Ngành gỗ và nội thất cần tư duy lại mô hình sản xuất trong thời đại số

Dù tình hình kinh doanh thuận lợi trong nhiều năm, ngành gỗ - nội thất tại Việt Nam vẫn cần tiếp tục có tầm nhìn xa hơn để hòa nhập vào công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy năm 2018, ngành gỗ Việt Nam cán mức xuất khẩu 8 tỉ USD, và trong 7 tháng đầu năm 2019, đạt kim ngạch xuất khẩu 5,7 tỷ USD tăng hơn 17% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, tín hiệu khả quan khi tỉ lệ doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm 57%, 43% là của các doanh nghiệp FDI.

Những thách thức mới

Bên cạnh đó, liên tục nhiều năm ngành gỗ Việt Nam luôn giữ vững tốt độ phát triển, đứng vị trí thứ 5 thế giới về sản xuất gỗ. Theo dự đoán, cùng với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP) các đơn hàng cho các nhà sản xuất và xuất gỗ Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng mạnh và tiếp tục là một trong những trung tâm sản xuất gỗ của thế giới.

Ngành gỗ và nội thất cần tư duy lại mô hình sản xuất trong thời đại số - 178A3676

Ông Nguyễn Chánh Phương, phó chủ tịch Hội Mỹ Nghệ và Chế biến gỗ TP HCM, cho rằng dù có những thành tựu ấn tượng, các doanh nghiệp (DN) trong tương lai vẫn sẽ đối mặt với nhiều thách thức, cần phải được giải quyết sớm ngay từ bây giờ. Đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp FDI, nhu cầu tiêu dùng nội thất có dấu hiệu chững lại, các xu hướng tiêu dùng thay đổi, giá nhân công tăng cao nhưng năng suất vẫn thấp.

“Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các DN vẫn phải tiếp tục đổi mới và tư duy lại mô hình sản xuất. Có thể thấy nền tảng số hóa đang thay đổi rất lớn đến công nghiệp chế biến, quản trị, thiết kế, mua bán hàng hóa… Kinh doanh online cũng đang là một xu thế bắt đầu lan dần vào ngành gỗ nội thất làm thay đổi nhanh chóng cách thức thiết kế sản phẩm và cách sản xuất sản phẩm” – ông Phương đánh giá.

Theo ông Trần Việt Tiến, Ban thường vụ Hội Mỹ Nghệ và Chế biến gỗ TP HCM, nếu nhìn ngược lại quá trình phát triển ngành gỗ ở Việt Nam, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các thế hệ DN làm gỗ xuất khẩu đời đầu những năm 2000 với hiện nay. Nếu trước đây, doanh nghiệp chỉ cần diện tích từ 1.000 mét vuông trở lên với vài chục nhân công và máy liên hợp thì đã thấy bề thế, thì hiện nay nhiều doanh nghiệp lớn hàng trăm công nhân, máy móc thiết bị hiện đại, đa dạng mẫu mã, khả năng trung bình mỗi năm đạt doanh thu cả chục triệu USD.

“Nhiều người vẫn nghĩ giá như ngay từ đầu họ đầu tư hẳn máy móc thiết bị, nhà xưởng thì bây giờ đã “ngon lành”. Nhưng cũng phải nói lại, thời đó không có thông tin, mọi người đều phải tự mò mẫm thực hiện trong cái ao làng, mọi thứ quá mới mẻ và xa xôi. Nhưng ngày nay đã khác, các doanh nghiệp đứng trước lựa chọn phải thay đổi, phải chuyên môn hóa sâu rộng trên bình diện tổng thể các công đoạn chứ không chỉ riêng trong sản xuất như trước” – ông Tiến cho biết.

Thoát khỏi cái khuôn gia công

Theo ông Tiến, các hình thức bán hàng mới qua các kênh online đang đòi hỏi doanh nghiệp phải tính đến việc chuyển đổi tư duy sản xuất của mình. Có thể nói đây là khâu mà các DN ngành gỗ Việt Nam cần lưu tâm vì hiện tại hầu hết các DN vẫn chỉ đang sản xuất và xuất khẩu theo các đơn hàng đặt sẵn là chính, với gần 90% các DN là gia công thụ động. Thực tế việc số hóa trong ngành gỗ là không dễ nhưng với sức ép hiện nay buộc các DN phải thay đổi dần.

Ngành gỗ và nội thất cần tư duy lại mô hình sản xuất trong thời đại số - DSC8015

Đơn cử, để tham gia thương mại điện tử, các sản phẩm gỗ nội thất với kích thước cồng kềnh rất khó khăn cho việc vận tải ngay cả với những quốc gia có ngành vận tải tốt như Mỹ. Do vậy với hàng online phải đảm bảo là có thể tháo lắp được, đóng gói gọn ghẽ vào thùng, không tốn quá nhiều diện tích và chi phí khi lưu kho…, nói chung là thích ứng với khâu logistic của các hãng thương mại điện tử. Chẳng hạn, khi Amazon tự động hóa khâu Logistic của mình, các nhà cung cấp sản phẩm tham gia cũng phải được chuẩn hóa quy trình, cách thức sản xuất, sản phẩm để tham gia bán hàng online.

