Khu công nghệ cao TPHCM: Thành tựu trước, hi vọng sau

Năm qua, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng Khu Công nghệ Cao (KCNC) TPHCM nỗ lực tạo môi trường tốt để thu hút các nhà đầu tư, các công ty khoa học, công nghệ lớn trên thế giới. Kết quả thu hút đầu tư của KHCN TPHCM đã đem lại giá trị xuất khẩu sản phẩm CNC đạt trên 2,1 tỷ USD (tăng trên 40% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra)…

Khu công nghệ cao TPHCM: Thành tựu trước, hi vọng sau - IMG 3915
Tiến sĩ Lê Hoài Quốc


Thành tựu trong khó khăn

Tiến sĩ, Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý KCNC TPHCM chia sẻ, trong năm qua, đối mặt với tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng đến kinh tế trong nước, tình hình thu hút đầu tư của KCNC cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, KCNC vẫn đang được xem là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cụ thể, KCNC đã thu hút và cấp phép mới đầu tư cho 10 dự án, với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD (11 tháng thu hút 8 dự án với 86,1 triệu USD vốn đầu tư, trong đó 48,8 triệu USD vốn FDI và 37,3 triệu USD vốn trong nước); giá trị xuất khẩu sản phẩm CNC đạt trên 2,1 tỷ USD (tăng trên 40% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó 11 tháng đạt 2,02 tỷ USD); hoạt động của DN trong KCNC ổn định, không có tình trạng đình, hoãn sản xuất; nhiều hoạt động dịch vụ và hỗ trợ giải quyết an sinh cho công nhân làm việc tại đây cũng đã được DN triển khai tốt. KCNC đã đóng góp đáng kể về giá trị sản xuất sản phẩm CNC cho GDP thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp CNC, dịch vụ CNC. Theo số liệu thống kê của Sở Công thương thành phố, trong năm 2012, tình hình xuất khẩu nhóm sản phẩm CNC (máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm cơ khí chính xác, sản phẩm công nghệ số…) dự ước đạt 2,46 tỷ USD, tăng 3 lần so với năm 2011. Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu của KCNC năm nay dự ước sẽ đạt 2,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng hơn 85% kim ngạch của toàn thành phố trong nhóm sản phẩm trên. Nếu so sánh các số liệu xuất khẩu của KCNC qua các năm: 2010 đạt 500 triệu USD, 2011 đạt mốc 1 tỷ USD và năm 2012 sẽ là 2,1 tỷ USD, năm sau gấp đôi năm trước. Điều này cho thấy, tốc độ tăng trưởng cao nhóm sản phẩm CNC tại đây. Trong năm 2012, giá trị kim ngạch của riêng KCNC đã nhanh chóng đạt hơn 28% tổng giá trị FDI của thành phố, đóng vai trò là hạt nhân quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có hàm lượng CNC.

Khu công nghệ cao TPHCM: Thành tựu trước, hi vọng sau - IMG 0446


KCNC cũng đang tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ cao với tỷ lệ hơn 40% lao động đạt trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên, góp phần xây dựng năng lực nội sinh cho mục tiêu lớn của thành phố là tăng trưởng theo chiều sâu, phát triển bền vững.

Về sản xuất CNC, hiện tại lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất tại Khu thuộc nhóm ngành vi điện tử – công nghệ thông tin – viễn thông, chiếm tỷ lệ 26,23%. Tiếp đến là công nghệ sinh học với tỷ lệ 16,39%. Ngoài ra, các ngành dịch vụ CNC cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm, với tỷ lệ đầu tư đạt 21,31%.

Việc các lĩnh vực được đầu tư nhiều phản ánh nhu cầu thị trường thực tế hiện nay của thành phố cũng như thế giới. Mặt khác, ngoài sản xuất CNC, KCNC còn khuyến khích đầu tư vào dịch vụ CNC, nghiên cứu – triển khai (R&D), đào tạo, ươm tạo nhằm tạo ra “cụm-cluster” công nghệ tại đây, thu hút đầu tư phát triển CNC.

