Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2020. Nhờ sự cải thiện của hoạt động kinh doanh lõi cũng như diễn biến tích cực của tỷ giá, doanh thu từ cả 3 khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latin và châu Phi đều tăng trưởng 2 chữ số.
Theo báo cáo, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng 13%, từ 3.800 tỷ lên 4.300 tỷ đồng. Lãi gộp qua đó tăng 24%, từ 1.322 tỷ lên 1634,5 tỷ đồng. Biên lãi gộp tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 38%.
Thị trường Đông Nam Á vẫn đóng góp gần ½ tổng doanh thu với 2.100 tỷ đồng. Tiếp đến là thị trường châu Phi với gần 1.500 tỷ và Mỹ Latin với 600 tỷ đồng. Doanh thu từ cả 3 thị trường đều tăng trưởng 2 chữ số so với quý 1/2019.
Doanh thu của Viettel Global bao gồm 6 thị trường là Timor Leste, Campuchia (Đông Nam Á), Haiti (Mỹ Latin) và Mozambique, Tanzania cùng Burundi (châu Phi). Các thị trường khác không hợp nhất doanh thu gồm có Peru do thuộc sở hữu trực tiếp Tập đoàn Viettel, 2 thị trường nắm giữ dưới 50% vốn là Myanmar, Lào cùng với công ty Viettel Cameroon đã được phân loại lại từ công ty con thành khoản đầu tư dài hạn khác nên Viettel Global không hợp nhất kết quả kinh doanh của công ty này.
Báo cáo của Viettel Global cũng cho thấy sự tăng trưởng của các công ty liên kết trong quý 1 với tổng doanh thu tăng gấp đôi từ 2.459 tỷ lên 5.060 tỷ đồng và lợi nhuận thuần tăng từ 241 tỷ lên 1.385 tỷ đồng. Mức tăng trưởng này chủ yếu đến từ Viettel Myanmar. Bên cạnh đó, Viettel Global còn 2 công ty liên kết khác là Star Telecom vận hành mạng viễn thông Unitel tại Lào và Viettel Cambodia vận hành mạng viễn thông Metfone tại Campuchia.
Với diễn biến tích cực của tỷ giá, lãi thuần hoạt động tài chính (doanh thu tài chính trừ chi phí tài chính) đạt dương 72 tỷ đồng so với mức âm 500 tỷ đồng của cùng kỳ. Trong quý vừa qua Viettel Global đã ghi nhận 742 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá trong khi con số tương ứng của cùng kỳ chỉ gần 8 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/3/2020, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Viettel Global đạt lần lượt là 62.849 tỷ và 43.214 tỷ đồng.
Ô Lâu
Keysight vừa khai trương Phòng kiểm thử hợp quy mới tại Penang, Malaysia nhằm cung cấp các dịch vụ kiểm thử tương thích điện từ (EMC) cho các nhà sản xuất thiết bị điện tử và các lĩnh vực quan trọng như truyền thông vô tuyến, IoT, ô tô, chăm sóc sức khỏe và ứng dụng y tế.
Ông Kevin Mayer vừa được công bố bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc (CEO) của TikTok, kiêm Giám đốc Điều hành (COO) của ByteDance – là công ty sở hữu TikTok.
Ví điện tử MoMo và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) đã chính thức hợp tác toàn diện và triển khai kênh thanh toán chiến lược.
Ứng dụng gọi xe và giao hàng trực tuyến MyGo của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel đã được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) trao giải Sao Khuê 2020 hạng mục “Các sản phẩm, giải pháp phần mềm mới”.
Nếu Vsmart Lux giải quyết tốt những vấn đề của việc ứng dụng camera ẩn dưới màn hình, thì đây mới thực sự là những gì người dùng cần ở một chiếc điện thoại thương hiệu Việt mà không cần phải hô hào về “lòng yêu nước”.
Huawei đã có phản ứng với quyết định của chính phủ Mỹ mới đây khi mở rộng các hạn chế đối với công ty trong Hội nghị thượng đỉnh phân tích toàn cầu hàng năm.
Là một phần nội dung trong bài phát biểu khai mạc của ông Guo Ping, Chủ tịch luân phiên của Huawei, với chủ đề “Huawei: Một năm và hơn thế nữa” tại Hội nghị thượng đỉnh Phân tích Toàn cầu thường niên lần thứ 17 (Global Analyst Summit) đang được diễn ra tại Thẩm Quyến (Trung Quốc) từ ngày 18 – 20/5.
Tuần lễ “Siêu Sale Bất Tận” trên Lazada diễn ra từ ngày 18 – 22/5 với sự tham gia của tất cả các ngành hàng cùng nhiều thương hiệu lớn.
Để hỗ trợ Huawei không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ Mỹ, chính phủ Trung Quốc được cho là đã đầu tư 2,25 tỷ USD vào một nhà máy sản xuất đĩa bán dẫn (wafer) để giúp SMIC sản xuất loại chip tiên tiến mà hãng sản xuất này cần.
Công ty cổ phần công nghệ Sapo vừa công bố hoàn tất vòng gọi vốn và nhận đầu tư lên tới 7 chữ số USD từ Quỹ Smilegate Investment (Hàn Quốc) và Quỹ Teko Ventures (Việt Nam). Khoản đầu tư này sẽ giúp Sapo mở rộng hệ sinh thái sản phẩm sang lĩnh vực thanh toán và hỗ trợ tài chính doanh nghiệp, hướng tới tiếp cận thị trường Đông Nam Á.