Lạc Việt trên đường băng đến thị trường Mỹ

Lạc Việt đang hoàn thiện các thủ tục xin phép đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa phần mềm cho phù hợp với nhu cầu ứng dụng của doanh nghiệp Mỹ… để trong năm 2013, phần mềm “quản trị nguồn vốn nhân lực” có thể “tung hoành” trên đất Mỹ. Dù bận rộn nhưng Tổng giám đốc Công ty Lạc Việt, ông Hà Thân đã rất cố gắng chia sẻ với Tin học và Đời sống về kế hoạch lớn này.

Lạc Việt trên đường băng đến thị trường Mỹ - IMG 6127


Làm gì khi ở “chiếu dưới”?

Mỹ là nơi sản sinh và hội tụ hầu hết các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới và là thị trường được xem là khó tính nhất, vậy lý do nào để ông tin phần mềm “Quản trị nguồn vốn nhân lực” sẽ thành công được ở xứ sở này?

Ông Hà Thân: Lạc Việt đã mau chóng kết với một doanh nghiệp đa quốc gia của Mỹ (cũng làm về phần mềm đóng gói) khi họ tìm đến đề nghị được sử dụng phần mềm “Quản trị nguồn vốn nhân lực” do Lạc Việt phát triển từ phần mềm LV-HRP trong thời gian 2 năm. Trong quá trình sử dụng phần mềm này của chúng tôi, doanh nghiệp Mỹ đánh giá phần mềm tốt, hay, đi theo được những xu hướng của quản trị nhân lực hiện đại của thế giới: có thể vận hành theo cơ chế phần mềm như một dịch vụ (SaaS) trên nền điện toán đám mây và đáp ứng các nghiệp vụ: Quản trị và bồi dưỡng nhân tài; liên kết mạng xã hội; đào tạo nội bộ. Đây là 3 tính năng lớn và quan trọng của phần mềm “Quản trị nguồn vốn nhân lực” mà các doanh nghiệp ứng dụng cũng như các nhà làm phần mềm quốc tế đều đang hướng đến. Ở phần mềm cổ điển chỉ có các phân hệ thông tin nhân viên, tính lương, chấm công khá đơn giản, không đáp ứng được yêu cầu quản trị nhân lực hiện đại.

Cũng chính khách hàng Mỹ này đã đề nghị được hợp tác với chúng tôi đưa phần mềm “Quản trị nguồn vốn nhân lực” qua đất nước họ. Chúng tôi rất vui mừng chấp nhận đề nghị này, như là một thử thách và tạo một chân đứng thứ hai bên cạnh thị trường trong nước. Hình thức hợp tác là liên doanh với các đối tác có năng lực. Họ sẽ đóng góp chuyên viên chỉnh sửa phần mềm (thời gian chỉnh sửa mất khoảng 8 tháng) cho phù hợp với yêu cầu ứng dụng tại Mỹ, và phát triển thị trường, tiếp thị, bán hàng… Còn chúng tôi tiến hành các thủ tục xin phép trong nước đầu tư nước ngoài và đảm nhận khâu phát triển. Qua tham khảo thủ tục của các doanh nghiệp đi ra nước ngoài trước, chúng tôi đã trải qua được một số bước. Hi vọng, trong quý 1/2013 các thủ tục sẽ hoàn tất.

Trước khi quyết định đưa phần mềm của mình đến Mỹ hẳn ông đã có nghiên cứu, tìm hiểu thị trường này, ông có thể chia sẻ những cơ hội và tiềm năng cho Lạc Việt ở đây?

