Ngày 8/7, Huawei tổ chức trực tuyến hội nghị năng lượng toàn cầu lần thứ bảy với chủ đề "Bits định hướng Watts, xây dựng lưới điện thông minh được kết nối hoàn toàn”, hỗ trợ xây dựng các mạng lưới điện thông minh.
Tại hội nghị, Huawei đã mời các khách hàng toàn cầu, các đối tác, chuyên gia trong ngành, các nhà lãnh đạo trong ngành điện năng để thảo luận về tác động và việc ứng phó với đại dịch năm nay, khẳng định tầm quan trọng của các công nghệ 5G, AI, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.
Công ty điện lực China Southern Power Grid (CSG) cho rằng, các mạng lưới phân phối điện và người dùng cần có hệ thống truyền thông điện năng có tính năng kết nối rộng, băng thông cao, độ trễ thấp, độ tin cậy cao và triển khai nhanh.
Những tính năng này đảm bảo phân phối và đo điện thông minh, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà thông minh và phương tiện giao thông kết nối Internet (IoV). Công nghệ lớp cắt 5G cho phép truyền thông từ nguồn đến đích (end-to-end) của lưới điện thông minh, đảm bảo mạng lưới phân phối điện an toàn và đáng tin cậy cũng như nâng cao hiệu quả.
Đối với nền tảng dữ liệu đám mây, cung cấp khả năng lưu trữ và tính toán dữ liệu khối lượng lớn. Chúng cùng tích hợp tài sản dữ liệu từ nhiều hệ thống của một công ty điện lực vào trong một nền tảng. Thông qua xử lý và chia sẻ dữ liệu tốc độ cao, nền tảng này giúp hoàn thành các nhiệm vụ đầy thách thức khác nhau.
Ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc cùng với Huawei đã ứng dụng điện toán đám mây để xây dựng một trung tâm dữ liệu năng lượng mới. Hiện nay, công ty điện lực tỉnh này có thể dự đoán năng suất tái tạo chỉ đơn giản dựa trên dự báo thời tiết.
Bên cạnh đó, các công nghệ mới trong ngành ICT cũng có thể cải thiện hiệu quả hoạt động và bảo trì (O&M) của các công ty điện lực.
Huawei sẽ triển khai tập trung và quản lý từ xa hàng triệu xe điện (EV) và trạm sạc qua đám mây, cải thiện hiệu quả sạc và quản lý tuổi thọ pin thông qua phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của AI, và tăng hiệu quả quản lý bằng mạng tốc độ cao 5G – David Sun, Phó chủ tịch của Huawei Enterprise BG kiêm Chủ tịch của Nhóm kinh doanh năng lượng toàn cầu cho biết
Cùng với các đối tác, Huawei đưa ra các giải pháp dịch vụ thông minh như kiểm tra và phân phối lưới điện với sự hỗ trợ của AI, bao gồm phát điện, truyền tải, chuyển đổi, phân phối và tiêu thụ điện. Các công nghệ này hỗ trợ liên kết nối và trí thông minh dịch vụ của các thiết bị đầu cuối điện lực khác nhau.
TikTok for Business giới thiệu tính năng tự tạo quảng cáo và gói hỗ trợ 100 triệu USD cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Showroom mới tọa lạc tại Số 2 Hoàng Hoa Thám, phường 12, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh vừa được công ty CP TM – DV Phong Vũ đưa vào hoạt động từ ngày 5/7.
Chương trình “Phẫu thuật miễn phí dành cho các em nhỏ dị tật hàm mặt” do Ví điện tử MoMo và Tổ chức Phẫu thuật Nụ cười (Operation Smile Việt Nam) thực hiện đã vận động được 4 triệu heo vàng từ những “nhà nuôi heo”-một tính năng từ thiện trong ví điện tử MoMo, trị giá 1,1 tỷ đồng để phẫu thuật dị tật hàm mặt cho 120 em nhỏ.
Microsoft gần đây đã tuyên bố sẽ đóng cửa vĩnh viễn tất cả cửa hàng chính thống trên toàn thế giới.
Đó là tuyến cáp SJC2 (South East Asia – Japan 2 Cable System) kết nối các nước Singapore – Thái Lan – Việt Nam – Trung Quốc – Hàn Quốc – Nhật Bản.
Phần mềm quản lý bán hàng online Sapo Go chính thức mở thêm cổng kết nối với sàn thương mại điện tử Tiki nhằm mang lại nhiều tiện lợi hơn cho nhà bán lẻ. Trước đó phần mềm này đã kết nối với Shopee, Lazada và Sendo.
Trung tâm nghiên cứu mới ở Tampere sẽ chịu trách nhiệm về phần mềm, bảo mật và dịch vụ.
Hôm nay 3/7, GoViet – nền tảng đa dịch vụ theo yêu cầu tại Việt Nam công bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để trở thành Gojek Việt Nam.
Quyết định bỏ “Corporation” để chuyển sang “Group” cho thấy tập đoàn công nghệ Nhật Bản đang muốn hướng đến những hướng đi mới.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam trong hai năm qua do Trung tâm quản trị của Đại học RMIT và KPMG Việt Nam thực hiện, có 5 nhóm lý do phổ biến dẫn đến những thất bại trong chuyển đổi số ở các doanh nghiệp.