Intel Việt Nam –dấu ấn 2012

Intel có thể xem là hãng công nghệ nước ngoài luôn đồng hành với ngành giáo dục đào tạo Việt Nam và có nhiều đóng góp rõ nét nhất trong các chương trình phổ cập tin học đến cộng đồng.2012 là một năm mà Intel Việt Nam đã ghi dấu nhiều mốc son thành công đó. TH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với ông Mai Sean Cang, Tổng Giám đốc Intel Việt Nam để cùng nhìn lại một năm qua cũng như hướng tới mục tiêu chiến lược năm tới.

Intel Việt Nam –dấu ấn 2012 - image00129

Ông Mai Sean Cang, TGĐ Intel Việt Nam



Năm 2012 là một năm rất thành công đối với Intel toàn cầu cũng như Intel Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua những con số tăng trưởng doanh thu, trong quý 3/2012 Intel đã đạt mức tăng kỷ lục so với thời gian trước. Tại Việt Nam, dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng Intel Việt Nam đã ghi được những dấu son rất đáng giá. Cụ thể, vào đầu năm chúng tôi đã giới thiệu rộng rãi đến người tiêu dùng bộ vi xử lý thế hệ thứ 3 tên mã Ivy Bridge, giữa năm chúng tôi đã lần lượt cùng hầu hết các hãng sản xuất máy tính ra mắt những dòng laptop thiết kế theo chuẩn Ultrabook sử dụng bộ vi xử lý mới.

Dấu son trong năm 2012 không thể không nhắc đến là dòng máy tính All in one mà Intel đã hỗ trợ công ty Viết Sơn sản xuất và ra mắt thị trường. Riêng về dòng máy tính All in one, so với khu vực châu Á- TBD thì Intel Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá ngoạn mục. Điều đó hứa hẹn một nền tảng vững chắc cho kế hoạch xuất khẩu máy tính này ra nước ngoài của chúng tôi trong năm nay. Ngoài những dòng máy tính All in one có thể xem tivi đã được giới thiệu người dùng, quý 1/2013 chúng tôi sẽ ra mắt máy tính All in one mới có thể chạy bằng pin (tương tự như một bộ lưu điện UPS hay bình ắc-quy) dùng cho người dân ở vùng sâu vùng xa – nơi thiếu hoặc có nguồn điện không ổn định.

Bên cạnh đó, Intel Việt Nam đã vinh dự nhận được khá nhiều giải thưởng do chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ trao tặng: giải thưởng Doanh nghiệp xanh của UBND TPHCM, và gần đây là giải Doanh nghiệp xuất sắc 2012 do Ngoại trưởng Hoa Kỳ trao tặng cho những đơn vị đi đầu trong các hoạt động xã hội và có nhiều đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế tại quốc gia nơi họ đang làm việc. Đặc biệt, trong top 10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2012 của Việt Nam vừa được bình chọn, có sự kiện 3 em học sinh trường THPT Hà Nội Amsterdam đoạt giải Nhất lĩnh vực Điện và Cơ khí tại ISEF 2012 tổ chức ở Mỹ. ISEF được ví như một giải Nobel thiếu nhi toàn cầu, là cuộc thi khoa học và kỹ thuật quốc tế lớn nhất thế giới dành cho học sinh khối phổ thông do Intel tổ chức hàng năm. Và 2012 là năm đầu tiên học sinh Việt Nam đã giành được giải cao nhất ở sân chơi này.Giải thưởng ISEF hiện đã được Bộ GD&ĐT Việt Nam đưa vào giải thưởng chính quy, học sinh đoạt giải đều được tuyển thẳng vào đại học.

Phổ cập tin học trên Facebook

Còn các chương trình phổ cập tin học cho cộng đồng, chắn hẳn Intel Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong năm nay?

Vâng, chúng sẽ tiếp tục và mở rộng quy mô lớn hơn. Mô hình phổ cập tin học năm 2013 cũng sẽ giống năm trước, tuy nhiên năm nay chúng tôi sẽ chú trọng nhiều hơn nữa đến mảng giáo dục, đào tạo, các bài giảng học Anh văn, khoa học… qua đó người học có thể tự học ở trường, ở nhà, thậm chí ở các quán cà phê. Nhân tiện nói về phổ cập tin học, Intel Việt Nam đặc biệt rất cảm ơn Bộ TT-TT và báo TH&ĐS đã luôn đồng hành cùng Intel trên mỗi chặng đường.

