Mỹ – Trung thương chiến: Công nghệ Việt Nam tăng và lo

Căng thẳng gần đây giữa các nền kinh tế lớn Mỹ - Trung khiến thương mại và đầu tư toàn cầu giảm tốc. Trong bối cảnh đó, thị trường Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận độ tăng trưởng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực chậm lại, nhưng lại có một số mặt hàng tăng đột biến cả về xuất và nhập, đặc biệt là mặt hàng máy tính, điện thoại, linh kiện, đồ điện tử.

Tại hội thảo Đối đầu thương mại Mỹ -Trung diễn ra trong tháng 7/2019, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến căng thẳng kéo dài trong cuộc đối đầu này. Đó là cuộc cạnh tranh chiến lược lâu dài Mỹ – Trung, vấn đề quan trọng của sở hữu trí tuệ (Mỹ đánh vào các công ty công nghệ của Trung Quốc chủ yếu liên quan đến sở hữu trí tuệ), và thâm hụt thương mại. Mỹ đã áp dụng nguyên tắc tự vệ thương mại và nguyên tắc cân bằng thương mại của WTO. Mỹ cũng muốn Trung Quốc thay đổi cơ cấu nền kinh tế. Vì vậy đây là cuộc đối đầu quyết liệt, không dễ dàng chấm dứt trong thời gian ngắn.

Mỹ đã áp lên Trung Quốc mức thuế 25%, ban lệnh cấm các công ty công nghệ Mỹ làm ăn với công ty Trung Quốc. Phía đại lục cũng đáp trả với mức áp thuế lên những mặt hàng của Mỹ là 20%, giảm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ, tăng rào cản với các công ty Mỹ, kích thích đầu tư trong nước. Dù vậy, tình hình vẫn cho thấy, Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn, trong quý 2 vừa qua chỉ tăng 6,3% – mức thấp nhất của Trung Quốc trong 30 năm qua.

Thị trường chứng khoán toàn cầu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong tháng 5, sau khi tổng thống Donald Trump tuýt còi, ban hành lệnh cấm các công ty công nghệ Mỹ làm ăn với các công ty Trung Quốc, thị trường chứng khoán thế giới và cả Việt Nam đều giảm điểm. Thị trường tài chính thế giới được dự đoán sẽ còn tiếp tục biến động mạnh mẽ nếu sự đối đầu giữa Mỹ – Trung tiếp tục leo thang.

Sự tăng và nỗi lo

Mỹ - Trung thương chiến: Công nghệ Việt Nam tăng và lo - 2(1)

Trong tình hình khó khăn chung toàn cầu, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn về thương mại và đầu tư. Việc xuất khẩu của Việt Nam trở nên khó khăn hơn, chỉ tăng 7,1% trong 6 tháng qua so với mức tăng 17,6% của cùng kỳ năm ngoái. Hai thị trường xuất khẩu của Việt Nam là Trung Quốc và EU gần như không tăng, thậm chí giảm (xuất khẩu Việt Nam sang EU giảm 4%).

Đối với thị trường Mỹ, trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trường xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng lên 27,4%. Nhưng điều này lại càng khiến Việt Nam khó xử hơn vì như đã biết, chúng ta đang trong giai đoạn muốn bớt đi thặng dư thương mại với Mỹ, mặt khác lại muốn thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn càng làm cho thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng lên. Năm 2019, Mỹ đã điều chỉnh tiêu chí đưa các nước vào danh sách theo dõi, và Việt Nam nằm trong 21 nước bị theo dõi vì thâm hụt tiền tệ. Việt Nam hiện đã chạm 2 trên 3 điều kiện mà Mỹ đưa ra, bao gồm: thâm hụt thương mại, thặng dư lớn; cán cân phá giá tiền tệ; và can thiệp thị trường ngoại hối liên tục. Chúng ta hiện đang ngấp nghé điều kiện thứ 3, vì vậy theo TS Cấn Văn Lực, chính phủ Việt Nam phải hết sức cẩn trọng, bởi trong tháng 9 tới Mỹ sẽ rà soát lại 2 lần một năm về vấn đề này.

Điều đáng nói là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm nay chủ yếu là điện thoại, linh kiện và máy tính, còn hàng tiêu dùng, thực phẩm thì tăng chưa nhiều trừ gỗ. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, linh kiện – điện thoại tăng 81,7%, điện tử – máy tính tăng 76,2%, tiếp đến là gỗ và các sản phẩm gỗ 32,4%. Trong khi đó, một sự trùng hợp đáng suy ngẫm, Việt Nam lại nhập khẩu từ Trung Quốc rất nhiều, đặc biệt mảng điện tử – máy tính – linh kiện đã nhập tăng đột biến hơn 69,8% trong 6 tháng đầu năm nay, máy móc thiết bị phụ tùng cũng tăng 26%. Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế đưa ra cảnh báo, nếu Việt Nam nhập từ Trung Quốc nhiều hơn một số mặt hàng nào đó có nghĩa là bất thường.