Tổng giá trị sản xuất gỗ nội thất của thế giới là 140 tỷ USD, trong khi giá trị hàng hóa đến tay người tiêu dùng là 450 tỷ USD. Như vậy hơn 300 tỷ USD giá trị là nằm ở các khâu thiết kế, thương hiệu, phân phối. Giá trị thương mại lớn hơn rất nhiều giá trị sản xuất. Thông qua tận dụng các kênh thương mại điện tử hiện nay, các DN Việt Nam hoàn toàn có thể gia tăng các giá trị thương mại cho mình, điều mà trước đây không thể làm được. Nếu như 20 năm qua các DN chỉ khai thác giá trị từ sản xuất, thì nay nhân cơ hội chuyển đổi số, khả năng mở ra với DN khai thác các giá trị thương hiệu còn bao la hơn nhiều.

“Doanh nghiệp phải thích ứng và thể hiện cho khách hàng thấy rằng mình có khả năng làm hàng online thì mới có thể tham gia bán hàng online. Nó đòi hỏi sự thay đổi tư duy kỹ thuật để giải quyết vấn đề, giải pháp lắp ráp, giải pháp bao bì, bản vẽ hướng dẫn sử dụng… DN không có tư thế sẵn sàng sẽ gặp nhiều khó khăn” – ông Tiến nói.

Bên cạnh đó, một điểm mạnh vốn có của VN nằm ở các nhà sản xuất linh hoạt. Sản xuất linh hoạt hoàn toàn có thể đáp ứng các mẫu thiết kế cho các sở thích khách hàng khác nhau, có thể hướng tới cá nhân hóa nhu cầu của khách hàng. Quá trình số hóa cũng đang đặt ra 2 xu hướng lớn là cá nhân hóa và tự động hóa sản xuất. Hiện nay trong ngành gỗ – nội thất số lượng doanh nghiệp thích ứng cho tự động hóa còn ít. Dù có nhiều doanh nghiệp đang bắt đầu nhưng một hình dáng tự động hóa hoàn chỉnh có tính đại diện cho ngành thì vẫn còn khiêm tốn.

Theo ông Tiến, nền tảng tự động hóa hoàn toàn có thể giúp cho việc đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa của khách hàng cao hơn trong điều kiện hệ thống các thiết bị, nguyên liệu, quy trình đã được chuẩn hóa từ đầu vào đến đầu ra. Các công nghệ mới hiện tại có thể giúp nhà sản xuất tạo ra một hệ thống thiết kế và sản xuất linh hoạt, tối ưu vật liệu, tích hợp và tùy chỉnh đa dạng phục vụ cho nhu cầu cá nhân hóa sản phẩm. Nếu sản xuất tự động số lượng lớn tạo thành giá rẻ là bình thường thì việc cá nhân hóa được trên nền tảng tự động hóa sẽ mở ra nhiều tiềm năng.

“Đây là các mô hình mới trong tương lai nhưng cũng không gọi là quá xa vời, nếu ai làm sớm được sẽ tạo thành các lợi thế: vừa tạo năng suất cao, vừa cá nhân hóa. Việc này đòi hỏi các DN phải có những chiến lược bài bản, đào tạo nguồn nhân lực tốt vốn đang khan hiếm hiện nay, phát triển khả năng thiết kế tốt sản phẩm… Phải có niềm tin, cái gì mình chưa làm nên xem là cơ hội chứ không phải là mối đe dọa” – ông Tiến phân tích.

Ngành gỗ và nội thất cần tư duy lại mô hình sản xuất trong thời đại số - 178A3645

Đừng để công nghệ là gánh nặng

Làm việc cùng nhiều DN nghề gỗ, ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tin học TP HCM cho rằng, các DN trong ngành gỗ có nhiều tiềm năng đổi mới để ứng dụng các giải pháp tự động hóa trong quản lý dữ liệu sản xuất. Các thiết bị, cảm biến trong máy móc cũng đã giảm giá thành rất nhiều so với trước đây, việc thu thập thông tin dữ liệu đang vô cùng rẻ, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp tự động hóa trong quản lý dữ liệu sản xuất, qua đó giúp tăng khả năng cạnh tranh và giảm các tổn thất.

Đơn cử, trong quản trị sản xuất ngành gỗ với các công đoạn trải dài khi bộ phận kinh doanh tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng cho đến tính toán giá thành phục vụ sản xuất, tiến hành sản xuất đơn hàng và theo dõi tiến độ, bảo trì, quản lý thiết bị, giá thành sản phẩm…, các khâu này nếu bị tách rời sẽ làm gián đoạn thông tin. Ngược lại, khi được kết nối trong một hệ thống trên môi trường Internet, thông tin thông suốt sẽ giúp việc sản xuất nhanh hơn, tính toán giá thành, nguyên vật liệu tức thời, ngay cả khách hàng cũng có thể theo dõi được tiến độ của đơn hàng.