Hành trình PC Motor Caravan 2012 phổ cập tin học đến các tỉnh thành rất thành công và được Intel khu vực đánh giá cao. Vì vậy trong năm nay chúng tôi sẽ tiếp tục hình thức phổ cập đến tận nơi, chỉ dạy tận tay này. Ngoài ra từ giữa tháng 1/2013, chương trình phổ cập tin học do Intel Việt Nam phối hợp đài truyền hình VTC sẽ chính thức lên sóng chương trình, vào lúc 12g trưa thứ 3 và thứ 6 hàng tuần (phát lại lúc 20g thứ 4 và thứ 7). Theo kế hoạch, trong 6 tháng đầu năm, chúng tôi sẽ phát sóng 16 clip bài giảng trên tivi và trên hệ thống tivi của ngành đường sắt. Các bài giảng cũng như MC đứng lớp đều được cố vấn và thực hiện bởi các giáo viên trường ĐHQG Hà Nội. Đó bao gồm là những bài giảng về các ứng dụng thiết thực trong sử dụng máy tính, của các tính năng cơ bản trong Word và Excel, như cách viết thư, viết đơn xin việc, soạn thảo văn bản…

Song song với hai hình thức phổ cập trực tiếp theo đoàn PC Motor Caravan và dạy trên tivi, chúng tôi cũng sẽ đồng thời đưa chương trình giảng dạy này lên mạng xã hội (Facebook Intel Việt Nam), tạo môi trường dạy trực tuyến tương tác với người học. Để gây hứng thú cho người học, hàng tháng chúng tôi sẽ đưa ra những bài giảng mới, ở đó người học có thể tích lũy tín chỉ để đổi quà. Trên môi trường online hiện này người dùng thường chỉ hay hưởng ứng những việc gì vui vẻ, còn chuyện học hành thì khá thờ ơ, vì vậy việc Intel đưa chương trình phổ cập tin học lên online cũng được xem là đơn vị tiên phong thử nghiệm.

Nhưng những người đã biết lên mạng xã hội thì đều đã là “cao thủ” cả rồi, đâu cần phải phổ cập tin học nữa làm gì, thưa ông?

Đúng như vậy, đã biết lên Facebook rồi thì không cần phải phổ cập tin học nữa, đó là điều mà Intel cũng rất băn khoăn. Song giải pháp mà Intel nhận thấy và đưa ra ở đây chính là thông qua mạng xã hội để làm truyền thông cho chương trình, kích thích những người chưa biết, chưa từng tham gia mạng xã hội, giúp họ biết cách tạo một tài khoản trên mạng để đăng ký tham gia học chẳng hạn. Không chỉ Facebook mà Intel sẵn lòng hợp tác với bất cứ doanh nghiệp phần mềm trong nước nào có những chương trình dạy học online để cùng nhau lan tỏa phương thức học hiệu quả này. Tóm lại, chúng tôi muốn phổ cập tin học đến người dân trên nhiều mặt trận, tận dụng những lợi thế độ phủ rộng của 85% người dân dùng tivi, 25-30% giới trẻ Việt Nam vào Facebook, và sự hăng hái của các tình nguyện viên trong hành trình Motocaraval.

Được biết, đối với người dùng lẻ, khối doanh nghiệp tư nhân hoặc cơ quan nhà nước thời gian qua Intel Việt Nam cũng đã cùng các đối tác đưa ra nhiều gói giá trị cộng thêm cho khách hàng.Ông đánh giá thế nào về hiệu quả và có kế hoạch triển khai gì trong năm 2013?

Ngày nay người dùng khi mua một chiếc máy tính không còn đơn thuần chỉ là một thiết bị thiên về phần cứng, thế nên cái mà Intel và các đại lý của mình muốn là mang lại sự trải nghiệm cho người dùng. Đối với khối doanh nghiệp nhỏ đa ngành nghề chúng tôi đã đưa những gói giải pháp gồm các phần mềm kế toán, khai báo thuế qua mạng, các phần mềm tính tiền, tính hàng tồn kho… cơ bản.Với khối doanh nghiệp lớn hoặc khối chính phủ, chúng tôi cung cấp những giải pháp bảo mật thông tin.Trong năm 2013 này chúng tôi sẽ đẩy mạnh hợp tác với các sở TT-TT tổ chức những hội thảo chuyên sâu về bảo mật.Với người dùng lẻ, chúng tôi cũng kết hợp với Phần mềm sinh viên để tặng kèm những phần mềm học tập và giải trí bổ ích.

