Cơ sở dữ liệu cho việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa có thể do con người nhập vào hoặc cơ chế tự động, hoặc cả hai. Vậy việc quét mã QR và ứng dụng công nghệ Blockchain đóng vai trò và bảo đảm quy trình sản xuất cùng chuỗi liên kết thế nào?
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa và vai trò của mã QR
Thuật ngữ “truy xuất nguồn gốc” được dịch từ cụm từ tiếng Anh origin traceability, có nghĩa là “Khả năng truy vết nguồn gốc” hay nôm na là có thể truy ngược lại theo vết tích đến tận gốc để biết sản phẩm đã được làm ra ở đâu và như thế nào. Chúng ta quen dùng cụm từ “truy xuất nguồn gốc hàng hóa” theo nghĩa truy ra xuất xứ nguồn gốc của sản phẩm.
Ví dụ, với con cá thì trứng cá phải nở ở Việt Nam chứ không phải mua cá con giống ở nước khác về nuôi rồi xuất khẩu, cũng tương tự như thế với điều, hồ tiêu, phôi thép, vải may mặc và nhiều sản phẩm khác.
Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng giúp ngăn ngừa những nguồn cung cấp nước ngoài núp bóng lợi dụng ưu thế của Việt Nam đưa hàng vào, dán nhãn có xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam được ưu đãi. Bên cạnh yêu cầu số một về nguồn gốc hàng hóa có một yêu cầu quan trọng khác là chất lượng của hàng hóa. Chất lượng sản phẩm phản ánh thông qua quy trình sản xuất và chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền.
Yêu cầu tra cứu nhanh được đáp ứng bằng cách soi mã QR dán trên từng sản phẩm bằng điện thoại thông minh. Thông qua mã này, người mua có thể truy cập vào hệ thống chứa dữ liệu về nguồn gốc của sản phẩm này và nhận được những thông tin cần thiết.
Cũng nên có đôi lời về mã QR này. Nhiều người cho rằng thông tin về nguồn gốc hàng hóa được ghi luôn trên mã QR. Điều này không đúng vì mã QR (Quick Response – Phản hồi nhanh) chỉ là mã đóng vai trò khóa truy cập vào CSDL của mặt hàng mà nó là thuộc tính định danh, y chang như số CMND của một công dân vậy. Mã QR là một dạng mã vạch in kiểu ma trận có số lượng tổ hợp khác nhau lên tới 2 lũy thừa 132 nên có thể nói rằng tất cả các con tem in mã QR trên toàn thế giới trong vài trăm năm tới không có một mã nào trùng nhau!
Quét mã QR
Vấn đề tiếp theo được quan tâm là dữ liệu được ghi vào CSDL hàng hóa như thế nào? Do con người nhập vào hay cơ chế tự động? Câu trả lời rất đơn giản: có thể do con người cập nhật hay cơ chế tự động hoặc cả hai. Vấn đề nằm ở chỗ cách nào nhanh hơn, chính xác hơn, kinh tế hơn mà thôi. Thực tế cho thấy, trong thời đại số, sử dụng các thiết bị số (ở đây là các IoT) đi cùng với các phần mềm chuyên dụng cho quản lý và điều khiển quá trình sản xuất luôn nhanh hơn, chính xác hơn và kinh tế hơn, trừ phi người sản xuất muốn đưa vào ý kiến cá nhân của mình để che giấu một thực tế nào đó.
Để đảm bảo tính logic của những thông tin được cung cấp và khả năng kết nối, xâu chuỗi những tác vụ liên quan đến từng sản phẩm, từng nhà sản xuất, công nghệ Blockchain đã được áp dụng để xây dựng các hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa và trở thành giải pháp mẫu mực cho mục tiêu này.
Bockchain “khóa cứng” quy trình
Blockchain là công nghệ cho phép “khóa cứng” quá trình đã diễn ra như thế nào thì giữ nguyên như thế, không ai có thể thay đổi được. Đầu tiên, blockchain được phát triển xuất phát từ yêu cầu cần một cơ chế tin cậy để quản lý các giao dịch tiền ảo Bitcoin giữa các bên mà không thông qua ngân hàng. Sau vài năm hoạt động, hàng triệu giao dịch Bitcoin trên thế giới diễn ra không bị sai sót nhờ công nghệ Blockchain. Phân tích tính ưu việt này, người ta nhận ra rằng blockchain còn có thể ứng dụng để giám sát nhiều quy trình diễn ra trong thực tế, không chỉ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng mà còn trong rất nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, dịch vụ công,…
Vậy công nghệ Blockchain được ứng dụng trong xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa với ví dụ cụ thể trong nông nghiệp như thế nào?
