Gỡ khó cho doanh nghiệp cung cấp trò chơi trực tuyến: Cách nào?

Theo Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Văn Hùng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến của Việt Nam đang bị đặt vào thế chân tường, hoặc chấp nhận dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, giải thể công ty, hoặc bắt buộc phải vi phạm để tồn tại...

Doanh nghiệp khó khăn, bế tắc

Phát biểu tại Hội thảo Nâng cao hiệu quả công tác quản lý trò chơi trực tuyến vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng nay, 3/7, Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Văn Hùng đã có khá nhiều chia sẻ với doanh nghiệp cung cấp loại hình dịch vụ này.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, thời gian qua, Thanh tra Bộ Văn hoá – Thông tin, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cùng lực lượng thanh tra chuyên ngành địa phương đã triển khai nhiều cuộc thanh tra trong lĩnh vực trò chơi trực tuyến (game online). Hầu hết các doanh nghiệp phát hành trò chơi trực tuyến được thanh tra, kiểm tra, kết quả đã phát hiện nhiều sai phạm và xử phạt vi phạm hành chính hàng tỷ đồng.

Chỉ tính riêng năm 2011, 2012, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt vi phạm hành chính 14 doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, với số tiền lên đến 577 triệu đồng. Thông qua hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy, tình trạng vi phạm tại thời điểm hiện nay là phổ biến. Thanh tra Bộ cũng đã tiến hành làm việc với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này để tìm hiểu nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này.

Kết quả làm việc xác định, 100% các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến đều có sản phẩm đang phát hành mà chưa được thẩm định nội dung, kịch bản, vi phạm quy định pháp luật về quản lý trò chơi trực tuyến. Theo báo cáo của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến của Việt Nam đang bị đặt vào thế chân tường, hoặc chấp nhận dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, giải thể công ty, hoặc bắt buộc phải vi phạm để tồn tại.

Qua thời gian kể từ khi Bộ Thông tin và Truyền thông dừng thẩm định nội dung và cấp phép cho các trò chơi trực tuyến mới, đa số các trò chơi đã được cấp phép hoạt động không còn thu hút được nhiều người chơi do vòng đời của một game rất ngắn. Còn các sản phẩm mới không được cấp phép dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam đang rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn và bế tắc, tồn tại hay không tồn tại.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước một mặt cố gắng duy trì số lượng người chơi ít ỏi bằng những sản phẩm đã được cấp phép, một mặt phải tìm mọi cách để duy trì doanh nghiệp, kể cả phải vi phạm pháp luật, cá biệt đã có doanh nghiệp bị khởi tố hình sự.

 Gỡ khó cho doanh nghiệp cung cấp trò chơi trực tuyến: Cách nào? - vnm 2013 3775131

Hội thảo Nâng cao hiệu quả công tác quản lý trò chơi trực tuyến do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn chủ trì thu hút đông đảo đại biểu tham dự, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp game online của Việt Nam.


Vẫn còn cửa sáng?

Đặt câu hỏi “tương lai nào cho ngành game online Việt Nam?”, ông Lê Hồng Minh – Tổng giám đốc công ty VNG, một trong số những doanh nghiệp game online lớn nhất Việt Nam hiện nay cho rằng, các doanh nghiệp ngày càng đuối sức vì không có lợi thế và cơ hội cạnh tranh. Trong khi đó, trên thế giới, game đang là một ngành công nghiệp giải trí đạt mức phát triển doanh thu nhanh nhất. Tại các quốc gia phát triển, doanh thu game online còn vượt kim ngạch của âm nhạc, phim.

Với Việt Nam, thị trường game cũng như năng lực sản xuất game của doanh nghiệp Việt hiện đang đứng số một Đông Nam Á và có thể khẳng định đây là ngành công nghiệp game với mức doanh thu 6 ngàn tỷ đồng. Từ ngành công nghiệp game, còn tạo nên doanh thu gián tiếp từ bán máy tính, smartphone, Internet… đến việc tạo công ăn việc làm cho những nhân lực tham gia vào chuỗi sản xuất, cung cấp game.

Doanh nghiệp cung cấp game đều muốn được kinh doanh lành mạnh, hợp pháp, phát triển bền vững cũng như bảo vệ thị trường nội địa trước các công ty nước ngoài. Câu hỏi đặt ra là chính sách quản lý game trong suốt 3 năm vừa qua có giúp doanh nghiệp game phát triển hay không? Có vẻ như các biện pháp quản lý hành chính hiện nay đang trói tay trói chân và không có hiệu quả, thậm chí không đủ để khuyến khích một thị trường game phát triển lành mạnh cũng như khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp nội địa.

