Theo kết quả nghiên cứu toàn cầu về ứng dụng điện toán đám mây do Cisco tài trợ, IDC thực hiện vừa công bố ngày 21/9/2016, nhu cầu ứng dụng điện toán đám mây đang gia tăng, nhưng chỉ số ít tổ chức có thể tối đa hóa giá trị mà điện toán đám mây mang lại.
Kết quả cho biết, gần 68% các tổ chức đang sử dụng điện toán đám mây để nâng cao kết quả kinh doanh, tăng 61% so với năm ngoái. Việc sử dụng điện toán đám mây ngày càng rộng rãi là nhờ vào các ứng dụng thuần đám mây, bao gồm các giải pháp bảo mật và Internet của Vạn vật (Internet of Things – IoT) trên nền tảng đám mây. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức (69%) không có chiến lược điện toán đám mây với cấp độ trưởng thành cao và chỉ 3% có chiến lược tối ưu hóa điện toán đám mây tạo ra kết quả kinh doanh vượt trội.
Các tổ chức “ứng dụng điện toán đám mây tiên tiến nhất” nhận thấy, lợi nhuận hàng năm của việc ứng dụng trên nền tảng đám mây tăng thêm 3 triệu đô la doanh thu và tiết kiệm 1 triệu đô la chi phí. Doanh thu tăng chủ yếu từ việc bán các sản phẩm và dịch vụ mới, dành được khách hàng mới nhanh hơn, hay khả năng bán hàng vào các thị trường mới nhanh hơn.
Nghiên cứu cũng cho biết, 95% các tổ chức đi đầu với chiến lược tối ưu hóa điện toán đám mây đã xây dựng được một môi trường CNTT lai sử dụng nhiều loại đám mây riêng và đám mây công cộng dựa trên các chính sách về kinh tế, vị trí và quản trị. Mức độ ứng dụng đám mây lai (các dịch vụ đám mây công cộng và đám mây riêng) khác nhau theo từng quốc gia, Hàn Quốc (55%), Nhật Bản (54%), Trung Quốc (52%), Đức (51) là những nước có tỷ lệ phần trăm cao nhất các tổ chức sử dụng kết hợp các dịch vụ đám mây công cộng và tài sản chuyên dụng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các tổ chức phải đối mặt với nhiều cản trở để đạt được cấp độ trưởng thành cao hơn của điện toán đám mây, bao gồm khoảng cách về năng lực và kỹ năng, sự thiếu vắng một chiến lược và lộ trình được định nghĩa rõ ràng, cấu trúc tổ chức cũ dạng silo và sự không tương ứng giữa công nghệ thông tin với lĩnh vực kinh doanh.
Kết quả này dựa trên nghiên cứu thị trường sơ cấp được thực hiện với các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm ra quyết định về CNTT trong hơn 6.100 tổ chức trên 31 quốc gia và đã thành công trong việc ứng dụng các đám mây riêng, công cộng và đám mây lai trong môi trường CNTT của họ. Doanh nghiệp có thể biến kết quả của nghiên cứu này thành các phân tích và hướng dẫn được cá nhân hóa bởi công cụ Cisco Business Cloud Advisor Adoption Report. Công cụ này cho phép các tổ chức thực hiện một khảo sát ngắn nhằm xác định cấp độ ứng dụng và những lợi ích kinh doanh liên quan so với các đối thủ trong ngành – theo ngành nghề, quy mô công ty và vùng địa lý.
Dịp này, Cisco đồng thời giới thiệu bộ sản phẩm mới Cloud Professional Services với những dịch vụ đám mây chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp định hướng trong ma trận điện toán đám mây và tối ưu hóa môi trường đám mây của mình. Các dịch vụ này giúp khách hàng san bằng khoảng cách về kỹ năng mà họ có thể gặp phải khi đẩy nhanh các chiến lược chuyển đổi số hóa và các sáng kiến ứng dụng thuần đám mây – ông Scott Clark, Phó Chủ tịch, bộ phận Advanced Services, Cisco cho hay.