Ưu tiên thu hút các tập đoàn công nghệ lớn

Trong năm tới KCNC thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp, thông qua các chương trình như Chương trình hỗ trợ lãi suất vay vốn theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28/5/2011. Cùng với hỗ trợ KCNC sẽ Xếp hạng đánh giá DN hoạt động trong khu…

Trong các năm tới, KCNC vẫn sẽ ưu tiên thu hút các tập đoàn lớn trên thế giới, tập trung trong các lĩnh vực: vi điện tử – bán dẫn – CNTT, năng lượng mới, công nghệ sinh học. Đặc biệt, tất cả các dự án phải đáp ứng tiêu chí sử dụng công nghệ xanh, sạch, tiết kiệm năng lượng theo đúng chủ đề Hội nghị thường niên ASPA lần thứ 16 mà KCNC vừa tổ chức vào tháng 10/2012 là “Công viên khoa học và kinh tế xanh”.

Khu công nghệ cao TPHCM: Thành tựu trước, hi vọng sau - kyketKCNcaovaDHquocte


Năm 2013 tới, dự báo kinh tế thế giới và kinh tế, xã hội Việt Nam tiếp tục còn nhiều khó khăn, Ban quản lý KCNC cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng với các DN, nhà đầu tư đã, đang và sẽ đầu tư vào KCNC trong việc giải quyết tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động sản xuất của DN CNC và cải thiện môi trường đầu tư để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào KCNC. KCNC luôn tâm niệm “Thành công của doanh nghiệp là thành công của KCNC”.

Ban quản lý KCNC đã có kiến nghị với lãnh đạo thành phố hỗ trợ cũng như giải quyết các bất cập hiện nay của Khu để giúp các DN cũng như KHCN phát triển mạnh hơn nữa trong năm 2013 và những năm tới. Các kiến nghị gồm:

Thứ nhất, lấy KCNC làm điểm trung tâm lan tỏa để đầu tư đồng bộ hạ tầng cứng (đường sá, điện, nước, viễn thông… trong đó, đặc biệt ưu tiên các tuyến đường giao thông trong và ngoài KCNC được kết nối đồng bộ) và tạo điều kiện phát triển hạ tầng xã hội các dịch vụ văn hóa – xã hội liên quan (như là một thứ hạ tầng mềm).

Thứ hai, tiếp tục cải thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ DN hoạt động và cải thiện môi trường đầu tư, môi trường nghiên cứu, phát triển KHCN của KCNC.

Thứ ba, đưa vào chương trình công tác năm 2013 của Thành phố xây dựng và ban hành Chương trình phát triển công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ và Chương trình phát triển sản phẩm CNC.

Thứ tư, cho phép thành lập Công ty đầu tư phát triển CNC và xem xét hỗ trợ lãi suất tín dụng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nghiên cứu và phát triển, ươm tạo, đào tạo cho các đối tượng trực tiếp hoạt động KHCN, các DN KHCN, các DN dịch vụ CNC.

Khu công nghệ cao TPHCM: Thành tựu trước, hi vọng sau - Nanogen4


Ngay tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập KCNC, Ban Quản lý đã tổng kết những bài học kinh nghiệm và kiến nghị với lãnh đạo thành phố: Tiếp tục xác định KCNC là công trình trọng điểm để tập trung cao độ trong chỉ đạo điều hành và ưu tiên nguồn lực (nhất là vốn) để tổ chức triển khai xây dựng KCNC. Thành phố chấp thuận chủ trương cho phép KCNC huy động vốn bằng nhiều phương thức khác nhau: giao đất thô để nhà đầu tư tự san lấp, sau đó khấu trừ vào tiền thuê đất, ứng vốn thi công, hợp tác công-tư (PPP), BT để đầu tư kết cấu hạ tầng giai đoạn II theo tiến độ, hợp tác công-tư các đề án, công trình nhà làm việc, Trung tâm sáng tạo, Làng Việt kiều… để thúc đẩy hoạt động ươm tạo và R&D. Cho phép KCNC kêu gọi xã hội hóa hoặc đầu tư công-tư các hạng mục dịch vụ: nhà hàng, y tế, nhà xưởng xây sẵn, Khu bảo thuế, Kho ngoại quan…

Khu công nghệ cao TPHCM: Thành tựu trước, hi vọng sau - Thuocnanogen3
 


Những kiến nghị và đề xuất này của KHCN rất mong được thành phố sớm có quyết định để thúc đẩy nhanh, mạnh hơn nữa hoạt động thu hút đầu tư nói riêng cũng như sự phát triển chung của KCNC.


Quỳnh Anh
Tin học & Đời sống tháng 1&2.2013

Thời đại mở, quản trị đừng đóng

Trong khi ERP là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang thờ ơ, nghi ngại hoặc nếu có muốn thì cũng không biết bắt đầu như thế nào và từ đâu.

