Mặc dù bị cấm làm việc với các công ty Mỹ, Huawei tự tin kinh doanh điện thoại sẽ tiếp tục phát triển mà không cần sự trợ giúp của Google, Microsoft và các nhà thiết kế chip như ARM. Nhưng sau khi tạm thời bị loại bỏ khỏi Liên minh Wi-Fi và Hiệp hội SD, cơ hội của Huawei sẽ khó khăn hơn khi quyết tâm vượt Samsung.
Theo lệnh được ký bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump, các công ty hàng đầu của Mỹ như Google, Microsoft, Intel, ARM… đã cắt đứt quan hệ với Huawei. Chính điều này khiến cho nhà sản xuất điện thoại Android và thiết bị mạng Trung Quốc đang gặp rắc rối lớn có thể phá vỡ hoạt động kinh doanh cũng như tác động đến tham vọng vượt qua Samsung để trở thành thương hiệu điện thoại lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Điều này khiến giảm hiệu quả dây chuyền cung cấp cho điện thoại trong tương lai (mặc dù các thiết bị hiện tại vẫn nhận hỗ trợ bảo mật của Google). Nhưng ông Trump cũng nói rằng việc tái hợp Huawei với các đối tác kinh doanh tại Mỹ – bao gồm các chuyên gia tư vấn cũng như các nhà sản xuất linh kiện – có thể được xem như là một phần của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Các hành động chống lại Huawei kéo dài từ năm 2012, nêu bật vai trò của các thương hiệu công nghệ trong mối quan hệ thương mại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc – 2 quốc gia coi mạng 5G là mấu chốt cho thành công của họ để thành cường quốc thế giới. Huawei hiện là nhà sản xuất phần mềm mạng 5G lớn nhất thế giới, nhưng liệu công ty có bị ảnh hưởng nếu thỏa thuận giữa 2 quốc gia không được giải quyết?
Điện thoại Huawei bị thiếu những gì?
Lệnh hành pháp của Trump chống lại “đối thủ nước ngoài”, bao gồm cả Huawei khi lo ngại rằng Huawei có thể bị chính phủ Trung Quốc buộc sử dụng thiết bị viễn thông (giúp tạo mạng 5G) để theo dõi các công ty và công dân Mỹ.
Kết quả là, điện thoại thương hiệu Huawei và Honor (và máy tính xách tay lai như dòng MateBook) rơi vào nhóm kinh doanh tiêu dùng của Huawei và bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm, cùng với hàng chục công ty con khác của Huawei.
Hành động này buộc các công ty Mỹ đình chỉ kinh doanh với Huawei cho các thiết bị trong tương lai, ngừng cung cấp phần mềm và linh kiện cho hãng sản xuất này. Điều đó có nghĩa Google và Microsoft sẽ không cung cấp phần mềm cho điện thoại Android hoặc máy tính Windows lai, trong khi Intel, Broadcom và ARM được cho là sẽ không hoạt động với thương hiệu này. Huawei cũng đã bị đình chỉ khỏi Liên minh Wi-Fi và từ Hiệp hội SD.
Những hành động này đã ảnh hưởng đến một công ty như Huawei, vốn sản xuất điện thoại Android dựa vào phần mềm Google và sử dụng các thiết kế ARM để tạo ra chip xử lý cho mọi điện thoại hoạt động. Nếu Huawei mất quyền truy cập vào Bluetooth, hoạt động kinh doanh điện thoại của họ bị hạn chế khá nhiều.
Có thể tồn tại, khó vươn xa
Huawei đã chứng minh rằng họ không cần phần mềm hoặc dịch vụ của Google để bán điện thoại ở Trung Quốc – vốn đã chặn các dịch vụ phần mềm của Google dựa vào chính sách nước sở tại, nơi Google bị đặt ngoài vòng pháp luật. Các công cụ được thay thế bằng các lựa chọn “cây nhà lá vườn”.
Huawei và thương hiệu Honor của họ cũng sử dụng giao diện phần mềm riêng, Emotion UI, do đó nó khác biệt hơn so với điện thoại Android khác như Motorola – vốn sử dụng phiên bản Android có liên quan chặt chẽ đến những gì mà mọi người thấy trên điện thoại Pixel của Google.
Bên cạnh đó, Huawei được cho là đang phát triển hệ điều hành riêng có tên mã Hongmeng, nhưng dường như nó vẫn chưa thể sẵn sàng ra mắt. Mặc dù công ty có thể dựa vào phần mềm nguồn mở của Google, nhưng Huawei sẽ triển khai các phiên bản Android mới hơn và sẽ bỏ lỡ hỗ trợ kỹ thuật của Google để khắc phục sự cố hệ điều hành và bảo mật điện thoại.
Nhưng ở bên ngoài Trung Quốc, việc thiếu cửa hàng ứng dụng và dịch vụ của Google sẽ lại là vấn đề khác. Mặc dù Huawei đang làm việc trên cửa hàng ứng dụng của riêng mình trước khi lệnh cấm diễn ra nhưng trong thực tế, cửa hàng chưa đủ sức để người dùng trên thế giới dựa vào. Đó là chưa kể đến việc rất nhiều người đã quá quen thuộc với dịch vụ phần mềm đi kèm với Android đến từ Google.
Huawei không cần đến chip từ Qualcomm để vận hành smartphone của mình mà dựa vào chip do bộ phận sản xuất chip của công ty, HiSilicon, phát triển, ví dụ trên các điện thoại như dòng Mate 20 và P20.