“Đừng nghĩ chuyển đổi số là điều gì quá to tát, mà hãy nên áp dụng từng bước một, từng công đoạn phù hợp với nhu cầu, đặc biệt là với hàng loạt các DN nhỏ và vừa hiện nay vốn có nguồn lực hạn chế. Việc đầu tư vượt quá nhu cầu và nguồn lực sẽ lãng phí và có thể trở thành gánh nặng. Yếu tố con người cũng rất quan trọng, bởi việc áp dụng công nghệ có thể làm mất đi vai trò của một số nhân sự khiến họ phản đối chuyển đổi. Về cơ bản các giải pháp kỹ thuật cho việc chuyển đổi là không quá khó, ngay cả  máy móc cũ đều có thể tận dụng được với các giải pháp tự chế. Quan trọng là cần những tư duy đổi mới cũng như tinh thần hợp tác giữa các DN. Có lúc chúng ta thừa năng lực sản xuất, có lúc thiếu, vì vậy nếu các DN có thể phối hợp sản xuất sẽ giúp cùng nhau nâng cao năng lực cạnh tranh” – ông Tuấn đánh giá.

Samsung Galaxy A51 chính thức bán ra, 6.700 đơn đặt tại FPT Shop

Ngay hôm nay 27/12, smartphone sở hữu bộ 4 camera Galaxy A51 chính thức lên kệ, 6.700 đơn đặt trước tại FPT Shop được nhận qùa trị giá, 1,5 triệu đồng.

MobiFone có lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 6.078 tỷ đồng

Với rất nhiều biến động nội bộ trong năm 2019, nhưng MobiFone đã công bố kết quả kinh doanh khá ổn với mức lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 6.078 tỷ đồng, hoàn thành 100,5% kế hoạch năm, tăng 3,5% so với năm 2018.

Viettel lọt vào nhóm 50 thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới

Theo Bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 5 năm của Brand Finance, chỉ có hai thương hiệu viễn thông có mặt bao gồm Viettel (Việt Nam) và Spectrum (Mỹ). Trong đó Viettel xếp hạng thứ 49 về tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh trên thế giới trong vòng 5 năm.

Nếu tin vào năng lực và muốn giữ uy tín, hãy thôi sao chép AirPods (rút)

Từ lâu, các nhà sản xuất điện thoại Android đã bị cáo buộc sao chép iPhone của Apple. Ở đó, chúng ta thấy vô số smartphone xuất hiện với các yếu tố đến từ Apple từ notch cho đến toàn bộ thiết kế. Nhưng giờ đây, họ lại tiếp tục xu hướng sao chép sản phẩm khác của Apple: AirPods.

Quà túi đeo, balo khi mua tai nghe và loa Bluetooth của Sony dịp Tết

Sony công bố những tai nghe, loa Bluetooth được yêu thích và bán chạy năm 2019, và sẽ có nhiều phần quà tặng cho khách hàng khi mua sản phẩm trong dịp Tết sắp tới.

Khi thành phố bị ransomware tấn công, toàn bộ cơ sở hạ tầng có nguy cơ bị xâm phạm

Theo Bản tin bảo mật của Kaspersky, 2019 là năm của các tấn công ransomware vào những thành phố lớn, khi có ít nhất 174 thành phố với hơn 3.000 tổ chức đã bị tấn công, tăng 60% so với năm 2018.

Viettel vào top 50 thương hiệu có giá trị tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong vòng 5 năm qua

Tháng 12/2019, Brand Finance – công ty định giá thương hiệu toàn cầu công bố Viettel nằm trong 50 thương hiệu có giá trị tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong vòng 5 năm qua.

OPPO khuyến mãi không tưởng: mua 1 tặng 1

OPPO cùng Thế Giới Di Động triển khai ưu đãi độc quyền “không tưởng” trong ngành hàng samrtphone trước nay: Mua 1 OPPO Reno2 F, Tặng 1 OPPO Reno2 F.

Samsung tặng Galaxy A51 Phiên bản “Tự Hào Việt Nam” cho Đội tuyển Bóng đá Nam và Nữ

Samsung đã trao tặng điện thoại Galaxy A51 Phiên bản Đặc biệt “Tự hào Việt Nam” cùng các phụ kiện (đồng hồ Galaxy Watch Active 2 và phiếu quà tặng 10 triệu đồng) cho toàn bộ các thành viên của cả hai đội tuyển bóng đá nam và nữ vừa đoạt huy chương vàng Seagames vừa qua.

Ứng dụng số hóa, Viettel Post dẫn đầu Top 10 công ty Vận tải và Logistics uy tín năm 2019

Theo xếp hạng của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố, Viettel Post vươn lên giữ vị trí nhất bảng trong Top 10 công ty Vận tải và Logistics uy tín năm 2019, nhóm ngành Giao nhận, kho bãi và chuyển phát…