yếu kỹ năng, đào tạo không đáp ứng nhu cầu. Hầu hết khi tuyển dụng nhân sự vào, các DN đều phải mất công, sức, chi phí đào tạo lại. Nhưng đau đầu đó là, thực trạng nhân viên được đào tạo xong là “nhảy việc” khiến DN luôn rơi vào tình trạng “hụt” nhân lực. Vừa mất công, mất sức, mất thời gian lại nhận được kết quả “nhân viên bỏ đi” khiến nhiều DN cảm thấy nản! Mặc dù, các DN cũng đã kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp, mong Nhà nước hỗ trợ chính sách đào tạo nhưng tình hình vẫn không cải thiện được là bao.

Những nhà làm quản lý, ban hành chính sách cũng “rối trí” bởi áp lực từ doanh nghiệp, thị trường. Dù các nhà quản lý cũng đã rất nỗ lực ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường nhưng thực tế có những chính sách “chưa đi” vào cuộc sống hoặc “đã đi” nhưng “đi” chưa tới cùng, nên tình trạng nhân lực CNTT thiếu và yếu, “ì ạch như rùa”.

Trong khi đó, các nhà đào tạo là những người cung ứng nguồn nhân lực (NNL) cho xã hội cũng rơi vào thế “bí”. Bởi các trường, viện không chỉ đào tạo, cung ứng NNL cho riêng lĩnh vực CNTT mà còn phải đào tạo cho rất nhiều ngành nghề khác. Hàng năm các trường phải tự đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh trong khả năng của mình, thậm chí không đủ khả năng cũng cố tuyển sinh cho đạt mục đích kinh doanh mà không có cơ sở dữ liệu từ nhu cầu xã hội để làm căn cứ. Nhức đầu hơn, do định hướng xã hội phải có bằng cấp cao mới đáng hãnh diện nên nhà nhà đua nhau thúc con cái phải thi cho bằng được vào đại học. Và hệ lụy dẫn đến là, các trường cũng đua nhau xin liên thông, liên kết quốc tế, đào tạo nháo nhào, cho “ra lò” nhiều kỹ sư dở thầy dở thợ. Thực tế nhu cầu lại không cần thầy, mà cần những người thợ lành nghề, biết làm việc chứ không phải số đông cầm sách vở “chỉ tay năm ngón”! Nói như Thứ trưởng, Bộ TTTT, Trần Đức Lai “thật đau lòng khi chứng kiến có những cháu sinh viên ra trường hai, ba bằng đại học khi đi xin việc không ai nhận. Có những người là Tiến sĩ, Kỹ sư phải đi làm công nhân dưới xưởng, trực máy, bảo dưỡng. Hàng năm báo cáo tỉ lệ sinh viên ra trường rất cao, toàn khá, giỏi… ” Thứ trưởng cho biết: “Tỷ lệ lao động trình độ đại học, trung cấp, liên thông của các nước tiên tiến là 1 đối 10. Trong khi đó, tỷ lệ của chúng ta là 1, 0,9 và đối hai (tức là NNL trình độ cao của chúng ta quá lớn, không đáp ứng thực tế nên dẫn đến thực trạng nhân lực “thừa vẫn cứ thừa và thiếu vẫn cứ thiếu”. Có thể nói, định hướng xã hội hiện nay đang “lệch” nên “chệch” nhu cầu.

Nhân lực CNTT: Định hướng “lệch” nên “chệch” nhu cầu - DSC06372

Thứ trưởng Bộ TTTT Trần Đức Lai


Trách nhiệm của các “nhà”

Theo Thứ trưởng – Trần Đức Lai: “đến nay dưới góc độ quản lý của Bộ TTTT, các đơn vị quản lý trực thuộc của Bộ cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo thực chất vẫn chưa trả lời được câu hỏi: Nhu cầu xã hội cần bao nhiêu nhân lực CNTT? Những số liệu thống kê nhân lực CNTT hiện đang làm việc trong các lĩnh vực phần mềm, phần cứng, các DN ứng dụng… đều là tự nhiên được phân loại theo nhu cầu của xã hội, chứ không phải dựa trên nguồn dự báo”.

