Không có các công ty Mỹ, mảng điện thoại Huawei sẽ “sống” như thế nào?

Mọi thứ dường như đang chống lại Huawei, chống lại "giấc mơ" đứng đầu thế giới di động. Không còn hợp tác với Mỹ, Huawei sẽ tìm "ai" để tự cứu mình?

Huawei đang trải qua những ngày đen tối khi liên tiếp nhận được thông báo ngừng kinh doanh với các công ty Mỹ vì lệnh cấm. Google cùng nhiều công ty công nghệ Mỹ đình chỉ kinh doanh và sau đó là ARM cũng có động thái “chí mạng”: rút giấy phép hợp tác với công ty Trung Quốc. 

Trong một động thái trấn an thị trường và người dùng, Huawei cho biết họ đã tích trữ đủ linh kiện để tiến hành sản xuất một cách bình thường trong vòng ba tháng đến một năm tới. Nhưng câu hỏi đặt ra là: đến một lúc nào đó, kho dự trữ của Huawei sẽ cạn kiện và công ty sẽ phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn. Thứ hai hãng này tìm cách sản xuất điện thoại thông minh mà không có công nghệ Mỹ hoặc loại bỏ hoàn toàn mảng kinh doanh điện thoại thông minh.

Xét đến tình hình hiện tại, nhiều ý kiến đã phần đông nghiêng về cái kết thứ hai dành cho Huawei, nhưng sẽ thế nào nếu Huawei có thể làm được điều kì tích là “cho ra một sản phẩm di động không hề dính líu tới các tài sản trí tuệ của người Mỹ”?

Để biết Huawei có khả năng thay đổi nguồn cung ứng cho bản thân tới mức nào, cách tốt nhất là xem xét nguồn gốc các linh kiện phục vụ cho sản phẩm cao cấp mới nhất của công ty là chiếc P30 Pro. Dưới đây là một cái nhìn về mọi thành phần mà Huawei sẽ cần thay đổi trong các mẫu điện thoại kế nhiệm P30 Pro, theo nhận định của iFixit.

Kính cường lực

Không có các công ty Mỹ, mảng điện thoại Huawei sẽ "sống" như thế nào? - resizer

Huawei P30 Pro sử dụng kính cường lực Gorilla Glass của Corning và đây là một công ty có trụ sở tại Mỹ. Trong trường hợp Corning chấm dứt hợp tác với Huawei, công ty Trung Quốc có thể tim kiếm một số đối tác khác ngoài Mỹ, đó là AGC Asahi của Nhật Bản. Công ty này vốn đang cung cấp kính cường lực Dragontrail và sản phẩm Pixel 3A của Google đang sử dụng loại kính cường lực này.

Bộ nhớ flash

Không có các công ty Mỹ, mảng điện thoại Huawei sẽ "sống" như thế nào? - 4284591 Micron DRAM

Huawei đã lựa chọn Micron để cung cấp các bộ nhớ flash cho P30 Pro. Đây là công ty có trụ sở tại Mỹ và cũng vừa thông báo đình chỉ hợp tác với Huawei. Trong trường hợp này, Huawei có thể lựa chọn các công ty khác như Toshiba hay Samsung, thậm chí có thể sự sản xuất bộ nhớ flash riêng của mình bởi một số thông tin gần đây cho biết công ty con HiSilicon của Huawei sẽ sớm đưa vào vận hành một nhà máy sản xuất bộ nhớ flash riêng.

Module hỗ trợ 3G và LTE

Không có các công ty Mỹ, mảng điện thoại Huawei sẽ "sống" như thế nào? - kirin os will the huawei os have something to do against ios and android

P30 Pro sử dụng module hỗ trợ 3G và LTE của Skyworks và Qorvo để cung cấp cho thiết bị khả năng hoạt động với nhiều băng tần 3G/ LTE trên toàn thế giới. Cả hai công ty trên cũng đều nằm tại Mỹ. Các module của Skyworks và Qorvo cũng rất phổ biến trên nhiều điện thoại khác, như trên mẫu Galaxy S10 của Samsung chẳng hạn.

