Ericsson được Gartner vinh danh là Leader (công ty dẫn đầu) trong Magic Quadrant năm 2021 cho hạng mục Cơ sở hạ tầng mạng 5G dành cho các Nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP).
Gartner đánh giá một cách toàn diện và độc lập các nhà cung cấp giải pháp 5G cho các CSP về mức độ hoàn thiện của tầm nhìn và khả năng thực thi, nhằm đưa ra tổng quan thị trường về khả năng của cơ sở hạ tầng 5G. Theo đó, Ericsson được xếp hạng Leaders (nhóm công ty dẫn đầu) trong báo cáo Gartner Magic Quadrant tháng 2/2021 cho hạng mục Cơ sở hạ tầng mạng 5G dành cho các CSP ghi nhận vị trí hàng đầu của công ty cả về tầm nhìn và khả năng thực thi.
Tiêu chí toàn diện được đánh giá về khả năng hỗ trợ hoạt động của các nhà mạng trở nên cạnh tranh, hiệu quả, hiệu suất cao, tác động tích cực thế nào đến doanh thu, khả năng giữ chân khách hàng và danh tiếng của nhà mạng. Về khả năng thực thi bao gồm đánh giá các sản phẩm và dịch vụ, khả năng đáp ứng thị trường và kết quả kinh doanh, tiếp thị, trải nghiệm khách hàng và khả năng phát triển dài hạn.
Fredrik Jejdling, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Giám đốc Bộ phận Mạng Ericsson cho biết, Ericsson hiện có hơn 130 thỏa thuận 5G thương mại với các CSP, và đảm bảo 79 mạng 5G đang hoạt động trên toàn cầu.
Đầu tư mạnh mẽ vào 5G từ giai đoạn nghiên cứu đến triển khai, Ericsson liên tục phát triển các sản phẩm hệ thống 5G toàn diện, bao gồm Radio System (Hệ thống vô tuyến), 5G Core (mạng lõi 5G), Orchestration (Hệ thống điều phối) và 5G Transport (Hệ thống truyền tải 5G) cũng như các dịch vụ chuyên nghiệp. Công ty có các giải pháp phần mềm sáng tạo như Ericsson Spectrum Sharing (chia sẻ tần số), ghép sóng mạng 5G và Uplink Booster, giúp cải thiện đáng kể vùng phủ sóng, thông lượng cho người dùng và hiệu quả sử dụng phổ tần.
Đó là khẳng định của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel vừa chia sẻ về chiến lược phát triển các giải pháp số của tập đoàn.
MobiFone đã lựa chọn công ty tư vấn EY Việt Nam, để tham gia tư vấn xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2021-2025.
Tại lễ khai mạc Hội nghị Mobile World Congress Shanghai 2021 MWC 2021), Phó Chủ tịch Huawei Ken Hu dự đoán rằng đến năm 2025, 97% tổng số công ty lớn sẽ sử dụng AI. Các ước tính khác cho năm 2025 bao gồm 55% toàn bộ GDP của Trung Quốc sẽ được thúc đẩy bởi nền kinh tế số và 60% doanh thu của các nhà mạng toàn cầu sẽ đến từ các khách hàng trong ngành.
Dự án điện thoại màn hình cuộn đầy tham vọng của LG đã “chết” từ trong trứng nước.
Ngày 22/2, MM Mega Market Việt Nam (MM) công bố và cập nhật kế hoạch “Đồng hành cùng nông dân Hải Dương” nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản tại Hải Dương do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Vài thông tin nội bộ cho thấy, Apple có thể đã ủy quyền cho LG thiết kế và sản xuất một tấm nền OLED có thể gập lại dành cho một nguyên mẫu chiếc iPhone màn hình gập.
Có thể thấy, kể từ khi ba nhà sản xuất Xiaomi, Lenovo và Honor liên tiếp phát hành điện thoại toàn màn hình trượt ( MIX 3, Z5 Pro và Magic 2) vào năm 2018, nhưng kiểu thiết kế này sau đó đã hoàn toàn biến mất từ năm 2019 đến nay. Vì sao vậy?
Trong những ngày mở bán đầu tiên sau Tết, FPT Shop cho biết doanh số laptop đã tăng trưởng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2020 và tăng gấp 2 lần so với doanh số trung bình 2 tuần trước Tết.
Đó là khẳng định của ông Ryan Ding, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Nhóm kinh doanh nhà mạng của Huawei với giới truyền thông trước thềm Hội nghị Di động Thế giới MWC Thượng Hải 2021 sắp diễn ra.
Viettel vừa được Brand Finance – công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới công bố được định giá 6,016 tỷ đô la (tăng 3,4% so với năm 2020) trong bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới 2021.