Thứ trưởng cho rằng, muốn có NNL đủ về số lượng và đáp ứng về nhu cầu chúng ta phải trả lời được câu hỏi “dự báo về nhu cầu nhân lực như thế nào? Đặt đầu bài ra sao cho các trường?”. Đây là những câu hỏi mà theo Thứ trưởng không phải là mới chỉ là nhắc lại, nhưng rõ ràng bao nhiêu năm qua chúng ta vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vấn đề ở đây có những mâu thuẫn: nếu yêu cầu chỉ tiêu như thế này, thế kia cho các trường sẽ rất khó, vì nhà trường còn phải phụ thuộc vào nhiều chỉ tiêu khác nữa. Nhưng nếu ngành CNTT không đưa ra những nhu cầu rõ ràng mà cứ để các trường đào tạo ồ ạt ra sẽ khó mà có kết quả đáp ứng nhu cầu. Lĩnh vực CNTT ứng dụng trong sử dụng hàng ngày là vô cùng lớn, nhưng chúng ta mới chỉ thấy có nhu cầu còn thực tế hàng năm xã hội cần cụ thể là bao nhiêu, cần tăng trưởng bao nhiêu hoàn toàn không có dữ liệu. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải có định lượng được NNL cần. Và vấn đề này là trách nhiệm của nhà quản lý!”.

Nhân lực CNTT: Định hướng “lệch” nên “chệch” nhu cầu - DSC06373


Thứ trưởng băn khoăn về việc phân loại lực lượng lao động trong xã hội hiện nay. Có hai loại lao động gồm: lao động chất lượng cao và lao động phổ thông. Nhưng việc phân loại và xác định nhu cầu về hai loại lao động này vẫn chưa thực hiện được, mặc dù vấn đề này cũng đã được đề cập đến rất nhiều.

Ông Trần Ngọc Bình cho rằng, nhu cầu nhân lực vẫn là xuất phát từ các DN. Các DN hãy chủ động NNL của mình và tăng cường đến đặt hàng nhà trường để NNL được đào tạo ra đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng. Hiện nay các DN mới chỉ đang “lướt ván” lao động, tức là chỉ tập trung vào một số trường và chỉ cấp học bổng cho những em sinh viên xuất sắc, còn những em khác không có trách nhiệm gì. Khi Nhà trường liên hệ với DN cho các em sinh viên này đến thực tập có rất ít DN sẵn sàng. Theo khảo sát của Sở TTTT TPHCM về mức độ tương tác giữa DN với nhà trường trong năm 2012 rất tệ: 27% doanh nghiệp CNTT và 5% doanh nghiệp ứng dụng CNTT nhận thực tập viên. Ông Bình nhấn mạnh “các DN cần tăng cường hơn nữa vai trò hàn lâm của mình đối với Nhà trường, thì mới mong cải thiện tình hình!”

Ông Bình khá bức xúc về “bản thân nội bộ giữa các trường cũng không chịu hợp tác với nhau. Mặc dù đã có những kêu gọi các Hiệu trưởng, các Trưởng khoa CNTT hãy đoàn kết nhau lại để cùng nhau trao đổi, chia sẻ những vấn đề về đào tạo nhân lực nhưng cũng không có hiệu ứng gì. Giải quyết tình trạng này là trách nhiệm của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ TTTT cần ngồi lại với nhau. Không thể để mãi thực trạng nhân lực CNTT như thế này”…

Nhân lực CNTT: Định hướng “lệch” nên “chệch” nhu cầu - Nguonnhanluc


Có thể nói, hội thảo “Đào tạo nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực CNTT – TT giai đoạn 2013 – 2015” đã được các cơ quan quản lý, trường, viện, DN đánh giá và nhìn nhận rất thẳng thắn và thực tế về các nguyên nhân gây ra thực trạng yếu kém của nhân lực CNTT hiện nay. Song, điều mà chúng ta đang cần cấp thiết hiện nay đó là “hành động” để có NNL cung ứng cho thị trường thế giới đang thiếu hụt 1,5 triệu nhân lực phần mềm và cần khoảng 10 triệu nhân lực CNTT vào năm 2020. Quan trọng hơn, chúng ta cần có NNL thực hiện các mục tiêu của Đề án “Sớm đưa Việt Nam thành nước mạnh về CNTT vào năm 2020” mà Nhà nước đã đặt ra. Mong rằng, 2013 sẽ là năm “hành động” của các Nhà vì lợi ích chung cần một NNL chất lượng cho xã hội.