Còn Giám đốc VTC online Phan Sào Nam thì cho rằng, năm 2010, khi việc cấp phép game online bị hạn chế, chính sách này đã ảnh hưởng tới doanh nghiệp game trong nước cũng như tâm lý đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Doanh nghiệp không kỳ vọng nhà nước hỗ trợ về tài chính, mà chỉ mong được hỗ trợ về chính sách, mong Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành quy chế mới về kiểm định và cấp phép game online cũng như hình thành cơ chế hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp tự phát triển và xuất khẩu game…

Nhìn nhận về lĩnh vực game online, đánh giá của phía cơ quan quản lý nhà nước cũng cho thấy, game online cũng có nhiều mặt tích cực cần được nhìn nhận. Nó là một loại hình giải trí hiện đại, ứng dụng các thành tựu đỉnh cao của công nghệ thông tin trên mạng Internet. Game online cũng góp phần kích thích nhu cầu sử dụng máy tính, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nội dung số, thúc đẩy phát triển băng thông rộng.

Với các game có nội dung lành mạnh, chơi với thời gian phù hợp thể lực, trí lực của từng cá nhân sẽ giúp người chơi giải trí, thư giãn, trò chơi trực tuyến trở thành công cụ rất hiệu quả dể rèn luyện kỹ năng, kết hợp giải trí với giáo dục đào tạo, với quảng bá truyền thống văn hoá lịch sử, giới thiệu hình ảnh đất nước và con người. Ở tầm vĩ mô hơn, khi trò chơi trực tuyến phát triển sẽ thu hút đáng kể lượng lao động ngành CNTT, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước…

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, công bằng mà nói, game online cũng có nhiều mặt tích cực. Tuy nhiên, với những vấn đề mà xã hội đã lên tiếng về game online không phải là không có cơ sở. Chính vì vậy, những giải pháp mang tính chất nhất thời có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng trong những thời điểm nhất định, cơ quan quản lý buộc phải có những quyết định để xử lý tình thế.

“Thêm vào nữa, game online vẫn đang trong quá trình vận động, việc nhận thức trái chiều về lĩnh vực này trong xã hội là điều dễ hiểu. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp game online cũng phải nhìn nhận, mình đã thực sự truyền thông tốt chưa, giúp cho xã hội không có cái nhìn thiên lệch về game online hay chưa?” – Thứ trưởng nói.

Tuy nhiên, cũng trên cơ sở các ý kiến nghị, đề xuất từ hội thảo, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ có những xem xét trong việc quản lý game online trong thời gian tới. Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ khẩn trương xem xét, rà soát số lượng hồ sơ đang chờ xin cấp phép, ở thời điểm này đang có khoảng hơn 70 game online. Theo Thứ trưởng, nếu game nào có nội dung tốt sẽ được cấp phép ngay. Ưu tiên cấp phép những game “sạch”, game có nội dung tốt, có văn hóa, có giáo dục…

Được biết, năm 2005, dịch vụ trò chơi trực tuyến bùng phát mạnh ở nước ta được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó đề cập đến mặt trí của loại hình này. Đứng trước yêu cầu quản lý, Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông lúc đó cùng Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 1/6/2006 về quản lý trò chơi trực tuyến. Từ thời điểm đó, trò chơi trực tuyến chính thức được đưa vào quản lý.

Trò chơi trực tuyến cung cấp trên thị trường phải được phê duyệt nội dung, kịch bản và đảm bảo các điều kiện kỹ thuật. Mặc dù đây là lĩnh vực mới, chưa có tiền lệ bao giờ, nhưng những quy định trong Thông tư 60 đã góp phần quan trọng đưa hoạt động này vào nề nếp. Và cho tới thời điểm này, Thông tư 60 là văn bản duy nhất để quản lý hoạt động này.

Sau khi Thông tư 60 có hiệu lực, các cơ quan chức năng đã thực hiện thẩm định về nội dung, kịch bản, điều kiện kỹ thuật và cấp phép. Và sau 4 năm đưa vào quản lý, dư luận vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, vì vậy, năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tạm dừng hoạt động thẩm định, cấp phép để rà soát, đánh giá tình hình. Cho tới thời điểm này, việc cấp phép vẫn được hạn chế, chỉ dừng lại ở những thể loại trò chơi mang tính giáo dục, giải trí thuần tuý.