đối với các cây ngắn ngày (như rau màu) theo từng vụ tại địa điểm xác định.
Các sản phẩm của đơn vị sản xuất đều đã gắn mã QR. Mã này được quét tại từng công đoạn trong toàn chuỗi giá trị đến khi tới tay người tiêu dùng.
Công nghệ Blockchain gán mã hệ thống của blockchain (hash code) lên tất cả các công đoạn của chuỗi liên kết cho sản phẩm mang mã QR. Điều này cho phép hệ thống xác định chính xác trạng thái của sản phẩm trong từng thời điểm như hàng đã đóng gói, hàng đã chuyển, hàng đã bán,… Ứng dụng công nghệ Blockchain cho phép chúng ta nắm được toàn bộ quá trình từ sản xuất ra sản phẩm đến khi sản phẩm được bán cho người tiêu thụ. Nếu những dữ liệu sản xuất được cập nhật trung thực (đó là lý do vì sao cần sử dụng IoT) thì bức tranh sản xuất sẽ hiện ra chính xác. Thông qua đó, người sản xuất biết rõ trạng thái sản xuất của mình, cả những cái hay và cái dở để điều chỉnh, nâng cấp, phát triển.
Nguồn: Vietnam Blcokchain Corporation
Như vậy có thể nói rằng, hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa dựa vào công nghệ Blockchain vừa là thước đo về năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, vừa là phương tiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế theo hướng chuẩn hóa với hàm lượng công nghệ ngày càng cao. Đó cũng là xu hướng rất yếu mà nền kinh tế nước ta đang hướng đến.
Chuyên gia Nguyễn Tuấn Hoa
Smartphone 3 camera sau giá dễ tiếp cận vừa ra mắt của Asanzo được cho biết sẽ bán ra sớm hơn dự kiến vào ngày 18/11 và tăng thêm quà tặng cho 100 suất mua đầu tiên.
Citibank và Lazada đã công bố ra mắt thẻ tín dụng thương mại điện tử đồng thương hiệu Lazada Citi Platinum. Dòng thẻ này đã phát hành một tháng trước ở 2 thị trường lớn khác của Lazada là Malaysia và Thái Lan.
Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) vừa được Tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường Frost & Sullivan trao giải thưởng “Nhà cung cấp dịch vụ data di động tốt nhất Việt Nam 2019”.
Đã 180 ngày trôi qua kể từ khi chính phủ Donald Trump đưa Huawei vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ. Đã có nhiều dự đoán về sự suy sụp, tuy nhiên dù không thực sự phát triển mạnh nhưng hoạt động kinh doanh của Huawei vẫn được cho là khá ổn trong 6 tháng qua.
Trong Qúy 3 năm 2019, số vụ tấn công DDoS đã tăng 30% so với Qúy 2 và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó 53% cuộc tấn công được tiến hành vào tháng 9- theo số liệu thống kê từ Kaspersky DDoS Protection.
Ngày 12/11, Microsoft chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm trải nghiệm công nghệ khu vực Châu Á – The Experience Center Asia. Đặt tại trụ sở mới của Microsoft khu vực tại Frasers Tower, Singapore, trung tâm sẽ là nơi giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng hình dung, tìm hiểu, trải nghiệm và ứng dụng đổi mới trong hành trình chuyển đổi của chính mình.
HLB Connect là nền tảng ngân hàng số thế hệ mới thông qua ứng dụng trên điện thoại di động của ngân hàng Hong Leong Việt Nam, với nhiều ưu điểm về nhanh, an toàn để tiếp cận những người dùng cá nhân.
Mới đây, Canon đã nộp đơn cấp bằng sáng chế cho giải pháp lọc bụi của ống kính máy ảnh. Nguyên lý hoạt động của ống kính khá đơn giản, không khí được ống kính hút vào trong thân máy và được đẩy ra ngoài cùng với bụi bẩn.
Theo cùng sự phát triển của công nghệ số, các phương pháp tận dụng công nghệ nói chung cũng như mạng xã hội để tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng đang được các doanh nghiệp ưa chuộng.
Sau 4 năm kể từ khi ra mắt Leica SL, hãng sản xuất máy ảnh nổi tiếng ở Đức đã chính thức trình làng thế hệ nâng cấp tiếp theo là SL2, sở hữu cảm biến 47MP và là chiếc máy đầu tiên được trang bị bộ xử lý Maestro 3.