Mũi nhọn nào cho CNTT Việt

Lĩnh vực nào là thế mạnh của CNTT Việt Nam đến năm 2020 khi công nghiệp phần cứng chưa thấy lối, công nghiệp phần mềm phát triển manh mún, các doanh nghiệp (DN) lớn trong lĩnh vực này đa phần làm gia công cho nước ngoài. Gia công được xem là thế mạnh của Việt Nam nhưng chúng ta không thể cạnh tranh với Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Mũi nhọn nào cho CNTT Việt - Mr le thanh tam1

Ông Lê Thành Tâm, Tổng Giám đốc IDG Vietnam cho rằng dịch vụ nội dung số Việt Nam còn nhiều khả năng phát triển


Nội dung số có thể là lựa chọn?

Báo cáo hiện trạng công nghiệp nội dung số (NDS) được công bố trong Sách trắng năm 2012 cho thấy, lĩnh vực NDS mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, song tốc độ tăng trưởng vẫn ấn tượng. Năm 2011, doanh thu lĩnh vực này tăng 25% so với năm 2010, đạt 1,16 tỷ USD. Sự tăng trưởng này phần nhiều là do doanh thu dịch vụ nội dung trên mạng di động và nội dung trực tuyến. Lĩnh vực nội dung trên mạng di động được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, trong khi doanh thu từ dịch vụ viễn thông di động có xu hướng chững lại. Hiện, Việt Nam có gần 500 DN tham gia thị trường NDS với hơn 60.000 lao động, tăng gần 9.000 lao động trong năm 2011. Đây là lĩnh vực đạt được tăng trưởng mạnh về năng suất (19.352 USD/người/năm) và mức lương bình quân (5.267 USD/người/năm).

Tổng doanh số của các đơn vị theo từng lĩnh vực trong các năm 2010 và 2011 (2012 chưa có số liệu đầy đủ)

Mũi nhọn nào cho CNTT Việt - bang

Nội dung số có doanh số tăng cao nhất 70% và là lĩnh vực có 100% đơn vị tăng trưởng tuyệt đối.


Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hầu hết các lĩnh vực CNTT đều gặp khó khăn về thị trường thì NDS lại có rất nhiều lợi thế để phát triển. Lợi thế của NDS không chỉ về thị trường mà còn có hạ tầng rất tốt. Các dịch vụ truyền hình, game, quảng cáo, thương mại điện tử, chính phủ điện tử…đang cần sự góp sức của NDS.

Hệ thống phát thanh, truyền hình đã phát triển mạnh, phủ sóng khắp lãnh thổ và cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú đến người dân trên khắp đất nước với 67 đài phát thanh – truyền hình (kênh chính thức). Dịch vụ truyền hình trả tiền cũng đang phát triển khá nhanh. Truyền hình cáp vẫn là dịch vụ có số lượng nhà cung cấp đông nhất (47) và số thuê bao nhiều nhất (2,5 triệu). Truyền hình số mặt đất với 5 nhà cung cấp và 2 triệu thuê bao trong khi truyền hình số vệ tinh mới chỉ có 3 nhà cung cấp với 500.000 thuê bao. Nhà cung cấp dịch vụ VSTV chiếm áp đảo thị phần thuê bao với 2 loại hình truyền hình số vệ tinh (60%) và truyền hình cáp (48%).

Mật độ người sử dụng Internet đạt 35.7% (với 30,5 triệu người).  Đặc biệt, số thuê bao băng rộng 3G đã đạt con số 16 triệu thuê bao, chiếm khoảng 12% tổng số thuê bao di động. Số thuê bao Internet băng rộng có tăng nhưng không đáng kể. Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia có tăng trưởng mạnh về số người dùng Internet, đến cuối năm 2011, Việt Nam xếp thứ 6 khu vực Châu Á về số lượng người sử dụng Internet, với 30,5 triệu người dùng, đứng trên Philipines, Thái lan, Malaysia. Việt Nam cũng xếp thứ 11 châu Á về số người sử dụng mạng xã hội facebook với 3,1 triệu người sử dụng…

Ông Lê Thanh Tâm, Tổng Giám đốc IDG Việt Nam cho rằng, với những lợi thế về thị trường, hạ tầng hiện nay là xu hướng để Việt Nam đẩy mạnh phát triển dịch vụ NDS, có thể đưa NDS làm thế mạnh của Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Mũi nhọn nào cho CNTT Việt - y6yvz5jm


Bắt tay để qua bất cập

Nhưng để NDS phát triển, theo ông Tâm cần phải giải quyết các bất cập về hiện trạng hiện nay tại Việt Nam. Việt Nam có trên 30 triệu dân dùng Internet nhưng hầu hết là để đọc báo, xem tin tức, chat, nghe nhạc, chơi game… Giá trị doanh thu NDS đem lại chỉ khoảng 3 tỷ USD. Doanh thu này chủ yếu là từ trả phí sử dụng Internet, chi phí doanh thu từ truyền thông, quảng cáo, báo chí, nhạc số, phim số… rất ít. Trong khi đó, Thái Lan chỉ có 18 triệu người dân dùng Internet nhưng giá trị, doanh thu từ Internet đem lại cho họ từ 4,5 đến 5 tỷ USD.

