Huawei được cho là đang bắt đầu đàm phán với Nga để cài đặt hệ điều hành Aurora của Nga trên 360.000 máy tính bảng của mình nhằm mục đích phục vụ điều tra dân số Nga vào năm tới. Đây được xem là một dự án thí điểm và mở màn cho kế hoạch triển khai hệ điều hành của Nga trên các thiết bị Huawei trong tương lai.
Phát ngôn viên Huawei xác nhận họ đang thực hiện một cuộc đàm phán với Bộ Truyền thông Nga nhưng không cung cấp bất kỳ chi tiết nào khác. Chủ sở hữu của hệ điều hành Aurora là nhà mạng Rostelecom (Nga). Đây cũng là đơn vị thầu duy nhất mua máy tính bảng để phục vụ hoạt động tổng điều tra dân số ở Nga – quốc gia ước tính có dân số đạt 147 triệu người vào tháng 10 tới.
Người phát ngôn Bộ Truyền thông Nga, Rost Rostel từ chối đưa ra các thông tin về thỏa thuận bảo mật với Huawei, nhưng cho biết Bộ này đang xem xét kỹ lưỡng các thỏa thuận hợp tác.
Được biết, Huawei đã tìm kiếm các hệ điều hành thay thế cho Android của Google sau khi chính phủ Mỹ đưa nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ, khiến công ty mất quyền tiếp cận với các thành phần và công nghệ thiết yếu của Mỹ. Đây là một phần lý do khiến nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc ước tính doanh thu smartphone sụt giảm khoảng 10 tỷ USD trong năm nay.
Ngoài hệ điều hành Aurora của Nga, Huawei cũng đang chạy đua để phát triển một hệ điều hành của riêng mình mang tên Harmony nhằm chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất từ lệnh cấm của Mỹ, bị tước quyền truy cập vào các ứng dụng Android thiết yếu từ Google.
Vài tuần trước, Huawei đã giới thiệu sản phẩm chạy Harmony đầu tiên là chiếc Smart TV Honor Vision và có kế hoạch ra mắt một smartwatch chạy hệ điều hành này trong thời gian tới. Tuy nhiên, đại diện công ty khẳng định họ chưa có chiến lược nào trong việc đưa Harmony đến với smartphone, ít nhất trong giai đoạn còn lại của năm 2019. Theo công ty, họ vẫn ủng hộ nền tảng Android của Google, và chỉ xem Harmony là giải pháp dự phòng “trường hợp xấu nhất có thể xảy ra”.
An Nhiên
Trong Q2 2019, Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn 16.017 mã độc tống tiền (ransomware) – bao gồm cả những ransomware thuộc 8 họ mã độc mới. Số lượng ransomware mới này tăng hơn gấp đôi so với Q2 2018 (7.620 trường hợp).
Chiều tối 26/8, đoàn xe biển xanh 80A chở theo một số cán bộ mặc áo Viện Kiểm sát và thường phục đã đến tòa nhà MobiFone trên đường Dương Đình Nghệ (Cầu Giấy, Hà Nội).
Realme 5 và 5 Pro hai sản phẩm mới nhất vừa được Realme giới thiệu tại Ấn Độ và sắp lên kệ thị trường. Điểm nhấn của dòng sản phẩm này là hệ thống 4 camera sau, hỗ trợ sạc nhanh VOOV 3.0 20W và mức giá hấp dẫn trong tầm giá.
Hôm 22/8, Huawei đã chính thức giới thiệu hệ điều hành EMUI 10 tại thị trường Việt Nam. Đây là một trong những quốc gia được giới thiệu sớm nền tảng mới của Huawei.
Google Primer là ứng dụng miễn phí mới của Google, được cân đo nhằm giúp huấn luyện kiến thức kỹ thuật số và tiếp thị số tất cả người dùng, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vốn không có nhiều ngân sách cho việc này.
Viettel chính thức được Apple công nhận hỗ trợ eSim cho các dòng iPhone XS, XS Max, XR.
Sự chuyển đổi kỹ thuật số trong kỷ nguyên mới đang tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến không ít rủi ro cho doanh nghiệp SMB tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề bảo mật.
Bill Stasior, cựu giám đốc bộ phận Siri của Apple đã chính thức công bố rời Apple sau gần 1 thập kỷ để gia nhập bộ phận trí tuệ nhân tạo của Microsoft.
50% ứng viên nước ngoài đều phải trải qua cú sốc văn hóa khi làm việc tại Việt Nam – theo báo cáo “Ứng viên nước ngoài: Kỳ vọng và thách thức khi làm việc tại Việt Nam” do Navigos Group thực hiện dựa trên khảo sát các ứng viên đến từ nhiều châu lục và đa dạng về ngành nghề.
RedDoorz, nền tảng quản lý và đặt phòng khách sạn khu vực Đông Nam Á công bố đã gọi vốn thành công 70 triệu USD ở vòng Series C vào ngày hôm qua 19/8. Công ty cũng đang lên kế hoạch xây dựng trung tâm công nghệ tại Việt Nam.