Intel Việt Nam –dấu ấn 2012 - dd4dttyo


Vi xử lý di động sẽ là át chủ bài

Intel đã quá thành công và thắng thế thượng phong trong kiến trúc vi xử lý lĩnh vực máy tính. Sân chơi vi xử lý cho di động Intel cũng đã tham gia nhưng có vẻ khá mờ nhạt so với đối thủ ARM. Liệu Intel có giải pháp gì đột phá để đánh chiếm mặt trận này không, thưa ông?

Hiện các hãng sản xuất di động như Motorola, Lenovo, Solo (Ấn Độ), Ogran (Pháp) đã tích hợp chip di động của Intel vào trong một số sản phẩm của mình. Cũng đã có một số tên tuổi di động lớn hơn sử dụng chip di động của Intel nhưng hiện tại chúng tôi chưa có thể tiết lộ được. Intel cũng chỉ mới bắt đầu sân chơi di động, vẫn còn nhỏ so với kiến trúc ARM đã quá trưởng thành. Xét về mặt kiến trúc Intel cũng đã có, thời gian tới Intel sẽ tung ra những sản phẩm tối ưu cho di động, tuy nhiên để cạnh tranh ngang ngửa với ARM thì thẳng thắn mà nói phải mất nhiều thời gian. Vả lại, lộ trình chip Atom trong 1-2 năm tới sẽ rất mạnh, Intel xác định đây là con át chủ bài của Intel để cạnh tranh với bộ vi xử lý của những đối thủ cạnh tranh.

Intel kiên định con đường phát triển vi xử lý di động của mình, vì đây là tương lai của Intel. Intel đã rất ráo riết, đầu tư, nghiên cứu, phát triển, mua lại hãng bảo mật McAfee cũng là để đón đầu cho tương lai di động này. Hiện tại thiết bị di động dùng để trải nghiệm là chủ yếu nhưng trong tương lai với sự xuất hiện rộng rãi của Windows 8, giúp người dùng làm việc trên hầu hết các thiết bị di động nhưng vẫn tương thích với hệ điều hành cũ, vì vậy bài toán cũ tiếp tục được đặt ra là vấn đề bảo mật. Tôi đoán trong một thời gian không xa vấn đề bảo mật sẽ được đưa lên hàng đầu.

Nghĩa là Intel lấy lợi thế bảo mật để tấn công thị trường?

Không, điểm cốt lõi vẫn là về mặt kiến trúc cho di động, làm sao để tiết kiệm pin, làm sao để không ngốn nhiều pin khi vẫn cập nhật thông tin… Tại sự kiện triển lãm CES 2013 ở Mỹ diễn ra vào đầu tháng 1/2013 qua, Intel sẽ ra mắt nền tảng công nghệ di động cải tiến mới, cá nhân tôi đang rất háo hức đón chờ.

Chính thức nhậm chức Tổng Giám đốc Intel Việt Nam từ 10/2012, theo ông đâu là những điều mà ông cảm thấy tự hào vì mình đã làm được?

Tôi tự hào vì đội ngũ nhân viên Intel Việt Nam rất sáng tạo trong hầu hết các chương trình. Intel Việt Nam tự hào là một trong những công ty tâm huyết và có những hành động thiết thực đưa CNTT đến với cộng đồng, hỗ trợ công ty địa phương làm ra những giải pháp bán ra thị trường. Đó cũng là niềm tự hào của bản thân tôi.

Xin cảm ơn ông, và chúc Intel Việt Nam luôn sánh bước cùng TH&ĐS trong tất cả các chương trình!

Lưu Xuân (thực hiện)
Tin học & Đời sống tháng 1& 2. 2013

Vũ Tất Thắng: công nghệ cho chữ lên tiếng

Cúp vàng Teckmart Việt Nam năm 2012, công trình được giải thưởng báo cáo xuất sắc nhất do một tờ báo uy tín trong lĩnh vực công nghệ của Úc bình chọn cho “Phần mềm dịch tiếng nói hai chiều trên hệ điều hành Android”; Giải Nhì (không có giải Nhất) tại giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2012 với sản phẩm “biến báo điện tử thành báo nói ViNAS”… là các thừa nhận của xã hội cho hơn chục năm theo đuổi công nghệ phần mềm tiếng nói_ một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, của anh Vũ Tất Thắng.

