Đó là câu hỏi mà tôi thường được nghe các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trăn trở thời gian gần đây. Tại sao lại như vậy và đâu là hướng giải quyết?
Huỳnh Phúc Yêm Quán, TGĐ VMware Việt Nam
Một thực trạng cần phải nhìn nhận về nhân lực hiện nay là việc thế hệ nhân viên mới – những nhân viên trẻ có tuổi đời dưới 32 đang làm thay đổi môi trường làm việc. Những nhân viên này tin vào sức mạnh của sự di động và khả năng làm việc ở bất cứ nơi nào họ muốn. Họ còn muốn mang tới công sở những thiết bị di động riêng của mình và không muốn cứ phải gắn vớibàn làm việc 8 tiếng một ngày. Thế nhưng các lãnh đạo doanh nghiệp lại cho rằng những nhân viên này không hề có tác động nào tới giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Họ không phải là những người chịu trách nhiệm chính trong tổ chức và nếu họ cảm thấy không thoải mái với công việc, họ có thể dễ dàng bị thay thế. Và câu hỏi đặt ra là liệu các lãnh đạo doanh nghiệp có thể bỏ qua thế hệ nhân viên mới này được không?
Chuyện nhân viên mới– những con số biết nói
Theo thống kê của PricewaterhouseCoopers, thế hệ nhân viên mới này sẽ chiếm 50% nhân lực toàn cầu vào năm 2020, và con số này gấp 8 lần dân số hiện tại của Việt Nam. Tại sao những con số này lại có ý nghĩa quan trọng? Với những người mới làm việc, nếu không đáp ứng được nhu cầu của họ có thể sẽ khiến chảy máu chất xám và thậm chí, gây ảnh hưởng xấu tới toàn thể doanh nghiệp. Những công ty không chịu thích ứng với những nhu cầu này cuối cùng sẽ nhận ra rằng họ chỉ có khả năng chiêu mộ một số lượng rất ít các nhân viên tài năng. Sẽ là khôn ngoan nếu chúng ta coi thế hệ nhân viên mới là một phần của doanh nghiệp. Khi thế hệ nhân viên này nhận thấy rằng công ty của họ không đáp ứng được các công cụ giúp họ làm việc di động, họ sẽ đi tìm một công ty khác thích hợp hơn. Do thế hệ nhân viên mới ảnh hưởng trực tiếp tới bộ mặt và không khí tại nơi làm việc nên công nghệ và những công cụ làm việc liên quan cũng phải phát triển theo.
Điện toán di động đang dần chuyển dịch mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta, và nền tảng cốt lõi của sự chuyển dịch này là hạ tầng CNTT cũng chuyển đổi theo. Trong xu thế công nghệ hiện nay, điều cần giải quyết lớn nhất của Giám đốc CNTT (CIO) không còn là vấn đề hiệu quả chi phí, mà là cần tìm ra cách thức sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên.
Cách đây không lâu, VMware đã công bố nghiên cứu MeConomy về tác động của thế hệ lao động trẻ đối với công sở Việt Nam, hay còn được gọi là “nhân viên mới – New Workers”. Thay vì phụ thuộc vào máy tính để bàn, những nhân viên mới này tiếp cận công việc với tư duy di động linh hoạt hơn. Theo kết quả khảo sát, 77% người dùng cuối cho biết họ đã từng sử dụng smartphone cho mục đích công việc trong suốt 1 năm trở lại đây. Không những tăng về mức độ sử dụng di động, những nhân viên mới này còn mong muốn cónhững công nghệ hỗ trợ di động và hỗ trợ khả năng cộng tác tốt hơn trong công việc.
Phải thay đổi khi không còn đáp ứng
Từ những thay đổi trên, các vấn đề chính yếu mà CIO và quản lý CNTT quan tâm hiện nay sẽ xoay quanh 4 câu hỏi lớn: Làm thế nào để hỗ trợ tốt hơn, xét về hiệu quả chi phí, cho các hệ thống hiện tại và đổi mới để nắm bắt công nghệ mới? Làm thế nào để giữ được chi phí thấp trong khi vẫn cấp phát và hỗ trợ sự chuyển đổi thiết bị và ứng dụng mà người dùng cần tới để làm việc hiệu quả hơn? Làm thế nào để bảo vệ được dữ liệu doanh nghiệp và kiểm soát được mọi thứ khi xu hướng di động và cộng tác của nhân viên tăng lên? Làm thế nào để cung cấp khả năng hoạt động liên tục cho tất cả các hệ thống người dùng cuối?