Tương tự đối với mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay, 70% doanh thu từ mạng xã hội thuộc về DN nước ngoài. Dịch vụ giải trí như game hầu hết là nhập khẩu hoặc được làm lại đưa về Việt Nam. Chỉ có vài sản phẩm game do DN Việt Nam phát triển nhưng từng có thời kỳ chịu cảnh ngắc ngoải, khó khăn! Trước đây công nghệ cơ bản là sách, đĩa nhạc truyền thống chủ yếu trên nền tảng Android giờ hầu hết chuyển sang Digital.

Chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi hiện nay, trên 64 tỉnh thành của Việt Nam có đến hơn 200 kênh truyền hình. Bình quân mỗi tỉnh thành có 2 kênh (gồm kênh chính thức và kênh giải trí). Ở các thành phố lớn như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… mỗi thành phố có từ 8 đến 9 kênh. Nhưng nội dung chiếu trên các kênh giải trí của Việt Nam hiện nay hầu hết phải đi thuê hoặc mua của nước ngoài về chiếu lại. Nội dung lặp đi lặp lại hoặc được chỉnh sửa chiếu từ kênh này qua kênh khác. 80% phim và các clip quảng cáo của Việt Nam phải đem sang Thái Lan, Hàn Quốc làm kỹ xảo, chỉnh sửa rồi mới đem lại về Việt Nam chiếu. Người dân ở Malaysia, Philiphin, Thái Lan có rất nhiều lựa chọn dịch vụ truyền hình như: kênh truyền thống, trả trước, tự dựng hoặc xem sau…Trong khi đó, 100% người dân Việt Nam hầu hết xem truyền hình mà không có lựa chọn nào khác. Mặc dù, sau dịch vụ truyền hình IPTV nhưng số thuê bao chưa cao.

Theo ông Tâm, muốn phát triển thị trường dịch vụ NDS tương đồng với các nước phát triển, ngoài thị trường đã có, hạ tầng hoành tránh cần có thêm cái “bắt tay” của chính sách. Chính sách phải cởi mở hơn nữa để giúp DN phát triển. Các năm vừa qua có rất nhiều Nghị quyết, Nghị định, chính sách tương đồng với sự phát triển của NDS nhưng mức độ về bảo hộ SHTT của Việt Nam so với các nước  rất thấp. Nhà nước cần có các chính sách bảo vệ các DN làm NDS, giúp họ yên tâm phát triển. Việc đăng ký sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giá cần được quan tâm, cần có cơ chế khuyến khích DN đăng ký. Việc cấp phép cho các DN thuê kênh, đường truyền phải đồng bộ, tránh có sự không đồng đều giữa các khu vực trong nước.

Ông Tâm tin rằng, nếu có cái “bắt tay” từ chính sách của Nhà nước, dịch vụ NDS Việt Nam sẽ phát triển như vũ bão vào năm 2015 – 2016. Mức độ truy cập Internet sẽ tăng 60% (năm 2020), tương đương với doanh thu sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD (đánh giá của IDG).

Mũi nhọn nào cho CNTT Việt - digitalmediatree


Hải Thanh
Tin học & Đời sống 166 – Tháng 10.2012

Học quy trình sản xuất phần mềm theo tiêu chuẩn quốc tế

Các khoá học sẽ do chuyên gia trong nước và nước ngoài có kinh nghiệm giảng dạy, với thời lượng 5 ngày/khoá đào tạo, được tổ chức theo hình thực đào tạo tập trung. Địa điểm và thời gian diễn ra các khoá học là Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng, từ tháng 12/2012 đến 6/2013.

Hệ thống an ninh giám sát chưa được đầu tư và sử dụng hiệu quả

“Hệ thống an ninh giám sát chưa được đầu tư và sử dụng một cách hiệu quả nhất, các công ty, doanh nghiệp thường dùng phần cứng mà chưa ứng dụng nhiều phần mềm, chưa kết nối với hệ thống khác…” đó là đánh giá của ông Trần Trọng Vinh, Chủ tịch Hiệp hội An ninh chuyên nghiệp châu Á – Phân hội Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Biển Bạc.