Mỹ có tới 50 bang, lãnh thổ mỗi bang rất lớn. Doanh nghiệp hoạt động ở đây được phân tầng thành nhóm 1.000, 2.000 doanh nghiệp lớn gọi là Fortune500, Fortune1000. Những doanh nghiệp này thường có từ 10 đến hai 200 ngàn nhân viên. Những doanh nghiệp có doanh thu dưới 100 triệu USD/năm được gọi là doanh nghiệp vừa và nhỏ (khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ rất khác Việt Nam, họ căn cứ vào doanh thu để phân tầng). Số doanh nghiệp tầng có doanh thu dưới 100 triệu USD/năm rất lớn! Thêm nữa là tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp ở Mỹ mỗi năm cả triệu doanh nghiệp. Ở Mỹ, họ xem các công ty khởi nghiệp là nguồn sáng tạo vô tận. Đây có thể nói là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng.

Thị trường mênh mông như thế ông có chọn hướng đi hay tập trung những gì cho việc phát triển phần mềm của mình tại đây và cái khó của thị trường này là gì?

Lạc Việt biết lựa sức mình! Ở Mỹ có rất nhiều công ty cung cấp phần mềm lớn, có uy tín, tồn tại và phát triển lâu năm trên thế giới như: SAP, Microsoft, Saba… Nhưng đối tượng khách hàng của các nhà cung cấp này lại chủ yếu là các doanh nghiệp lớn. Nhóm doanh nghiệp có doanh thu dưới 100 triệu USD hay dưới 10 ngàn nhân viên họ cung cấp phần mềm chưa nhiều, nhất là nhóm 5.000 nhân viên trở xuống thì họ lại càng không chú ý. Lạc Việt sẽ tập trung vào nhóm đối tượng này.

Cái khó của thị trường này đó là việc tiếp cận khách hàng. Một doanh nghiệp Việt Nam đến Mỹ sẽ không dễ gì để doanh nghiệp nước này chấp nhận. Vì trình độ cũng như công nghệ, tay nghề, uy tín của chúng ta luôn bị thế giới xem là ở chiếu dưới, họ không tin các doanh nghiệp Việt Nam giỏi làm sản phẩm cho thị trường Mỹ. Quan niệm của họ rất khác chúng ta. Ở ta, người nước ngoài ở các nước phát triển nói có trọng lượng hơn người Việt; còn ở Mỹ phải chính người Mỹ nói họ mới tin. Nắm bắt được tâm lý này, Lạc Việt đã giao phó hoàn toàn việc tiếp cận khách hàng tại đây cho đối tác Mỹ và chỉ tập trung vào phát triển thật tốt sản phẩm của mình. Chỉ có làm sao cho sản phẩm đáp ứng thật tốt luật pháp, thông lệ của nước sở tại, khả dụng cho khách hàng, am hiểu nhu cầu cũng như tâm lý của họ. Dần dần khách hàng sẽ chấp nhận mình, mình sẽ có thị phần, có chỗ đứng. Chúng tôi sẽ kiên trì đầu tư vào thị trường này từ 3 đến 5 năm.

Lạc Việt trên đường băng đến thị trường Mỹ - ifqqctr3


“Thế nước lúc to lúc nhỏ”

Thủ tục đầu tư vào Mỹ có khó khăn gì không thưa ông?

Đất nước họ rất mở, không ưu đãi cho riêng một ai. Họ không quan tâm mình đến từ đâu mà tất cả cứ theo Luật mà làm. Thủ tục đầu tư, chi phí thành lập doanh nghiệp rất đơn giản và dễ dàng. Có nơi, bạn chỉ tốn 1 USD cho chi phí thành lập công ty và mất vài phút điền các thông tin vào một mẫu có sẵn tải từ mạng về, sau đó nộp cho họ qua mạng thế là xong, bạn đã có được một công ty. Thủ tục phá sản cũng vậy! Ở chúng ta việc phá sản doanh nghiệp nghe rất nặng nề nhưng ở Mỹ xem đó là chuyện rất bình thường. Chính sách thuế cũng rõ ràng và minh bạch. Hóa đơn của họ không bắt phải in, phải đăng ký gì cả, doanh nghiệp cứ việc làm sao cho cảm thấy thuận tiện nhất với công việc và nhớ hoàn tất nghĩa vụ đóng thuế của mình… Với cách làm và quan niệm của người Mỹ như vậy tạo cảm giác cho chúng ta khi đến rất thoải mái và nhẹ nhàng.

