Nhóm phụ trách thương hiệu Honor tại Việt Nam vừa chính thức phát đi thông báo cho biết, ngày 28/2/2020 là ngày làm việc cuối cùng của đội ngũ nhân viên Honor tại Việt Nam.
Chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào ngày 7/3/2018, thương hiệu con của Huawei đã mang đến cho người tiêu dùng rất nhiều sản phẩm chất lượng, trong đó đáng chú ý với hai sản phẩm Honor 7X và Honor 9 Lite có mức giá phải chăng. Tuy nhiên, trước sức ép của thị trường cộng thêm ảnh hưởng nặng nề từ việc công ty mẹ Huawei bị chính phủ Mỹ đưa vào danh sách đen đã khiến Honor phải công bố dừng “cuộc chơi” tại Việt Nam.
Việc Honor giải thể nhân sự tại Việt Nam chỉ sau gần 2 năm làm việc đã khiến nhiều người tiếc nuối cho thương hiệu từng đặt kỳ vọng lọt vào top 3 hãng smartphone lớn nhất Việt Nam vào năm 2021. Mặc dù vậy, đây là điều không quá bất ngờ trong bối cảnh Honor và công ty mẹ, Huawei, gặp phải rất nhiều khó khăn từ sau lệnh cấm từ Bộ Thương mại Mỹ.
Như đã biết, các smartphone Honor và Huawei được phát triển từ sau lệnh cấm của chính phủ Mỹ sẽ không được cài đặt sẵn các ứng dụng từ Google cũng như Google Play Store. Đây là những thứ rất quan trọng đối với người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Tuy nhiên, đại diện nhóm phụ trách thương hiệu Honor cho biết trong thời gian tới, các sản phẩm Honor vẫn được phân phối bởi nhà phân phối từ trước đến nay của công ty và một số sản phẩm Honor vẫn được bán chính hãng tại các cửa hàng. Đối với các hoạt động truyền thông hay marketing sẽ được tiếp quản bởi nhà phân phối và đối tác thay vì nhóm quản lý thương hiệu.
Đại diện Honor cũng không quên gửi lời tri ân đến người tiêu dùng Việt Nam đã ủng hộ sản phẩm của công ty trong suốt khoảng thời gian vừa qua.
An Nhiên
Chương trình Grab Ventures Ignite sẽ chọn ra tối đa 5 startup thắng cuộc, mỗi startup thắng cuộc có cơ hội nhận được khoản đầu tư 150.000 USD. Đối tác đầu tư của chương trình là Quỹ đầu tư mạo hiểm Gobi Partners.
Cổ phiếu của 5 công ty Big Tech đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 tăng mạnh trong những ngày gần đây, càng làm gia tăng nỗi lo về sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Phó Chủ tịch Android và Google Play, Sameer Samat, vừa cho biết với DPA rằng Google đã nộp đơn lên Chính phủ Mỹ đề nghị tiếp tục được giao dịch kinh doanh lại với Huawei.
Khảo sát “Hiệu quả hoạt động bảo mật” (Security Operations Effectiveness) của Keysight Technologies vừa công bố cho hay, 86% người tham gia khảo sát nhìn thấy giá trị cần thiết của các giải pháp kiểm thử bảo mật nhằm đánh giá hiệu quả của các giải pháp cũng như hiện trạng bảo mật của doanh nghiệp mình, sử dụng phương pháp thử nghiệm tấn công cả từ trong và từ ngoài doanh nghiệp.
Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security – VCS, một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội) đã hình thành xây dựng Trung tâm Giám sát và Phản ứng trên không gian mạng (SOC Managed Service) phạm vi toàn cầu, có khả năng phát hiện, phân tích, phản ứng, ngăn chặn và điều tra truy vết các sự cố về ATTT, đảm bảo ATTT cho các hệ thống CNTT.
Năm 1999, Amazon chỉ là một công ty khởi nghiệp hướng đến thị trường thương mại điện tử vẫn còn khá non trẻ. Nhưng với những tầm nhìn xa từ CEO Jeff Bezos, công ty đã nhận được rất nhiều thành công.
Nền tảng công nghệ về giao dịch bất động sản Propzy chính thức ra mắt dịch vụ thuê nhà siêu tốc nhằm kết nối người dùng với hơn 16.000 căn hộ/nhà phố sẵn sàng giao dịch.
Năm 2020 sẽ là một năm đánh dấu bước phát triển mới của OPPO với tham vọng bứt phá lên vị trí dẫn đầu. Mới đây nhất, thương hiệu này tung chiến dịch mới, bắt đầu với hashtag #Nhờcóbạn, OPPO tạo sự thích thú trong cộng đồng.
Lắc Xì cùng MoMo 2020 đã tổng kết có 8 triệu người chơi, 250 triệu lượt lắc cùng gần 110 triệu thẻ quà tặng gửi đến người dùng.
Ericsson vừa ra mắt hai giải pháp dịch vụ mạng dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), cho phép các nhà mạng bảo đảm các hệ thống mạng luôn hoạt động được an toàn và trải nghiệm người dùng tối ưu.