Một sự chuyển động cần chú ý khác của thị trường Việt Nam trong khoảng thời gian này là dòng đầu tư FDI. Trong top 11 nước có nguồn đầu tư FDI lớn vào Việt Nam thì Trung Quốc đứng thứ 7, nhưng nếu kết hợp với Hồng Kông thì nhóm này lên vị trí thứ 5. Số liệu cho thấy đang có một sự dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc và Hồng Kông sang Việt Nam rất rõ ràng, tăng lên đến 276% và chiếm tỷ trọng 41% trong tổng số đăng ký FDI của Việt Nam. Về chuỗi cung ứng, Việt Nam cũng là 1 trong 5 nước bị tác động nhiều nhất.

Trung Quốc nâng rào cản nhập khẩu, bảo hộ DN trong nước

Phân tích về chính sách của Trung Quốc và những tác động đến kinh tế, thương mại của Việt Nam, ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, xu hướng các chính sách của Trung Quốc là chủ trương tự do hóa thương mại, từng bước mở cửa thị trường. Quốc gia này cũng đang từng bước hoàn thiện pháp luật tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm, hay các chính sách thương mại biên giới. Là nước láng giềng, nên những chính sách này vừa tác động trực tiếp, vừa gián tiếp lên Việt Nam.

Ông Tô Ngọc Sơn cho biết thêm,  trước năm 2008, Trung Quốc áp dụng 3 hình thức nhập khẩu tại biên giới Trung Quốc – Việt Nam. Đó là Nhập khẩu trao đổi cư dân biên giới; Thương mại tiểu ngạch và Thương mại chính ngạch. Theo hình thức tiểu ngạch, các DN của Trung Quốc đăng ký tại khu vực biên giới được phép nhập khẩu hàng hóa qua các hình thức tiểu ngạch và được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế VAT, 50% thuế nhập khẩu của hải quan. Nhập khẩu trao đổi cư dân biên giới thì hoàn toàn được miễn các loại thuế này. Nhưng sau năm 2008, Trung Quốc đã xóa hình thức nhập khẩu tiểu ngạch, chỉ còn lại nhập khẩu trao đổi cư dân biên giới và chính ngạch. Chính vì vậy lâu nay DN đã lợi dụng hình thức nhập khẩu trao đổi cư dân biên giới với mức 8.000 nhân dân tệ/ngày thay thế cho hình thức tiểu ngạch để được hưởng ưu đãi thuế VAT và thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên hiện nay, với chính sách mới yêu cầu chất lượng cao của hàng hóa, Trung Quốc đã siết lại những quy định của nhập khẩu trao đổi cư dân biên giới, yêu cầu hàng hóa phải tuân thủ đảm bảo chất lượng. Cơ quan hải quan tăng cường siết chặc ở khu vực biên giới, nên gần đây đã không còn chuyện các thương lái hay DN Việt Nam cứ thoải mái có hàng gì chở lên biên giới là bán được, trao đổi được. Thay vào đó các DN chúng ta muốn xuất hàng vào Trung Quốc phải sản xuất theo chất lượng cần tuân thủ. Dự đoán trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ chỉ còn áp dụng hình thức nhập khẩu chính quy, những hình thức khác không còn đất dụng võ.

Dệt may là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung từ năm 2018 đến nay đã làm ngành dệt may Việt Nam gặp rất nhiều thách thức. Nếu trước đây ngành sợi của Việt Nam mỗi năm xuất khẩu trên 3 tỷ USD, trong đó có 2,4 tỷ USD vào thị trường Trung Quốc, thì nay ngành sợi Việt Nam không xuất được vào Trung Quốc, hoặc với số lượng rất nhỏ. Thậm chí, Trung Quốc còn đang khuyến khích DN của mình xuất khẩu sản phẩm sợi ngược lại vào Việt Nam. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tuy không phá giá nhưng thuế VAT đầu vào của họ là 17%, trong khi Việt Nam chỉ 10%, nên mức chênh lệch này chúng ta không theo được. Mặt khác, sản phẩm dệt may Trung Quốc bị Mỹ áp thuế 25%, vì vậy phía Trung Quốc bắt các DN Việt Nam phải giảm 15% họ mới mua. Chưa dừng lại ở đó, ông Giang còn cho biết, Hiệp hội đã bắt đầu nhìn thấy việc vận chuyển bất hợp pháp, các DN Việt Nam đã bắt tay với DN Trung Quốc để nhập những mặt hàng từ Trung Quốc, đóng gói tại Việt Nam và xuất đi các nước – đây đang là vấn nạn nhà nước cần có biện pháp kiểm soát triệt để.

