Không còn Google chống lưng, điện thoại Huawei “sống sao”?

Việc bị dừng mọi hỗ trợ, hợp tác liên quan tới công nghệ và các dịch vụ cho Android từ Google, nhà sản xuất Huawei chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến mảng di động của mình. Nếu mất đi hợp tác này, liệu Huawei có tồn tại nỗi trong thị trường di động toàn cầu không?

Trong một thông cáo khá nước đôi, mới vừa gửi cho báo chí thế giới, Huawei bày tỏ “Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng một hệ sinh thái phần mềm an toàn và bền vững, nhằm cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho tất cả người dùng trên toàn cầu”.

Đây có thể được hiểu như lời dự phòng rằng Huawei sẽ có một hệ sinh thái của riêng mình. Trước đó, trong thông cáo, Huawei khẳng định mình có đóng góp cho phát triển Android và cho biết “Huawei sẽ tiếp tục cung cấp các bản cập nhật bảo mật và dịch vụ hậu mãi cho tất cả các sản phẩm điện thoại thông minh và máy tính bảng Huawei và Honor hiện có, bao gồm những sản phẩm đã được bán hoặc vẫn còn tồn kho trên toàn cầu”.

Kế hoạch tan vỡ

Không còn Google chống lưng, điện thoại Huawei "sống sao"? -

Huawei đã từng công bố kế hoạch vượt mặt Samsung để trở thành hãng di động lớn nhất thế giới. Nhưng tham vọng của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ tan thành mây khói khi họ vừa bị Mỹ giáng một đòn chí mạng.

Mới đây, một sắc lệnh được ký bởi Tổng thống Donald Trump về việc cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông mà Bộ thương mại Mỹ coi là mối nguy hại với an ninh quốc gia. Trong đó, Huawei và khoảng 68 công ty con là các công ty Trung Quốc được “bêu tên” đầy đủ trong báo cáo từ Bộ thương mại Mỹ.

Ngay sau lệnh cấm được thông qua, Google đã tuân thủ bằng cách ra quyết định đình chỉ giấy phép của Huawei trong việc truy cập vào hệ điều hành Android của Google. Việc bị chặn truy cập vào hệ điều hành Android của Google đồng nghĩa với việc các thiết bị của Huawei sẽ không thể truy cập vào các dịch vụ Android mà Google hỗ trợ chính thức như cửa hàng ứng dụng Play Store, các dịch vụ đồng bộ, trợ lý ảo, Gmail, Youtube, nhà thông minh… Điều đó cũng có nghĩa, trong khoảng thời gian từ giờ đến cuối năm, nếu lệnh cấm trên không được dỡ bỏ, các điện thoại tiếp theo của Huawei sẽ không được tích hợp sẵn các dịch vụ của Google. Đây sẽ là đòn giáng mạnh vào doanh số của điện thoại Huawei trong tương lai.

Không còn Google chống lưng, điện thoại Huawei "sống sao"? - google apps for small businesses 1558322401669995328747

Không Google, Huawei sống sao?

Đó là một câu hỏi mà nhiều người đang rất quan tâm. Mất đi sự hỗ trợ chính thức của Google chắc chắn khiến điện thoại Huawei trở nên khó tiếp cận hơn với người dùng, kể cả là tại các thị trường trọng điểm như Châu Âu, Châu Phi, Mỹ Latin. Tại các thị trường ngoài Trung Quốc, Huawei vẫn cần đến sự hỗ trợ của Google, nhưng nay, họ sẽ phải tự làm điều đó nếu lệnh cấm không được dỡ bỏ. 

Một khi đã bị Google cắt hỗ trợ, trên thị trường quốc tế, Huawei sẽ phải liên kết với một công ty khác cung cấp các nền tảng và nội dung tương tự. Nhưng trong trường hợp này, những công ty có hệ sinh thái tương tự Google chủ yếu lại là các công ty Mỹ. Trong đó, Microsoft, Amazon sẽ không dám gật đầu nhận lời giúp đỡ Huawei, bởi nếu làm vậy, họ sẽ bị nhà chức trách Mỹ “sờ gáy” và phạt rất nặng. 

Tuy nhiên, trong một thời gian dài, Huawei đã nhiều lần tiết lộ về một hệ điều hành khác do công ty tự phát triển để đối phó với trường hợp xấu nhất. Nhiều khả năng hệ điều hành riêng của Huawei sẽ dựa trên nền tảng Android nguồn mở AOSP (Android Open Source Project) được Google cấp phép miễn phí trên toàn thế giới. Nhưng phiên bản AOSP cũng chứa đựng nhiều điểm thiếu sót so với bản Android được Google hỗ trợ chính thức như các bản vá bảo mật định kỳ, các ứng dụng cốt lõi bị Google rút ra và đưa lên Playstore để tăng cường bảo mật, cũng như không hề được hỗ trợ trực tiếp các nền tảng dịch vụ của Google.