Nhưng Huawei cần giấy phép từ ARM – công ty thiết kế kiến trúc chip – để làm việc. ARM không có trụ sở tại Mỹ, nhưng các sở hữu trí tuệ của công ty lại đến từ phòng thí nghiệm R&D ở đó. May mắn cho Huawei là, do các công ty thường cấp phép thiết kế chip trong nhiều năm nên công ty không gặp rắc rối, trừ khi lệnh cấm kéo dài trong nhiều năm. Bản thân Huawei cũng thừa nhận công ty luôn cần chip Mỹ và công ty đang yêu cầu sự chấp thuận từ Washington để mua chip từ một nhà cung cấp, dù không tiết lộ tên doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của sự hỗ trợ
Ở một số quốc gia, như Mỹ, điện thoại không có sẵn trong các cửa hàng mà thay vào đó phần lớn dựa vào các nhà mạng. Ở những nơi khác, các nhà bán lẻ bên thứ ba hoặc các cửa hàng trực tuyến cung cấp trực tiếp sản phẩm đến người dùng.
Huawei có sự hiện diện mạnh mẽ ở các quốc gia quanh châu Âu, Trung Đông, châu Mỹ Latinh và châu Á. Nếu bị chặn làm việc trực tiếp với các nhà mạng hoặc bán lẻ trên toàn cầu do áp lực từ Mỹ, công ty có thể thực hiện cách bán hàng như đồng hương OnePlus và Xiaomi để phát triển thông qua các phương tiện khác nhau. Ngay cả khi đó là trường hợp, Huawei vẫn phải đối mặt với một vấn đề hình ảnh thương hiệu sau các các buộc của chính phủ Mỹ.
Lệnh cấm đối với Huawei sẽ kéo dài bao lâu?
Đã có những bằng chứng cho thấy ông Trump có thể giúp dỡ bỏ lệnh cấm đối với Huawei. Tổng thống nói rằng ông có thể sử dụng Huawei làm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc. Nếu hai siêu cường đạt được thỏa thuận, Huawei sẽ được phép tiếp tục tiến hành kinh doanh. Nó nhắc nhở đến những gì mà Tổng thống Mỹ đã làm với thương hiệu ZTE của Trung Quốc vào năm 2018, nơi lệnh cấm ZTE đã được dỡ bỏ sau khi công ty Trung Quốc chấp nhận các điều khoản khắt khe từ chính quyền Mỹ.
Samsung tiếp tục giữ thế thượng phong
Bất kể kết quả ra sao thì Samsung vẫn giữ được lợi thế trong thời điểm mà Huawei phải đối phó với cuộc khủng hoảng thương mại. Samsung chỉ phải chống lại sự tiến bộ của Huawei, trong khi Huawei phải chiến đấu ở 2 mặt trận: cố gắng đánh bại Samsung, trong khi cũng phải chống lại các cáo buộc rằng thiết bị của họ không được sử dụng để làm công cụ gián điệp.
Trong khi Huawei có thể tiếp tục tấn công thị phần Samsung nếu lệnh cấm kết thúc sớm, nhưng hãng điện thoại Trung Quốc sẽ không thể thực hiện điều này nhanh mà không được tiếp cận với các nhà mạng Mỹ cũng như các nhà cung cấp bộ phận thiết yếu cho mọi điện thoại.
An Yên
Kaspersky Lab và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) về tăng cường khả năng bảo vệ an ninh mạng.
Ngày 28/5 tại trụ sở chính ở Stockholm (Thụy Điển), hãng viễn thông Ericsson và Tập đoàn VNPT đã ký kết “Thỏa thuận hợp tác Đổi mới sáng tạo Công nghiệp 4.0 và Internet vạn vật”.
Ứng dụng gọi xe be vinh danh 200 Đối tác Tài xế xuất sắc khu vực phía Bắc và ra mắt Học viện Đào tạo Đối tác Tài xế – beAcademy cùng Cộng đồng Đối tác Tài xế – beCommunity tại Hà Nội.
Vietnamobile và Fayfay.com, công ty cung cấp dịch vụ du lịch trải nghiệm thực tế Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược và ra mắt FAY SIM – SIM được thiết kế dành riêng cho khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam.
Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (TCT CN- CNC) đã được Tập đoàn Viettel công bố thành lập ngày 24/5, sẽ tập trung vào hai lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, công nghiệp điện tử viễn thông. Hiện tại, Viettel đã nghiên cứu chế tạo thành công 78 sản phẩm công nghệ cao, làm chủ 68 công nghệ lõi với 111 sáng chế.
Mã bản quyền phần mềm bảo mật Kaspersky đang được bán tràn lan với lời quảng cáo giá rẻ giảm 40% hay thậm chí 50% so với giá bán lẻ nhà phát hành công bố. Sâu trong những mã bán đầy trên các trang bán hàng trực tuyến ấy, các nguy hiểm đang cận kề người mua.
Mọi thứ dường như đang chống lại Huawei, chống lại “giấc mơ” đứng đầu thế giới di động. Không còn hợp tác với Mỹ, Huawei sẽ tìm “ai” để tự cứu mình?
FPT Telecom đang hứng chịu nhiều “gạch đá” của người dùng trên khắp trang mạng xã hội khi bất ngờ gửi thông báo về việc sẽ chuyển đổi gói cước sử dụng Internet ngay trong đầu tháng sau mà không hỏi ý kiến trước.
Tưởng chừng như Google là đòn chí mạng mà phía Mỹ “dành” cho Huawei, nhưng không, ARM mới thực sự là “con bài” khiến cho nhà sản xuất Trung Quốc điêu đứng và khốn đốn.
Ngày 22/5 tại sự kiện “HP Vietnam Day 2019 – Cùng thúc đẩy tương lai” diễn ra ở Hà Nội, HP đã chia sẻ định hướng và những hợp tác chiến lược của hãng tại thị trường Việt Nam.