Với hướng tiếp cận đổi mới sáng tạo cho qui trình xử lý chất nền, Intel Products Vietnam đã tạo ra thêm hàng triệu sản phẩm, giúp Intel đảm bảo đủ nguồn cung trong giai đoạn khủng hoảng thiếu chất nền.
Trong nhiều năm qua, Intel đã gắn những tụ điện nhất định lên một mặt của chất nền, và việc gắn chúng trên bề mặt còn lại phụ thuộc vào nhà cung cấp. Hiện nay, Intel đã thực hiện gắn kết những thành phần này lên cả hai mặt của chất nền tại Nhà máy lắp ráp và kiểm định tại Việt Nam (Intel Products Vietnam – IPV). Để hiện thực hóa kế hoạch này, đội ngũ IPV đã dùng sàn nhà máy, mua thêm các công cụ bổ trợ và điều chỉnh các thiết bị có sẵn để chuẩn bị cho quá trình sản xuất số lượng lớn từ tháng 5/2021.
Nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất trong mạng lưới Intel với hơn 2800 nhân viên và được đầu tư xây dựng đến 1,5 tỷ USD. Tính đến năm 2021, IPV đã vận chuyển hơn 3 tỷ sản phẩm đến với khách hàng của Intel trên toàn thế giới sau 15 năm đi vào hoạt động.
Theo ông Kim Huat Ooi, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam, Intel đã hoàn thành qui trình lắp ráp chip nhanh hơn 80% và hỗ trợ nhưng nhà cung cấp chất nền phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn cung bằng việc áp dụng tính năng này cho nội bộ Intel.
Ngay từ thời điểm đầu của mùa dịch, nhu cầu điện toán tăng mạnh đã khiến cho ngành công nghiệp chất bán dẫn bị ảnh hưởng bởi sự đứt đoạn chuỗi cung ứng chưa từng có. Điều này đã gây ra sự thiếu hụt thành phần then chốt trong quy trình sản xuất chip, bao gồm chất nền vi phim tạo màng từ Ajinomoto (ABF), yếu tố căn bản mà hầu như tất cả bộ vi xử lý cao cấp trên thế giới đều cần.
Các CPU trước khi rời nhà máy sẽ được bao phủ giữa một lớp chất nền và một lớp tản nhiệt để định hình một sản phẩm hoàn chỉnh. Lớp phủ này giúp bảo vệ chip và tạo kết nối điện giữa vi xử lý và bo mạch chủ của máy tính.
Nếu nhìn thoáng qua, chất nền sẽ chỉ trông như một lớp nhựa mỏng màu xanh lá. Nhưng trên thực tế, chất liệu này được tổng hợp từ 10 lớp sợi thủy tinh, mỗi lớp được liên kết bởi một mạng lưới các liên kết kim loại phức tạp. Một con chip silicon phải đặt được trong phạm vi vài micromet (độ dày tương ứng của phần rất nhỏ của một sợi tóc) để phù hợp với các kết nối điện, từ đó cho phép truyền tín hiệu đi từ bo mạch chủ, qua chất nền, đến chip và quay trở lại.
Schneider Electric Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Tân Á Đại Thành, về việc sẽ cùng nghiên cứu và triển khai các giải pháp kỹ thuật số cho Khu đô thị Thông minh thuộc lĩnh vực bất động sản mà tập đoàn đang tập trung đầu tư phát triển.
Người dùng sẽ được ưu đãi trị giá 3,2 triệu khi đặt trước Watch GT 3 Pro, ưu đãi 1,7 triệu khi đặt trước Huawei Watch Fit 2.
Tháng 5/2022, Viện Hàng không Vũ trụ Viettel (VTX), một thành viên thuộc Tập đoàn Viettel chính thức được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho hai công trình thuộc lĩnh vực quang điện tử và công nghiệp vật liệu.
Phần mềm SAALEM – Giải pháp số hóa Quy trình nghiệp vụ tín dụng do công ty CPDV Công nghệ Tin học HPT phát triển, đạt giải Sao Khuê năm 2022, đã được triển khai toàn hàng cho một ngân hàng lớn từ tháng 6/2020 đến nay.
Keysight Technologies đã hỗ trợ tổ chức Chứng nhận toàn cầu GCF kích hoạt kế hoạch đo kiểm để xác nhận hợp chuẩn theo các chỉ tiêu kỹ thuật do tổ chức tiêu chuẩn toàn cầu 3GPP xác định, bao gồm đo kiểm hiệu năng tần số vô tuyến (RF) và xác nhận hợp chuẩn giao thức cho các thiết bị 5G NR mmWave vận hành trong chế độ độc lập (SA).
Samsung Vina chính thức khai trương cửa hàng ủy quyền cao cấp Samsung đầu tiên tại Đà Nẵng và miền Trung.
Ngay sau chiến thắng vang dội tại SEA Games 31, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức lễ chúc mừng và thưởng “nóng” cầu thủ 2 Đội với tổng trị giá 2 tỷ đồng.
Dòng chip SoC Dimensity 1050 mới được tích hợp modem 5G hỗ trợ băng tần mmWave lẫn Sub-6GHz, mang đến khả năng kết nối 5G liền mạch và tiết kiệm điện năng hơn cho các dòng smartphone gaming thế hệ mới.
One-Stop Shop (Một điểm đến cho mọi nhu cầu) là mô hình cung cấp hàng loạt sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong cùng một điểm đến duy nhất, mô hình này đang là kim chỉ Nam cho phát triển bền vững ngành E – logistics.
Khoản đầu tư 100 tỷ đồng sẽ giúp kỹ sư công nghệ FPT Software nâng cao năng lực về Data, AI, Cloud, IoT, Blockchain, Security… qua nền tảng học trực tuyến Udacity nổi tiếng.