Do đó, Huawei không hẳn là đứng trước cửa tử, mảng di động của họ vẫn còn hai con đường sống duy nhất là tại chính quê nhà Trung Quốc – nơi Huawei đang có thị phần lớn nhất, và thị trường thứ hai là Nga – vốn cũng là nơi mà các dịch vụ của các công ty Mỹ không có nhiều tầm ảnh hưởng.

Trung Quốc, hiện đã xây dựng được một nền tảng dịch vụ đủ mạnh mà không cần đến sự tồn tại của Google. Đối với Nga, cũng ở trạng thái tương tự, sẽ là hai “miền đất hứa” tốt nhất mà Huawei có thể “nương tựa” vào thời điểm này. Bên cạnh đó, việc đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng mạng ở Nga cũng có thể là bước đi khôn ngoan của Huawei bởi tiềm năng tại đây vẫn còn rất lớn.

Hiện tại, thông tin chi tiết về các dịch vụ cụ thể vẫn đang được thảo luận nội bộ tại Google, và các luật sư của Huawei cũng đang nghiên cứu tác động từ những quyết định mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra. Chắc chắn doanh số của công ty này sẽ bị ảnh hưởng ngay từ lúc này, nhưng như đã đề cập, đó vẫn chưa phải là cửa tử của Huawei. 

NVTveron

Đòn trừng phạt của Mỹ nhắm vào Huawei, thê thảm “tứ bề”

Chính phủ Mỹ vừa thông qua lệnh cấm hợp tác với Huawei đối với các công ty công nghệ Mỹ, chỉ một lệnh ban ra, đã dồn hãng công nghệ lớn này vào cửa khó “sống sót” ở nhiều mảng sản phẩm.

Hoa Vĩ, vì đâu nên nỗi!

Cơn ác mộng thực sự sẽ đến với Huawei nếu thông tin Google cắt quyền truy cập của Huawei vào các ứng dụng và cập nhật chính của Android thành hiện thực trong vài ngày tới.

Huawei Việt Nam trao tặng 20 máy tính cho trường học tại Phú Thọ

Chương trình trao tặng máy tính kết hợp tư vấn khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, tặng quà đối tượng chính sách, và phát động cuộc thi đi bộ “10.000 bước chân mỗi ngày” đã diễn ra ngày 18/5 tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Doanh nghiệp Việt sản xuất thành công tủ điện hạ thế theo công nghệ Schneider

Ngày 17/5, Công ty TNHH Đạt Vĩnh Tiến ra mắt sản phẩm tủ điện hạ thế Prisma iPM được sản xuất theo công nghệ của tập đoàn Schneider Electric.

Ra mắt hệ điều hành DiskStation Manager 6.2.2

Synology vừa phát hành bản cập nhật mới nhất cho nền tảng quản lý dữ liệu DiskStation Manager 6.2.2.

5G làm rạn Apple?

Trong khi các đối thủ đã có những bước tiến quan trọng trong công nghệ 5G, thì Apple vẫn tuyệt nhiên chưa có một động thái đáng kể nào cả. Táo khuyết đang chủ động đứng ngoài cuộc chơi hay “muốn mà không được”?

Như một lời “tạ từ” với smartphone HTC

Từng một thời nằm trong top những thương hiệu smartphone hàng đầu, dẫn dắt mọi xu hướng thiết kế, nhưng do quá chậm chạp trong đổi mới khiến HTC đã không còn là chính mình. Nhiều khả năng hãng sẽ sớm rời bỏ thị trường smartphone trong thời gian tới, ít nhất tại Trung Quốc.

Điện thoại Nokia sẽ sử dụng công nghệ 5G của Qualcomm

HMD Global đã chính thức ký kết thỏa thuận với Qualcomm về việc cấp phép bằng sáng chế 5G Multimode toàn cầu cho các thiết bị single-mode và multimode do HMD Global sản xuất và bán dưới thương hiệu Nokia.

HTC đầu năm 2019 – “Ông lớn” gãy cánh, đặt niềm tin vào tiền ảo và nền tảng thực tế ảo

HTC đã từng là một công ty có tiếng nói lớn trên thị trường di động nói riêng và công nghệ nói chung, nhưng giờ đây, tất cả với họ chỉ còn là quá khứ. Công ty này đã mất chỗ đứng trên thị trường smartphone toàn cầu và giờ đây, họ đang đặt cả “mạng sống” của mình vào tiền ảo và nền tảng thực tế ảo Vive.

Epson bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới

Ông Ando Munenori vừa được Seiko Epson chính thức bổ nhiệm vị trí Giám đốc Điều hành Epson Singapore, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời giữ quyền Tổng Giám đốc Epson Thái Lan và Epson Philippines.