Sẽ có chuẩn kỹ năng CNTT – TT trong năm 2013

Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TTTT Nguyễn Trọng Đường cho biết, hiện Bộ TTTT đang tiến hành thực hiện Xây dựng hệ thống chuẩn kỹ năng về CNTT và sẽ ban hành trong năm 2013. Chuẩn kỹ năng này được xây dựng nhằm đưa ra khung kiến thức và kỹ năng chung về CNTT, làm thước đo giúp người học xác định năng lực hiện tại của mình và lộ trình để đạt được các cấp độ cao hơn; Giúp các cơ sở đào tạo có định hướng cập nhật, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; Giúp các cơ quan, đơn vị sử dụng nhân lực đánh giá đúng về năng lực cán bộ của mình từ đó có kế hoạch phân công, sử dụng và đãi ngộ hợp lý; Giúp cơ quan quản lý có được thông tin đầy đủ, chính xác về hiện trạng NNL CNTT, từ đó có các cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả để phát triển NNL đảm bảo CNTT. Chuẩn kỹ năng CNTT của Việt Nam sẽ được xây dựng tương đương với trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới. Dự kiến việc xây dựng chuẩn kỹ năng cho nhân lực CNTT Việt Nam trên cơ sở tham khảo các chuẩn kỹ năng CNTT đang được sử dụng phổ biến như ITSS của Nhật và EUCIP của Châu Âu. Xây dựng chuẩn kỹ năng CNTT cơ bản: trong đó, mô tả chi tiết các kiến thức, kỹ năng CNTT cơ bản dành cho người sử dụng. Xây dựng chuẩn kỹ năng CNTT chuyên nghiệp: trong đó mô tả chi tiết các kiến thức, kỹ năng CNTT cần có cho kỹ sư, chuyên gia về CNTT. Xây dựng hệ thống xếp bậc nhân lực CNTT. Đồng thời với việc xây dựng hệ thống chuẩn kỹ năng CNTT, cần có một hệ thống sát hạch, cấp chứng chỉ kỹ năng CNTT vận hành song song nhằm mục đích đánh giá năng lực của nhân lực CNTT trên cơ sở tham chiếu với các tiêu chí được đưa ra trong hệ thống chuẩn kỹ năng CNTT tương ứng…
Hầu hết các trường, viện, các DN đều rất ủng hộ Bộ TTTT là cần thiết phải có hệ thống chuẩn về kỹ năng CNTT để làm cơ sở đánh giá cho khách quan càng sớm càng tốt.


Hải Thanh
Tin học & Đời sống tháng 1&2.2013

CNTT góp phần đổi thay thành phố Đà Nẵng

Trong bối cảnh Chính phủ vẫn siết rất chặt chi tiêu công khiến nhiều địa phương phải “án binh bất động” trong các dự án đầu tư cho ứng dụng CNTT thì Đà Nẵng lại nổi lên là một tỉnh, thành “mạnh tay” chi tiêu cho CNTT. Đa số các dự án được triển khai đều hướng đến đời sống dân sinh của người dân như: lắp đặt xây dựng WIFI miễn phí, quản lý xe buýt, quản lý chất lượng nguồn nước, lắp camera theo dõi hoạt động mãi lộ của Cảnh sát giao thông… CNTT đã và đang thực sự đổi thay Thành phố Đà Nẵng.

Doanh nghiệp sẽ phải tiếp nhận xu thế di động

“Doanh nghiệp cẩn trọng với xu thế di động là đúng, nhưng không nên gạt bỏ nó, mà hãy từng bước tiếp nhận xu thế này” – đó là khẳng định của ông Alex Ong, Giám đốc Symantec tại Việt Nam trong bảng công bố kết quả khảo sát hiện trạng di động toàn cầu năm 2013 do Symantec thực hiện đối với 3.236 doanh nghiệp thuộc 29 quốc gia.

