Giải pháp thời ngân hàng sáp nhập

Sự sáp nhập sẽ giúp các ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động để hội nhập và phát triển mạnh hơn. Nhưng cũng chính sự mở rộng sau sáp nhập này đã và sẽ làm đau đầu các nhà quản lý khi điều hành ngân hàng, nếu không có các hạ tầng cơ sở và các nền tảng CNTT tốt hỗ trợ. Điều này được minh chứng từ sự tiên phong của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn hợp nhất (SCB) khi tham gia Đề án “Tái cấu trúc ngân hàng” của Chính phủ.

Năm 2012 là năm đầy sóng gió của ngành ngân hàng nói chung, khi có quá nhiều biến động, và áp lực trong bối cảnh kinh tế khó khăn toàn cầu. Những biến động của ngân hàng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động, đời sống doanh nghiệp, người dân và cả nền kinh tế nói chung. Hệ lụy, lây lan từ ngân hàng đến xã hội đã buộc Chính phủ phải đi đến quyết định “Tái cấu trúc ngân hàng”. Trong đề án “Tái cấu trúc ngân hàng” của Chính phủ có đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các ngân hàng là phải nhanh chóng hợp nhất những ngân hàng nhỏ. Và sau đó, nhanh chóng có sự hợp nhất của ba ngân hàng gồm: Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ Nhất, nay thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn hợp nhất (SCB) đã tiên phong trong việc thực hiện đề án “Tái cấu trúc ngân hàng”.

Nhưng sau hợp nhất SCB phải đối mặt với khá nhiều thách thức. Chia sẻ của ông Lê Khánh Hiền, Tổng Giám đốc SCB cho thấy, sau hơn 1 năm hợp nhất và đi vào hoạt động SCB đã gặp phải khó khăn trong công tác quản trị và phục vụ khách hàng, do số liệu của 3 ngân hàng cũ vận hành trên 3 hệ thống corebanking khác nhau. Theo ông Hiền, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện kinh doanh hàng ngày của ngân hàng, cũng như khó khăn cho Ban lãnh đạo trong việc quản trị SCB. Từ đó, Ban lãnh đạo ngân hàng xác định rất rõ là cần phải hiện đại hóa CNTT mới giúp SCB tháo gỡ được các khó khăn nội tại.

Giải pháp thời ngân hàng sáp nhập - OngleMinhHuan
Ông Lê Minh Huấn


Gia tăng tiện ích

“Nhận thức được  tầm quan trọng của hiện đại hóa CNTT đối với sự phát triển về lâu dài của SCB, Ban lãnh đạo SCB đã đặt ra mục tiêu là hợp nhất dữ liệu từ 3 hệ thống corebanking cũ và triển khai hoàn tất hệ thống corebanking mới ngay trong năm 2012, để đáp ứng yêu cầu quản trị, chất lượng phục vụ và phù hợp với quy mô phát triển của SCB. Ban lãnh đạo đã quyết định chọn ứng dụng hệ thống Corebanking Flexcube (giải pháp lõi ngân hàng) của hãng Oracle. Đội triển khai hệ thống này nhanh chóng được thiết lập với hơn 60 nhân sự của SCB, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Công ty FPT IS. Hệ thống được triển khai trong vòng 10 tháng (chính thức vận hành thành công từ 1/1/2013). Để thực hiện dự án, các bên đã tập trung tổng lực triển khai chương trình, thiết lập – kiểm tra hệ thống và phối hợp với nhân sự của 230 điểm giao dịch của SCB để đào tạo và chuyển đổi dữ liệu từ 3 hệ thống corebanking về hệ thống mới” ông Lê Minh Huấn, Phó Tổng Giám đốc SCB, Phụ trách Khối Công nghệ chia sẻ.

Ông Huấn cho biết, các nội dung được triển khai cụ thể gồm: hệ thống ngân hàng lõi (Oracle Flexcube Universal Banking System); hệ thống Internet Banking (Oracle Flexcube Direct Banking); hệ thống báo cáo tập trung (Data Warehouse), hệ thống báo cáo ngân hàng nhà nước (State Bank Reports System); hệ thống thanh toán nội địa (Local Payment); IBPS (CITAD); VCB Money; CIC; Swift; ATM; eBanking; chứng khoán…; thực hiện chuyển đổi và nâng cấp hệ thống thẻ ATM của ngân hàng từ giải pháp Narada sang eProtea cho cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế Master Card.