Mỹ - Trung thương chiến: Công nghệ Việt Nam tăng và lo - 1(2)

Doanh nghiệp vừa nghe ngóng vừa luyện năng lực

Trước những cơ hội và cả thách thức này, theo TS Cấn Văn Lực, trách nhiệm rất lớn thuộc về Chính phủ và các bộ ngành, phải biết sàng lọc để có những lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam. Về phía doanh nghiệp, cần phải để tâm nghe ngóng và dõi sát tình hình, làm sao để có thể biến thành cơ hội cho doanh nghiệp mình, kết hợp nâng cao năng lực cạnh tranh với hai vũ khí đột phá của doanh nghiệp là con người và công nghệ. Trong cuộc chơi mới này, doanh nghiệp cần chú trọng đến chất lượng, giá cả, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, vì các nước ngoài rất quan tâm đến an toàn thực phẩm. Tăng khả năng chống chịu với những tác động bên ngoài cũng là điều quan trọng doanh nghiệp cần trang bị cho chính mình.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất của Việt Nam, hiện tại họ rất thiếu về đội ngũ nhân lực chuyên về quản trị và công nghệ phần mềm, các nhà thiết kế cho các sản phẩm mẫu để bán hàng OEM từ thương hiệu của DN, nguồn lực công nghệ kỹ thuật, nhân sự quản trị hệ thống đánh giá khách hàng, và người có tầm nhìn chiến lược, hiểu được các luật chơi thương mại, hiệp định thương mại… Vì vậy đây chính là cơ hội cho những nhân tố chất lượng cao phát huy thế mạnh, tài năng của mình.

Bạch Đông

Asanzo kiện báo Tuổi Trẻ dù “không muốn phải đối đầu”

Trong thông cáo phát đi về việc khởi kiện báo Tuổi Trẻ, Công ty Asanzo cho rằng dù “không muốn phải đối đầu với một cơ quan truyền thông hùng mạnh bậc nhất, không còn con đường nào khác ngoài việc khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Facebook quý 2/2019: tăng trưởng mạnh, nộp phạt xong vẫn còn cả đống tiền

Đây chính là lý do để giới phân tích tỏ ra ngán ngẩm với khoản phạt kỷ lục 5 tỷ USD mà Facebook phải nộp sau phán quyết của Bộ thương mại Mỹ – FTC.

Dòng TV khung tranh của Samsung có thêm phiên bản với giá dễ tiếp cận người dùng

Samsung Việt Nam vừa mang đến cho người dùng những lựa chọn dễ tiếp cận hơn với dòng TV khung tranh thông qua phiên bản QLED Frame Q68R có 3 kích thước lựa chọn 49 inch, 55 inch và 65 inch có giá bán lần lượt 27,9 triệu đồng, 35,9 triệu đồng và 53,9 triệu đồng.

Huawei Mate 30 k

Hiện tại, Huawei đang chuẩn bị ra mắt điện thoại thông minh Huawei Mate 20 X 5G mới đang được mong đợi tại Trung Quốc, đây là thiết bị hỗ trợ 5G đầu tiên của Huawei tại nước nhà. Tuy nhiên các thông tin về chiếc flagship Huawei Mate 30 chủ lực của vẫn được chú ý.

Đừng nghĩ theo hướng đã biết, hãy tư duy môi trường làm việc tương lai

Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), vào năm 2025, sẽ có khoảng 42.8 triệu lao động tại Việt Nam sẽ chịu tác động trực tiếp của quá trình Công nghiệp 4.0, trong đó 31 triệu lao động cần phải được đào tạo lại hoặc thay đổi nghề nghiệp của họ.

Doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon Global Selling thắng lớn ngày Prime Day 2019

Là sự kiện mua sắm thường niên lớn nhất dành riêng cho các thành viên Prime của Amazon, Prime Day 2019 là dịp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tung nhiều mặt hàng xuyên biên giới.

(Tin đã có 2 ngày qua) ASUS ROG Phone II: Boss mới của chiến trường game phone

ROG Phone II, smartphone đầu tiên trên thế giới được trang bị Snapdragon 855 Plus mạnh nhất thời điểm hiện tại, GPU Adreno™ 640 được ép xung sẵn 15%, RAM 12GB, chip nhớ UFS 3.0 512GB… là phiên bản kế thừa mạnh hơn của Asus ROG.

Nếu cứ ngó lơ phân khúc tầm trung, Apple sẽ lãnh hậu quả

Thời quan qua đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các khách hàng lâu năm đang thay đổi chu kỳ nâng cấp iPhone của họ, và bây giờ có thể có một số bằng chứng để chứng minh điều đó.

VinaPhone ra 4 gói cước Data mới tùy chọn theo nhu cầu

Bộ 4 gói cước Data Bundle mới của VinaPhone giá cước từ 79 ngàn đồng bao gồm gói M1 – Kết nối, M2 – Giải trí, M3 – Thể thao, M4 – Game, tương ứng với các nhu cầu chủ yếu của khách hàng khi online trên di động như bật Zalo, xem MyTV, FIM+, SCTV thể thao, chơi game Liên quân … không giới hạn.

Xiaomi lọt vào danh sách Global 500 của Fortune

Trong danh sách nổi tiếng Global 500 của tạp chí Fortune năm nay, Xiaomi lần đầu tiên lọt vào và là công ty trẻ nhất, đứng thứ 468, với doanh thu 26.443,5 triệu USD và lợi nhuận ròng là 2.049,1 triệu USD trong năm tài chính vừa qua.