BYOD – 2013 sẽ được đón nhận nhiệt tình hơn

Năm 2012 chứng kiến nền kinh tế toàn cầu hồi phục chậm chạp. Có người nói rằng chi tiêu dành cho CNTT năm tới sẽ tăng lên, người nói giảm. Một số khác cho rằng các doanh nghiệp gia công phần mềm sẽ cắt giảm nhân viên, nhưng có người lại bảo doanh nghiệp đó sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng xu hướng BYOD (Bring your own device) đã có những bước đệm cần thiết để thực sự được đón nhận rộng rãi trong năm 2013.

CNTT cần những “công nhân”

Số hóa dữ liệu, xử lý hình ảnh, gia công các quy trình doanh nghiệp (BPO)…là những công việc đang ngày càng có xu hướng tuyển dụng nhiều trong năm 2013 cũng như những năm kế tiếp. Nhân lực CNTT không chỉ là các kỹ sư và chuyên viên trình độ cao như mọi người vẫn tưởng, thị trường hiện đang rất cần các “công nhân CNTT”.

Fast ra mắt phiên bản mới phần mềm Accounting 11

Fast Accounting là phần mềm kế toán, được Công ty Cổ phần Phần mềm Fast xây dựng từ năm 1997. Phần mềm nay đã có hơn 8.500 khách hàng sử dụng. Kế thừa những tính năng ưu thế từ phiên bản cũ và kết hợp cùng với công nghệ mới, ngày 26/2 Fast đã cho ra mắt phiên bản Accounting 11.

Dự án CMO đã sẵn sàng triển khai cho các ngân hàng trên toàn quốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố Dự án “hệ thống Quản lý và Phát hành kho quỹ theo hướng tập trung tại Ngân hàng Trung Ương” (Dự án CMO) do Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) triển khai thành công và sẵn sàng triển khai trên toàn quốc…Đây được coi là bước tiến mới trong việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ của toàn hệ thống Ngân hàng Trung ương tại nước ta.

Dự báo xu hướng điện toán đám mây năm 2013 tại Việt Nam

Ngày 22/1/2013, VMware – đơn vị chuyên về hạ tầng ảo hóa và đám mây đã đưa ra dự báo của hãng về những xu hướng điện toán đám mây năm 2013 sẽ làm thay đổi nhận thức, ứng dụng CNTT, cũng như các phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Vinaphone – Mobiphone – Viettel vi phạm quản lý thuê bao di động trả trước

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý thuê bao di động trả trước, Bộ TTTT và Bộ Công an đã phối hợp đối soát số liệu thông tin thuê bao di động trả trước sử dụng Chứng minh nhân dân (CMND) do Công an TP.HCM cấp để đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước đối với mạng Viettel – Vinaphone – MobiPhone đã phát hiện rất nhiều vi phạm của ba ông lớn này trong vệc quản lý thuê bao di động trả trước.

Tôn Đông Á tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ bằng Oracle E-Business Suite

Tôn Đông Á vừa chính thức công bố chọn giải pháp Oracle E-Business Suite để tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ các phòng ban trong phạm vi toàn công ty, nhằm hỗ trợ công việc kinh doanh cũng như mở rộng hệ thống phân phối.

Nhiều hoạt động của HCA tiến tới Đại hội nhiệm kỳ 2013 – 2017

Ngày 21/1/2013, Hội tin học TPHCM (HCA) đã có buổi sinh hoạt đặc biệt với báo chí và hội viên của Hội để tổng kết các hoạt động nhiệm kỳ 2007 -2012 và lấy ý kiến đóng góp, rút kinh nghiệm cho kỳ Đại hội tới 2013 -2017. Đại diện các doanh nghiệp Lạc Việt, Global CyberSoft, EXA, Sao Bắc Đẩu… đã có nhiều ý kiến góp ý cho HCA rất bổ ích.