Giải pháp thời ngân hàng sáp nhập - HoiSoTHD


Theo ông Huấn, với nền tảng kiến trúc hướng dịch vụ SOA của Flexcube – kiến trúc hiện đại nhất của các hệ thống ngân hàng lõi, CoreBanking Flexcube thực hiện tập trung hóa dữ liệu, cung cấp các giải pháp thông tin quản trị toàn diện, quản lý rủi ro với độ an toàn và bảo mật cao, dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác của ngân hàng như: phần mềm quản trị rủi ro, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý tài sản cố định – công cụ lao động, phần mềm quản lý thông tin nội bộ, phần mềm quản lý quy trình cấp tín dụng, phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ…Với khả năng mở rộng, linh hoạt, xử lý giao dịch trực tuyến, hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, hệ thống mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc rút ngắn tối đa thời gian xử lý giao dịch, phát triển sản phẩm tài chính điện tử và mở rộng mạng lưới trong thời gian tới. Mặt khác, thông qua đó, SCB đã chủ động hơn trong việc lựa chọn các tính năng sản phẩm phù hợp với các hoạt động quản lý kinh doanh của mình và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

“Việc triển khai thành công dự án CoreBanking Flexcube, là một bước tiến giúp SCB thực hiện triển khai các mục tiêu kinh doanh đề ra, giúp SCB có được lợi thế cạnh tranh, lợi thế được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, gia tăng tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng” ông Huấn nhấn mạnh.

Lợi ích của CoreBanking Flexcube

Hệ thống sẽ giúp ngân hàng tối ưu hóa chi phí vận hành cho ngân hàng, giúp lãnh đạo ngân hàng này điều hành hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu của khách hàng được tập trung về một mối trên nền tảng CoreBanking Flexcube giúp SCB tập trung thông tin để phân tích, đánh giá chính xác về nhu cầu thực của thị trường và xây dựng các dịch vụ tài chính – ngân hàng phù hợp.

Đối với khách hàng sẽ giúp rút ngắn thời gian giao dịch, quản lý thông tin hiệu quả, nâng cao các tiện tích phục vụ với các sản phẩm tài chính trực tuyến, hiện đại và thân thiện.


Muốn thành công phải chịu khó

Chia sẻ thêm của ông Huấn cho thấy, để ứng dụng hệ thống corebanking thành công trong các ngân hàng đặc thù như SCB thì ngay từ đầu triển khai dự án, phải thống nhất được các phương pháp chuyển đổi, làm sạch dữ liệu và chuyển đổi thử.  Phương pháp chuyển đổi, từ hệ thống tài khoản, đặc biệt đến hệ thống kế toán để việc chuyển đổi của các ngân hàng cũ vào một hệ thống không bị trục trặc. Phải làm sạch dữ liệu, vì có thể hệ thống cũ tính toàn vẹn không tốt dẫn đến thiếu thông tin cần phải bổ sung, đưa thêm dữ liệu vào. Sau quá trình làm sạch là làm thử trên hệ thống giả lập. Quá trình làm thử diễn ra rất nhiều lần. Song, phải đánh giá thời gian chuyển đổi mất bao lâu, bởi vì hoạt động của ngân hàng không cho phép làm thử lâu. Mỗi lần chuyển đổi thử dữ liệu đều phải tranh thủ thực hiện vào các ngày nghỉ như thứ 7, chủ nhật. Đối với SCB, quá trình chuyển đổi thử đến lúc dự án chạy chính thức được chia làm 5 giai đoạn, với 5 lần chạy thử khác nhau.

Giải pháp thời ngân hàng sáp nhập - 2013 05 05 153446


Ông Huấn đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố người dùng hệ thống. Một hệ thống tốt mà người dùng (nhân viên ngân hàng) bất hợp tác thì cũng coi như là thất bại. Tại SCB, Ban lãnh đạo phải vừa làm công tác tư tưởng, vừa đốc thúc công tác đào tạo cho toàn bộ nhân viên trên toàn hệ thống. SCB liên tục tổ chức hội thảo nội bộ để truyền thông đến họ những lợi ích, hiệu quả của hệ thống corebanking đem lại, đồng thời nêu rõ các khó khăn của quá trình triển khai dự án sẽ xảy ra như: nhân viên có thể phải làm việc nhiều hơn, làm ngoài giờ, thức đêm… Để các nhân viên yên tâm làm việc, Ban lãnh đạo gửi thư về tận gia đình của từng nhân viên để thông báo về việc nhân viên của mình sẽ phải ở lại thức đêm làm việc, chạy dự án cho kịp tiến độ. Qua đó, nhằm nhận được sự cảm thông cũng như hợp tác tích cực của toàn thể cán bộ, nhân viên.