Giám sát biển quảng cáo theo thời gian thực

Công ty Quảng cáo & Marketing Mặt Trời Vàng đã đưa ra công nghệ giám sát tình trạng biển quảng cáo thời gian thực. Theo đó, khách hàng có thể ngồi tại văn phòng, tại nhà, quán café mà nhìn thấy hiện trạng tấm biển quảng cáo và hình ảnh thương hiệu của mình. Điều này đặc biệt hữu ích tại các thời điểm thời tiết xấu cần phải kiểm soát hoặc rất phù hợp để chia sẻ thông tin tại các cuộc giao lưu, cuộc họp.

Giải pháp Oracle Business Accelerators đã sẵn sàng mở rộng

Để giúp các doanh nghiệp quy mô vừa đang phát triển có thể nhanh chóng xây dựng được độ linh hoạt thông qua triển khai các ứng dụng hiện đại ở cấp độ doanh nghiệp lớn, Oracle vừa công bố sự sẵn sàng mở rộng của Oracle Business Accelerators (OBA) dành cho Oracle’s JD Edwards EnterpriseOne (OJDEEO).

Sao Bắc Đẩu – Cisco – NetApp giúp người dùng hiểu hơn về ảo hóa

Ba đơn vị gồm Sao Bắc Đẩu – Cisco – NetApp vừa cùng tổ chức hội thảo “Workplace of the future – Môi trường làm việc của tương lai” tại hai thành phố HCM và Hà Nội, nhằm giới thiệu những thuận lợi của ảo hóa máy tính và giải thích làm thế nào giải pháp của Cisco và NetApp có thể trực tiếp giải quyết các quy trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép chuyển đổi kinh doanh thông qua việc đổi mới công nghệ, đem lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh để gia tăng hiệu suất làm việc…

Tăng tốc triển khai CMMI và ISO 27001 – Chuyên nghiệp hơn để thành công

Chỉ sau 2 năm (thực hiện tháng 9/2010) Ban quàn lý các dự án công nghiệp CNTT (BQLDA), Bộ TTTT triển khai dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) xây dựng, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn CMMI” đến nay đã có thêm 12 DN làm CMMI (gấp 10 lần so với 10 năm về trước, năm 2000 cả nước có khoảng hơn 10 DN), trong đó, 1 DN đạt chứng chỉ level 5 và 11 DN đạt level 3. Dự án tiếp tục được mở rộng dự kiến đến 30/9/2014 có thêm khoảng 20 DN nữa triển khai CMMI. Quá trình triển khai CMMI có nhiều bài học thành công cũng như thất bại mà các DN có thể tham khảo để rút kinh nghiệm cho mình.

Sản xuất phần cứng, đã nhìn thấy hướng đi

Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification-công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến) đang được rất nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý trong và ngoài ngành CNTT quan tâm. Hiện công ty TEKDE đã và đang nghiên cứu, mua chip RFID của nước ngoài về, thiết kế và sản xuất đầu đọc RFID. Một nghiên cứu và phát triển chíp RFID khác mang tầm quốc gia đang được TPHCM thực hiện. Nếu các dự án này thành công sẽ thúc đẩy nhu cầu ứng dụng rất lớn tại VN. Tin học và Đời sống có cuộc trao đổi với TS.Nguyễn Tư Nguyên, Giám đốc TEKDE về quá trình nghiên cứu và phát triển RFID của TEKDE…

Website du lịch: Tạo ra để có thêm lợi nhuận

Hầu hết các doanh nghiệp du lịch đến nay đều đã có riêng cho mình một website. Tuy nhiên, website của các doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức độ thông tin cần biết… Tin học & Đời sống có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tri Huy, Giám đốc công ty Giải pháp Phần mềm S.W.E.E.T (công ty chuyên về thiết kế web và ứng dụng trực tuyến, tư vấn giải pháp CNTT, Kinh doanh phần mềm…) về việc quản lý và ứng dụng website cho các mục đích nâng cao chất lượng và quảng bá du lịch.

Nhà sáng lập Misfit Wearables – Sonny Vũ: Khác Silicon Valley, tôi không muốn chỉ gia công ở VN…

Là một người Việt được “huyền thoại kinh doanh” John Sculley đánh giá là “nhà lãnh đạo thích ghi cao”, Sonny Vũ đại diện cho lớp doanh nhân trẻ Việt Nam đam mê và đầy sáng tạo. Với những điều đã làm và đang dốc sức xây dựng tại Việt Nam, hi vọng rằng anh sẽ thành công trong việc cinh phục thị trường thế giới trên nền tàng nghiên cứu và phát triển tại quê hương mình.

Oracle công bố Oracle Tuxedo 12c

Oracle vừa ra mắt phiên bản Oracle Tuxedo 12c mới cung cấp tập hợp tính năng toàn diện nhất cho các hoạt động Phát triển, Triển khai và Quản lý các ứng dụng C/C++/COBOL trong các môi trường Trung tâm Dữ liệu và Điện toán Đám mây.