Thực tế việc Huawei lựa chọn 2 công ty Mỹ này nhằm giúp chiếc P30 Pro có thể hoạt động được với cơ sở hạ tầng mạng tại Mỹ. Tuy nhiên, ảnh hưởng lệnh cấm và nếu không được sử dụng thì họ sẽ cần tìm kiếm một nhà cung cấp khác, hoặc đơn giản là tự phát triển module của riêng mình để trước mắt có thể tương thích với một số nhà mạng nhất định.

Hệ điều hành

Không có các công ty Mỹ, mảng điện thoại Huawei sẽ "sống" như thế nào? - 1 WsiEaWh lpoR1PyffErU2A

Việc Google rút giấy phép sử dụng Android của Huawei sẽ khiến công ty chỉ có thể lựa chọn dự án Android mã nguồn mở (AOSP) để phát triển hệ điều hành cho điện thoại của mình. Nhưng điều này cũng dẫn đến hậu quả là người dùng điện thoại Huawei thế hệ tiếp theo sẽ khó có thể kết nối được đến các ứng dụng và dịch vụ do Google tạo ra và điều đó có nghĩa là các thiết bị của Huawei sẽ bị tụt hậu về các tính năng bảo mật.

Tuy nhiên, điểm may mắn là các thiết bị hiện tại của Huawei sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi này quá sớm. Mặc dù, đối với các thiết bị sắp ra mắt, bao gồm cả điện thoại Mate X có thể gập lại của Huawei, nó có thể là một câu chuyện khác .

Màn hình OLED

Không có các công ty Mỹ, mảng điện thoại Huawei sẽ "sống" như thế nào? - face

Đây là một điểm may mắn cho Huawei khi chưa cần phải thay đổi đối tác cung ứng. Lý do chính nằm ở việc các công ty cung ứng OLED đều nằm ngoài Mỹ. Samsung và LG cung cấp phần lớn nguồn cung màn hình OLED cho thế giới và Huawei sử dụng tấm nền từ cả hai, cùng với công ty nội địa Trung Quốc BOE. Có khả năng ba công ty này sẽ tiếp tục bán màn hình cho Huawei. Trong tương lai, Japan Display cũng có thể là một lựa chọn cung ứng cho Huawei về nhu cầu tấm nền OLED.

Camera và RAM

Không có các công ty Mỹ, mảng điện thoại Huawei sẽ "sống" như thế nào? - 2534570433

Module camera trên chiếc Huawei P30 Pro được sản xuất chủ yếu bởi công ty Sunny, đặt tại Trung Quốc và cảm biến hình ảnh mua của Sony (Nhật Bản). Trong khi đó, bộ nhớ RAM được Huawei đặt hàng với SK Hynix của Hàn Quốc. Đây là sự thay đổi quan trọng bởi trước đó, thế hệ P20 Pro tiền nhiệm đã sử dụng RAM của Micron (Mỹ). 

Chip xử lý

Không có các công ty Mỹ, mảng điện thoại Huawei sẽ "sống" như thế nào? - 107060096 841fb1c5 18de 450c a0aa e022195243ab

Đây chính là mảng phần cứng bị ảnh hưởng nặng nhất của Huawei khi ARM tuyên bố chấm dứt hợp tác. Các con chip Kirin của công ty phụ thuộc rất nhiều vào các giấy phép bản quyền của ARM và khi bị chấm dứt hợp tác, đồng nghĩa với việc các con chip Kirin thế hệ tiếp theo sẽ không được dùng bất kỳ thành phần nào khác đến từ ARM.

Trong trường hợp lý tưởng nhất, Huawei tự mình đưa ra được kiến trúc chip riêng nhưng vấn đề tương thích ứng dụng sẽ lại là một câu hỏi lớn bởi các ứng dụng Android hiện nay chỉ tương thích với 2 kiến trúc ARM và X86, và chúng đều có liên quan đến Mỹ. Huawei cũng khó có thể mua các con chip đến từ các nhà cung ứng khác ngoài Mỹ như Samsung, Mediatek bởi các con chip này cũng sử dụng rất nhiều giấy phép của ARM. Do đó, đây có thể coi là cú đánh chí mạng vào mảng sản xuất chip nói riêng và mảng di động nói chung của Huawei. Và để sống sót, Huawei có lẽ phải tự nghiên cứu và sản xuất con chip riêng của mình. Vấn đề là thời gian quá gấp có đủ để họ tạo ra con chip mới, đó là một thách thức lớn.