Ông có nói, trong bối cảnh khó khăn của thị trường trong nước hiện nay, Lạc Việt ra đi để tạo “thế vững hai chân” cho mình, vậy ông có phát triển thế mạnh của mình trong nước? Mong muốn của ông đối với thị trường trong nước năm tới là gì?

Như bạn thấy đấy, thị trường trong nước tuy lớn nhưng thế nước có lúc to lúc nhỏ. Ứng dụng phần mềm trong nước được chia ra làm hai mảng là công và tư. Mảng công những doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên về công nghệ như Lạc Việt đâu dễ chen chân vào được. Ví dụ, chỉ với dự án phần mềm cấp tỉnh thôi đã đòi các đơn vị tham gia thầu trước đó phải từng có triển khai dự án trị giá trên mấy chục tỷ đồng. Còn mảng tư, phần lớn các doanh nghiệp ở trong tình trạng thiếu vốn, đầu ra hạn hẹp, tồn kho, nợ đọng nhiều… doanh nghiệp cung cấp ứng dụng như Lạc Việt cũng phải hết sức hỗ trợ. Vì thế, chúng tôi phải tạo thế hai chân, lỡ có yếu chân này cũng còn lại chân kia, đấy là một cách quản lý rủi ro cần thiết!

Tôi đã từng có dịp gặp trực tiếp lãnh đạo thành phố, cũng như Bộ để phản ánh các thực trạng này và đề nghị hỗ trợ trên cơ sở hiểu rõ là doanh nghiệp luôn luôn phải đi vững trên đôi chân của mình trước đã.Tôi luôn mong muốn mọi doanh nghiệp phần mềm sẽ góp phầnphát triểnđột phá trong quản lý, kinh tế, học tập để đất nước sẽ giàu mạnh lên. Bên cạnh đó, mong Nhà nước chú ý bảo vệ mạnh mẽ các doanh nghiệp phần mềm trong vấn đề bản quyền, vì phần mềm là lĩnh vực chịu rất nhiều thiệt hại từ việc vi phạm bản quyền trong nước hiện nay.Những thiệt hại này rất lớn dù chúng tôi có cố gắng làm lụng, vất vả đến mấy cũng chưa bù đắp được. Như thế sẽ rất khó phát triển bền vững!



Diệu Hạnh
Tin học & Đời sống tháng 1 & 2. 2013

Máy chủ HP đứng đầu thị trường Việt Nam năm 2012

IDC vừa công bố kết quả kinh doanh của các hãng cung cấp máy chủ ở thị trường Việt Nam. Theo đó, Hãng HP đã nắm giữ vị trí Nhà cung cấp máy chủ x86 dẫn đầu ở thị trường Việt Nam, với thị phần trên thị trường đạt mức 44%. Cụ thể, ở phân khúc thị trường máy chủ phiến, HP dẫn đầu với 54,6% thị phần, hơn 38,1 đối thủ cạnh tranh gần nhất; Dẫn đầu phân khúc thị trường máy chủ Rack với 43,4% thị phần, hơn đối thủ gần nhất 17,1 điểm.

Intel Việt Nam –dấu ấn 2012

Intel có thể xem là hãng công nghệ nước ngoài luôn đồng hành với ngành giáo dục đào tạo Việt Nam và có nhiều đóng góp rõ nét nhất trong các chương trình phổ cập tin học đến cộng đồng.2012 là một năm mà Intel Việt Nam đã ghi dấu nhiều mốc son thành công đó. TH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với ông Mai Sean Cang, Tổng Giám đốc Intel Việt Nam để cùng nhìn lại một năm qua cũng như hướng tới mục tiêu chiến lược năm tới.