Cụ thể, bao gồm các dịch vụ quản lý và đồng bộ đa đám mây mới cho trung tâm đám mây Cisco (Cisco Cloud Center) cho phép khách hàng xây dựng mô hình một lần, quản lý và triển khai ở mọi nơi; Các dịch vụ gia tốc đám mây mới (New Cloud Acceleration Services) giúp đẩy nhanh việc thiết kế và triển khai các giải pháp điện toán đám mây riêng truyền thống và các giải pháp thuần đám mây như OpenStack và nền tảng như một dịch vụ (PaaS); Các dịch vụ chuyển dịch ứng dụng và đám mây tiên tiến (Enhanced application and cloud migration services) nhằm tự động hóa và giảm rủi ro về độ phức tạp liên quan đến việc cài và dịch chuyển các ứng dụng và khối lượng công việc lên đám mây; Các dịch vụ chuyển đổi CNTT mới (New IT transformation services) tập trung vào các sáng kiến quản lý thay đổi liên quan đến DevOps nhằm giúp thống nhất các quy trình và năng lực kinh doanh cho phép khách hàng tích hợp và tối ưu hóa xuyên suốt môi trường truyền thống và DevOps và các bộ phận.
Ô Lâu
Viettel nằm trong số 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng nhiều nhất thế giới – theo thống kê của GSMA Intelligence vừa công bố.
Ông Paul Yankey, cựu giám đốc bán hàng hãng máy tính Dell sẽ đích thân chia sẻ về bí quyết này tại sự kiện cùng tên diễn ra vào ngày 2/10/2016 tại TP.HCM.
Bộ đôi My Passport Wireless Pro và My Cloud Pro được thiết kế cho cộng đồng sáng tạo, cho phép sao lưu nội dung trơn tru giữa các thiết bị, với tốc độ và khả năng cao, cả khi người dùng đang ở chụp hình ngoài trời, trong studio hay đang chỉnh sửa tại nhà.
Ngày 5/9/2016, Microsoft Việt Nam và trường Đại học Khánh Hòa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về lĩnh vực giáo dục đào tạo và phát triển công nghệ.
Trung tâm Dịch vụ Toàn cầu (Global Service Center – GSC) của Huawei đã chính thức khai trương ngày 28/8/2016 tại thành phố Bengaluru, Ấn Độ. Đây là trung tâm dịch vụ lớn nhất của Huawei, là nơi làm việc của hơn 1.000 kỹ sư, đang triển khai 50 dự án, phục vụ hơn 350 triệu thuê bao của 30 quốc gia.
Đây là vấn đề đang được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm, cũng là chủ đề chính được bàn sâu tại Diễn đàn tiếp thị trực tuyến 2016 do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức ngày 26/8/2016 tại Hà Nội.
Từ ngày 25/8/2016, Lazada áp dụng chính sách “Đổi trả tận nhà, hoàn tiền tận túi”.
Sáng nay, 25/8, hãng an ninh mạng Fortinet đã công bố tăng cường đầu tư tại Việt Nam với văn phòng mới và đội ngũ con người. Fortinet cũng cho biết đang tư vấn cho và có các khách hàng là các hãng bay và ngân hàng lớn tại Việt Nam.
Bộ công cụ phần mềm Schneider Electric DCIM (DCIM: Quản trị Hạ tầng Trung tâm Dữ liệu) phiên bản mới nhất giúp kết nối các thiết bị hạ tầng và công nghệ thông tin hiệu quả hơn, tăng cường năng lực quản trị và dịch vụ cho những nhà cung cấp dịch vụ cho thuê trung tâm dữ liệu (TTDL).
Công cụ Instagram cho Doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tìm thấy xu hướng và khách hàng mới, vốn đã xuất hiện tại Mỹ, Úc và New Zealands nay được tiếp tục ra mắt tại nhiều thị trường khác, bao gồm Việt Nam.