Dù sao, nếu vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử hình thành của công ty, Huawei sẽ cho thấy họ không phải “tay chơi” vừa trong ngành sản xuất di động toàn cầu . Qua đó cũng thể hiện rõ nét được điều mà nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã nói: “Chúng tôi không thể bị cô lập khỏi thế giới. Chúng tôi có thể tạo ra các chip như chip của Mỹ”. Đây cũng lời đáp trả xứng đáng dành cho Mỹ khi đã “đánh giá thấp” sức mạnh của ông lớn viễn thông Trung Quốc.

NVTveron

Tự ý chuyển đổi gói cước, FPT Telecom “hứng gạch” từ người dùng

FPT Telecom đang hứng chịu nhiều “gạch đá” của người dùng trên khắp trang mạng xã hội khi bất ngờ gửi thông báo về việc sẽ chuyển đổi gói cước sử dụng Internet ngay trong đầu tháng sau mà không hỏi ý kiến trước.

Vì sao “mất” ARM lại khiến Huawei thê thảm hơn so với Google?

Tưởng chừng như Google là đòn chí mạng mà phía Mỹ “dành” cho Huawei, nhưng không, ARM mới thực sự là “con bài” khiến cho nhà sản xuất Trung Quốc điêu đứng và khốn đốn.

HP ra mắt hệ thống cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam

Ngày 22/5 tại sự kiện “HP Vietnam Day 2019 – Cùng thúc đẩy tương lai” diễn ra ở Hà Nội, HP đã chia sẻ định hướng và những hợp tác chiến lược của hãng tại thị trường Việt Nam.

Dcorp R-Keeper Việt Nam mở rộng, tập trung vào phân khúc nhà hàng và bán lẻ

Ngày 22/05/2019, tại TPHCM, Công ty Dcorp R-Keeper Việt Nam tổ chức buổi công bố “Chiến lược mở rộng thành Technology Holding” sau hơn 10 năm hoạt động, với tầm nhìn trở thành một tập đoàn công nghệ chuyên sâu trong việc tư vấn và triển khai giải pháp quản lý cho ngành Hospitality, Retail, Công nghệ Thanh toán và các Dịch vụ quản trị hệ thống IT.

Viettel đoạt hai giải thưởng tại Telecom Asia Awards 2019

Viettel đã được xướng tên ở 2/5 hạng mục tại vòng chung kết Giải thưởng Viễn thông Châu Á – Telecom Asia Awards 2019, vào ngày 20/5 vừa qua.

Trí tuệ nhân tạo và robot đang khiến các nhà máy thông minh hơn

Trí thông minh nhân tạo (AI) và Robot giúp giảm thiểu sai sót trong bảo trì, tăng năng suất và chất lượng hoạt động, đồng thời giảm thiểu tai nạn lao động trong các nhà máy sản xuất hiện đại.

Ai là người thắng, kẻ thua khi Huawei bị cấm?

Các công ty chủ chốt của Mỹ đã ngừng giao dịch với Huawei trong một động thái có thể làm thay đổi toàn bộ bối cảnh di động. Vấn đề có thể bắt đầu với Huawei, nhưng nó sẽ lan rộng đến người tiêu dùng, nhà cung cấp linh kiện và các nhà sản xuất smartphone khác.

Không còn Google chống lưng, điện thoại Huawei “sống sao”?

Việc bị dừng mọi hỗ trợ, hợp tác liên quan tới công nghệ và các dịch vụ cho Android từ Google, nhà sản xuất Huawei chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến mảng di động của mình. Nếu mất đi hợp tác này, liệu Huawei có tồn tại nỗi trong thị trường di động toàn cầu không?

Đòn trừng phạt của Mỹ nhắm vào Huawei, thê thảm “tứ bề”

Chính phủ Mỹ vừa thông qua lệnh cấm hợp tác với Huawei đối với các công ty công nghệ Mỹ, chỉ một lệnh ban ra, đã dồn hãng công nghệ lớn này vào cửa khó “sống sót” ở nhiều mảng sản phẩm.

Hoa Vĩ, vì đâu nên nỗi!

Cơn ác mộng thực sự sẽ đến với Huawei nếu thông tin Google cắt quyền truy cập của Huawei vào các ứng dụng và cập nhật chính của Android thành hiện thực trong vài ngày tới.