Khu công nghệ cao TPHCM: Thành tựu trước, hi vọng sau

Năm qua, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng Khu Công nghệ Cao (KCNC) TPHCM nỗ lực tạo môi trường tốt để thu hút các nhà đầu tư, các công ty khoa học, công nghệ lớn trên thế giới. Kết quả thu hút đầu tư của KHCN TPHCM đã đem lại giá trị xuất khẩu sản phẩm CNC đạt trên 2,1 tỷ USD (tăng trên 40% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra)…

Thời đại mở, quản trị đừng đóng

Trong khi ERP là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang thờ ơ, nghi ngại hoặc nếu có muốn thì cũng không biết bắt đầu như thế nào và từ đâu.

Ông Phan Quốc Khánh, GĐ Công ty FAST – Thỏng tay vào thương trường…

Năm qua là một năm đầy sóng gió, lao đao, chật vật, vất vả của hầu hết những người làm kinh doanh. Nhưng giữa chốn thương trường đầy sóng gió đó ông Phan Quốc Khánh, Giám đốc Công ty Cổ phần Phần mềm FAST lại vẫn thong dong và khá lạc quan về tình hình kinh doanh, phát triển của công ty. Ông cũng có những quan điểm sống và quản trị khá đặc biệt.

Gia công phần mềm cho Nhật Bản: “Mẻ cá lớn và nguy cơ lưới thủng”

Theo khảo sát của tạp chí Nikkei Computer được công bố tại Ngày Công nghệ Thông tin Việt Nam ở Nhật Bản (Vietnam ICT Day in Japan 2013) diễn ra ngày 26/2/2013 tại Tokyo, thì Việt Nam đang là điểm gia công phần mềm (GCPM) được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn. Các doanh nghiệp Việt Nam có tận dụng được cơ hội “ngàn năm có một” này hay không là phụ thuộc vào chính họ!

Viettel và lợi thế người đi sau

“Công thức của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài chỉ gói gọn trong mấy chữ: nghĩ khác và lao động sáng tạo” đó là chia sẻ của Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Thiếu tướng Dương Văn Tính. Công thức này đã liên tiếp đưa Viettel thành công không chỉ ở các thị trường nước ngoài còn cả ở các giải thưởng quốc tế mà những tháng cuối năm 2012 Viettel liên tiếp nhận về.

Misa tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ khách hàng

Trong tháng 3/2012, Misa sẽ tổ chức các lớp tập huấn tư vấn trực tiếp hỗ hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng về việc quyết toán thuế năm 2012; hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ và áp dụng Thông tư số 16/2013 vào thực tế, Misa kết hợp với chuyên gia thuế tổ chức hội thảo với chủ đề: “Cập nhật Thông tư 16/2013/TT-BTC và hỗ trợ quyết toán trên MISA SME.NET 2012”…

Những bài học trong xây dựng chính phủ điện từ ở Hàn Quốc

Nếu xét về lịch sử phát triển thì việc xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT) ở Hàn Quốc cũng chỉ mới bắt đầu được triển khai từ đầu những năm 2000, cùng thời điểm ở Việt Nam khởi động Đề án 112.

Schneider Electric ra mắt bộ phần mềm vận hành trung tâm dữ liệu mới

Schneider Electric vừa giới thiệu bộ phần mềm vận hành trung tâm dữ liệu StruxureWare Data Center Operation dành cho các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ.

Thị trường phần cứng ICT 2013: Tìm ánh sáng cuối đường hầm

Theo đánh giá của IDC, thị trường ICT Việt Nam 2012 vẫn giữ được mức tăng trưởng từ 5-7%, trong khi các ngành hàng điện, điện tử, điện thoại di động thì lại giảm đáng kể. TH&ĐS qua tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng ICT đều được cho biết doanh số năm 2012 có tăng trưởng, nhưng xét về tổng lợi nhuận đều xuống mức âm. Nhiều doanh nghiệp dự báo tình hình sẽ càng thê thảm hơn trong năm 2013. Dưới đây là các ý kiến TH&ĐS đã ghi nhận được.