Phải khẳng định ngay rằng, các công nghệ dành cho người dùng cuối trong ngành CNTT hiện nay không còn đáp ứng được những vấn đề trên do chúng không được xây dựng cho nhu cầu làm việc di động và cộng tác. Với mô hình lấy PC làm trung tâm như hiện nay, các thành phần chính như hệ điều hành, ứng dụng, dữ liệu và thông tin người dùng cá nhân được gắn kết chặt chẽ với nhau và chỉ tập trung vào một thiết bị duy nhất. Kiến trúc cứng nhắc và phức tạp này rất khó quản lý, mỏng manh khi thay đổi và tốn kém để duy trì. Trong khi đó, CNTT buộc phải giải quyết các bài toán về ngân sách, sự tuân thủ, các yêu cầu về kinh doanh, và đương nhiên phải thỏa mãn được nhu cầu người dùng cuối. Điều đó khiến cho bộ phận CNTT vướng vào vòng luẩn quẩn thiếu hiệu quả, rủi ro cao, giá trị đóng góp thấp và dịch vụ nghèo nàn.
Lấy người dùng làm trọng tâm
Để giải quyết những vấn đề trên, các CIO buộc phải tháo gỡ các rào cản và đổi mới một cách hiệu quả, trong khi vẫn cần phải đáp ứng được các nhu cầu về kinh doanh và nhân lực. Giải pháp giải bài toán này thực ra rất đơn giản. Đó là phải đổi mới phương thức tiếp cận lấy người dùng làm trung tâm đối với điện toán cá nhân,để đảm bảo truy cập an toàn vào các ứng dụng và dữ liệu từ bất cứ thiết bị nào, từ bất cứ đâu và bất cứ khi nào người dùng cần tới. Các doanh nghiệp sẽ không chỉ tiếp cận đúng chuyên môn nghiệp vụ trong tất cả thành phần khác nhau của người dùng cuối,mà còn có thể áp dụng phương pháp tiếp cận hợp nhất trong quản lý CNTT.
Chẳng hạn, với những công nghệ điện toán người dùng cuối như VMware Horizon 6, các doanh nghiệp có thể quản lý được hạ tầng CNTT, cho phép người dùng cuối chuyển đổi từ PC sang laptop, máy tính bảng và smartphone, giúp việc quản lý các ứng dụng, nội dung và thiết bị của người dùng cuối dễ dàng.
Huỳnh Phúc Yêm Quán, TGĐ VMware Việt Nam
Hội thảo “Nền tảng mở của Microsoft và Điện toán đám mây” hướng tới việc xây dựng Chính phủ điện tử trên nền tảng đám mây nguồn mở vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Microsoft tổ chức sáng nay (12/6) tại Hà Nội.
Ngày 2/6/2014 tại Văn phòng Công ty Cổ phần Dich vụ Công nghệ Tin học HPT đã diễn ra lễ ký kết liên doanh giữa 3 bên: HPT, Công ty Lotte Data Communications (LDCC) và Công ty Hyundai Information Technology (HIT) để hợp tác thành lập liên doanh Công ty Cổ phần Công nghệ cao LOTTE – HPT Việt Nam).
VNG và Thế Giới Di Động là 2 đại diện Việt được lọt vào danh sách 20 “Doanh nghiệp phát triển nhanh toàn cầu tại khu vực Đông Á” do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ghi nhận và bình chọn trong cuộc họp quốc tế thường niên lần thứ 23 tại Philippines.
Hitachi Sunway vừa công bố thành lập cơ sở kinh doanh mới – Công ty TNHH Hitachi Systems Việt Nam tại Hà Nội, với mục tiêu khai thác thị trường CNTT Việt Nam đầy tiềm năng.
Ngày 12/5 tại trụ sở chính, công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT đã vinh dự được Bộ Thông tin-Truyền thông, tổ chức chứng nhận TUV NORD trao chứng chỉ quốc tế ISO/IEC 27001:2005 cho Hệ thống quản lý an ninh thông tin của công ty.
Ngày 24/4, Công ty Phần mềm FPT (FPT Software) chính thức khai trương Trung tâm Phần mềm FPT tại Cần Thơ. Đây được xác định sẽ là một trong bốn trung tâm phát triển lớn của FPT Software.
Dịch vụ máy chủ ảo và dịch vụ truyền tải nội dung là hai trong những dịch vụ thông dụng của điện toán đám mây vừa được công ty Sao Bắc Đẩu và công ty Viễn thông liên tỉnh VTN giới thiệu tại hội thảo “Ứng dụng điện toán đám mây dành cho doanh nghiệp” sáng nay (ngày 24/4) tại TPHCM.
Phiên bản giải pháp NetBackup và Storage Foundation mới nhất đã được Symantec giới thiệu đến tại thị trường Việt Nam. Đây là các giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả những vấn đề của trung tâm dữ liệu hiện nay.
Ngày 7/3 tại Hà Nội, Bộ Tài chính và Tập đoàn Microsoft đã ký kết Biên bản ghi nhớ nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các hệ thống CNTT của Bộ Tài chính.
Công ty Dịch vụ Viễn thông VinaPhone vừa vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất vì thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2008-2012.