Ông Phan Quốc Khánh, GĐ Công ty FAST – Thỏng tay vào thương trường…

Năm qua là một năm đầy sóng gió, lao đao, chật vật, vất vả của hầu hết những người làm kinh doanh. Nhưng giữa chốn thương trường đầy sóng gió đó ông Phan Quốc Khánh, Giám đốc Công ty Cổ phần Phần mềm FAST lại vẫn thong dong và khá lạc quan về tình hình kinh doanh, phát triển của công ty. Ông cũng có những quan điểm sống và quản trị khá đặc biệt.

Gia công phần mềm cho Nhật Bản: “Mẻ cá lớn và nguy cơ lưới thủng”

Theo khảo sát của tạp chí Nikkei Computer được công bố tại Ngày Công nghệ Thông tin Việt Nam ở Nhật Bản (Vietnam ICT Day in Japan 2013) diễn ra ngày 26/2/2013 tại Tokyo, thì Việt Nam đang là điểm gia công phần mềm (GCPM) được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn. Các doanh nghiệp Việt Nam có tận dụng được cơ hội “ngàn năm có một” này hay không là phụ thuộc vào chính họ!

Viettel và lợi thế người đi sau

“Công thức của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài chỉ gói gọn trong mấy chữ: nghĩ khác và lao động sáng tạo” đó là chia sẻ của Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Thiếu tướng Dương Văn Tính. Công thức này đã liên tiếp đưa Viettel thành công không chỉ ở các thị trường nước ngoài còn cả ở các giải thưởng quốc tế mà những tháng cuối năm 2012 Viettel liên tiếp nhận về.

Misa tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ khách hàng

Trong tháng 3/2012, Misa sẽ tổ chức các lớp tập huấn tư vấn trực tiếp hỗ hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng về việc quyết toán thuế năm 2012; hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ và áp dụng Thông tư số 16/2013 vào thực tế, Misa kết hợp với chuyên gia thuế tổ chức hội thảo với chủ đề: “Cập nhật Thông tư 16/2013/TT-BTC và hỗ trợ quyết toán trên MISA SME.NET 2012”…

Những bài học trong xây dựng chính phủ điện từ ở Hàn Quốc

Nếu xét về lịch sử phát triển thì việc xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT) ở Hàn Quốc cũng chỉ mới bắt đầu được triển khai từ đầu những năm 2000, cùng thời điểm ở Việt Nam khởi động Đề án 112.

Schneider Electric ra mắt bộ phần mềm vận hành trung tâm dữ liệu mới

Schneider Electric vừa giới thiệu bộ phần mềm vận hành trung tâm dữ liệu StruxureWare Data Center Operation dành cho các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ.

Thị trường phần cứng ICT 2013: Tìm ánh sáng cuối đường hầm

Theo đánh giá của IDC, thị trường ICT Việt Nam 2012 vẫn giữ được mức tăng trưởng từ 5-7%, trong khi các ngành hàng điện, điện tử, điện thoại di động thì lại giảm đáng kể. TH&ĐS qua tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng ICT đều được cho biết doanh số năm 2012 có tăng trưởng, nhưng xét về tổng lợi nhuận đều xuống mức âm. Nhiều doanh nghiệp dự báo tình hình sẽ càng thê thảm hơn trong năm 2013. Dưới đây là các ý kiến TH&ĐS đã ghi nhận được.

Truyền thông xã hội: hiệu quả còn có thể cao hơn

Năm 2012 sẽ được nhớ đến như là năm mà các doanh nghiệp chính thức thừa nhận sự quan trọng của các truyền thông xã hội trong chiếc lược kinh doanh tổng thể. Trong năm 2013, họ sẽ mong chờ ở việc mở rộng đầu tư, cải thiện truyền thông xã hội để không chỉ dừng lại ở việc tiếp thị hay xây dựng cộng đồng.

Nhân lực CNTT: Định hướng “lệch” nên “chệch” nhu cầu

Theo ông Nguyễn Ngọc Bình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, bài toán nguồn nhân lực CNTT được đặt ra cách đây 12 năm (từ năm 2000). Từ đó đến nay có rất nhiều hội thảo, nhiều chương trình, dành cho phát triển nguồn nhân lực CNTT đã được tổ chức và nhiều chính sách ban hành nhưng chất lượng nguồn nhân lực hiện vẫn không nhích lên bao nhiêu!