Theo thông tin được cung cấp từ Cục trưởng Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Hoàng Vĩnh Bảo, tính đến tháng 7/2013, có tổng số 117 trò chơi trực tuyến được cấp phép tại Việt Nam, trong đó, đã ngừng 44 trò chơi, còn lại 73 trò chơi. Đây là những game thuộc các thể loại nhập vai nhiều người chơi, trực tuyến thông thường, webgame và bắn súng từ gói nhìn thứ nhất. Phần lớn các game trực tuyến này được nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.Game trực tuyến do Việt Nam sản xuất chủ yếu là các trò chơi đơn giản chơi trên các mạng xã hội, điện thoại và trò chơi đánh bài. Cùng với trò chơi được cấp phép chính thức phát hành tại Việt Nam, trên thị trường hiện tồn tại nhiều trò chơi lậu. Hầu hết các game lậu đều có hình ảnh đánh nhau, đậm chất bạo lực.

Theo VnMedia

 

10 CEO công nghệ Mỹ được trả lương cao nhất

Cả Tim Cook của Apple và Mark Zuckerberg của Facebook đều vắng bóng trong danh sách mới được báo New York Times công bố, trong khi Tổng giám đốc Yahoo Marissa Mayer là nữ CEO được trả lương hậu hĩnh nhất.

Quảng cáo trên di động: sân chơi tỉ đô rộng mở

Xu hướng di động hóa mạnh mẽ cuốn theo thị trường quảng cáo trên di động với những số liệu dự đoán rất lạc quan.

Chơi game trên mây

Cloud gaming – một trong những xu hướng thú vị của ngành công nghiệp giải trí những năm gần đây nhưng chưa có được đà phát triển như kỳ vọng. Tuy nhiên, với những cách tiếp cận mới thì cloud gaming vẫn có thể có được một tương lai tươi sáng ở phía trước.

Rảnh rỗi nhiều hơn để phát triển

Ngay lúc này đây, nếu bạn dành chút thời gian viết ghi chú trên mảnh giấy nhỏ xíu màu vàng hay vừa gửi xong một bức thư từ tài khoản Gmail thì bạn đang được hưởng thụ lợi ích từ một chương trình đổi mới. Chương trình này được cung cấp cho các nhân viên để tìm kiếm sự sáng tạo mà một vài trong số đó đã phát minh ra những thứ để đời.

Cơ hội giao thương lĩnh vực điện tử, CNTT-TT của Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ

Buổi hội thảo của hơn 100 doanh nghiệp điện, điện tử và CNTT-TT của Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra ngày 7/6 vừa qua tại TPHCM với hy vọng mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này của hai nước.

Văn phòng trực tuyến: tiện dụng, tiện nghi, tiện lợi

Mô hình văn phòng trực tuyến (VPTT) hiện đã không còn xa lạ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Với mô hình này, doanh nghiệp không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn để thuê văn phòng, thuê nhân sự, hay đầu tư mua sắm trang thiết bị, bàn ghế, máy móc, hạ tầng internet, điện nước…, mà vẫn có thể sở hữu ngay một văn phòng khang trang, đầy đủ tiện nghi ngay ở vị trí trung tâm thành phố chỉ với tiền thuê vài trăm ngàn đồng/tháng.

Gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản: Mẻ cá lớn và chiếc vợt thưa

Gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay. Tạp chí Tin học và Đời sống đã có trao đổi với ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty FPT (doanh nghiệp có “thâm niên” làm ăn ở thị trường Nhật) về cơ hội lớn này.

Symantec công bố Giải thưởng Đối tác Việt Nam 2013

Symantec vừa công bố danh sách những đơn vị chiến thắng của Giải thưởng Đối tác Việt Nam 2013 (Vietnam Partner Awards).

Chú ý những hệ thống thông tin cần trong doanh nghiệp

Trên thị trường, các hệ thống thông tin (HTTT) đang rất đa dạng nên có nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết nên chọn những hệ thống nào vào ứng dụng cho phù hợp với DN của mình, vận hành tốt và hiệu quả. Tư vấn sau của Công ty cổ phần mới Kim Tự Tháp (Pythis) nhằm giúp các doanh nghiệp ứng dụng hiểu rõ hơn về các hệ thống thông tin để từ đó có những lựa chọn thích hợp cho mình.

Chiến tranh mạng đe dọa doanh nghiệp

Trừ khi doanh nghiệp của bạn liên quan đến quốc phòng (vũ khí, xe cộ, máy bay) hoặc cơ sở hạ tầng (cầu đường, hệ thống giám sát/điều khiển), bạn sẽ không nghĩ nhiều về cái gọi là chiến tranh mạng. Nhưng có lẽ đã đến lúc bạn cần chú ý nhiều hơn tới vấn đề này nếu không muốn phải chịu những thiệt hại to lớn một cách bất ngờ.