Vũ Tất Thắng: công nghệ cho chữ lên tiếng

Cúp vàng Teckmart Việt Nam năm 2012, công trình được giải thưởng báo cáo xuất sắc nhất do một tờ báo uy tín trong lĩnh vực công nghệ của Úc bình chọn cho “Phần mềm dịch tiếng nói hai chiều trên hệ điều hành Android”; Giải Nhì (không có giải Nhất) tại giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2012 với sản phẩm “biến báo điện tử thành báo nói ViNAS”… là các thừa nhận của xã hội cho hơn chục năm theo đuổi công nghệ phần mềm tiếng nói_ một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, của anh Vũ Tất Thắng.

Khu công nghệ cao TPHCM: Thành tựu trước, hi vọng sau

Năm qua, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng Khu Công nghệ Cao (KCNC) TPHCM nỗ lực tạo môi trường tốt để thu hút các nhà đầu tư, các công ty khoa học, công nghệ lớn trên thế giới. Kết quả thu hút đầu tư của KHCN TPHCM đã đem lại giá trị xuất khẩu sản phẩm CNC đạt trên 2,1 tỷ USD (tăng trên 40% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra)…

Thời đại mở, quản trị đừng đóng

Trong khi ERP là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang thờ ơ, nghi ngại hoặc nếu có muốn thì cũng không biết bắt đầu như thế nào và từ đâu.

Ông Phan Quốc Khánh, GĐ Công ty FAST – Thỏng tay vào thương trường…

Năm qua là một năm đầy sóng gió, lao đao, chật vật, vất vả của hầu hết những người làm kinh doanh. Nhưng giữa chốn thương trường đầy sóng gió đó ông Phan Quốc Khánh, Giám đốc Công ty Cổ phần Phần mềm FAST lại vẫn thong dong và khá lạc quan về tình hình kinh doanh, phát triển của công ty. Ông cũng có những quan điểm sống và quản trị khá đặc biệt.

Gia công phần mềm cho Nhật Bản: “Mẻ cá lớn và nguy cơ lưới thủng”

Theo khảo sát của tạp chí Nikkei Computer được công bố tại Ngày Công nghệ Thông tin Việt Nam ở Nhật Bản (Vietnam ICT Day in Japan 2013) diễn ra ngày 26/2/2013 tại Tokyo, thì Việt Nam đang là điểm gia công phần mềm (GCPM) được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn. Các doanh nghiệp Việt Nam có tận dụng được cơ hội “ngàn năm có một” này hay không là phụ thuộc vào chính họ!

Viettel và lợi thế người đi sau

“Công thức của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài chỉ gói gọn trong mấy chữ: nghĩ khác và lao động sáng tạo” đó là chia sẻ của Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Thiếu tướng Dương Văn Tính. Công thức này đã liên tiếp đưa Viettel thành công không chỉ ở các thị trường nước ngoài còn cả ở các giải thưởng quốc tế mà những tháng cuối năm 2012 Viettel liên tiếp nhận về.

Misa tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ khách hàng

Trong tháng 3/2012, Misa sẽ tổ chức các lớp tập huấn tư vấn trực tiếp hỗ hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng về việc quyết toán thuế năm 2012; hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ và áp dụng Thông tư số 16/2013 vào thực tế, Misa kết hợp với chuyên gia thuế tổ chức hội thảo với chủ đề: “Cập nhật Thông tư 16/2013/TT-BTC và hỗ trợ quyết toán trên MISA SME.NET 2012”…

Những bài học trong xây dựng chính phủ điện từ ở Hàn Quốc

Nếu xét về lịch sử phát triển thì việc xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT) ở Hàn Quốc cũng chỉ mới bắt đầu được triển khai từ đầu những năm 2000, cùng thời điểm ở Việt Nam khởi động Đề án 112.