Nhìn chung, để triển khai thành công dự án corebanking cần rất nhiều yếu tố, nhất là sự phối hợp nhịp nhàng giữa đội dự án với nhà thầu, giữa đội dự án với các đơn vị người dùng của ngân hàng mình. Sự phối hợp phải cao. Nếu vướng chỗ nào trong phối hợp cũng đều sẽ dự án đến chỗ thất bại.

Giải pháp thời ngân hàng sáp nhập - IMG 73491
Đại diện của SCB, Oracle và FPT IS nhấn nhút vận hành thành công dự án Corebanking
 

Phía Ngân hàng cần chuẩn bị một nguồn lực tham gia dự án phải có kinh nghiệm. Ví dụ, đội dự án của SCB hầu hết là những người đã có kinh nghiệm triển khai corebanking cho các ngân hàng khác. Đặc biệt, vị trí Giám đốc dự án, đòi hỏi phải có kinh nghiệm về nghiệp vụ, công nghệ, khả năng tiếng Anh, có khả năng quản lý, khả năng trình bày…Các nhân viên tham gia dự án cũng có kinh nghiệm, nghiệp vụ về CNTT cũng như nghiệp vụ ngân hàng. Chuẩn bị các hạ tầng, cơ sở, đào tạo nhân viên…Đối với đối tác triển khai, phía ngân hàng nên cẩn trọng trong việc đánh giá lại đội dự án của đối tác, thậm chí có thể yêu cầu đối tác thay đổi Giám đốc dự án của họ nếu phía ngân hàng xét thấy chưa ổn.

Đầu tư cho CNTT là hướng đi đúng

“SCB là ngân hàng đầu tiên hợp nhất đúng vào giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn. Dù vậy, SCB vẫn chú trọng đến đầu tư cho CNTT, đó là một hướng đi đúng đắn và hiệu quả. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các ngân hàng nhà nước nói chung cũng là mục tiêu được đặt ra trong đề án “Tái cấu trúc ngân hàng”. Dự án corebanking được triển khai, thực hiện đúng lộ trình đã chứng tỏ sự đồng lòng và quyết tâm của toàn thể ban lãnh đạo, nhân viên SCB. Tuy nhiên, SCB cần chú trọng khai thác hiệu quả các tiện ích của hệ thống đem lại; tập trung đào tạo nhân lực để vận hành cũng như làm chủ kỹ thuật, từ đó ứng dụng sâu, rộng vào quá trình điều hành của ngân hàng…” ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Việt Nam chi nhánh TPHCM.


Hải Thanh

Tin học & Đời sống tháng 5.2013

Gỡ khó cho doanh nghiệp cung cấp trò chơi trực tuyến: Cách nào?

Theo Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Văn Hùng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến của Việt Nam đang bị đặt vào thế chân tường, hoặc chấp nhận dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, giải thể công ty, hoặc bắt buộc phải vi phạm để tồn tại…

10 CEO công nghệ Mỹ được trả lương cao nhất

Cả Tim Cook của Apple và Mark Zuckerberg của Facebook đều vắng bóng trong danh sách mới được báo New York Times công bố, trong khi Tổng giám đốc Yahoo Marissa Mayer là nữ CEO được trả lương hậu hĩnh nhất.

Quảng cáo trên di động: sân chơi tỉ đô rộng mở

Xu hướng di động hóa mạnh mẽ cuốn theo thị trường quảng cáo trên di động với những số liệu dự đoán rất lạc quan.

Chơi game trên mây

Cloud gaming – một trong những xu hướng thú vị của ngành công nghiệp giải trí những năm gần đây nhưng chưa có được đà phát triển như kỳ vọng. Tuy nhiên, với những cách tiếp cận mới thì cloud gaming vẫn có thể có được một tương lai tươi sáng ở phía trước.

Rảnh rỗi nhiều hơn để phát triển

Ngay lúc này đây, nếu bạn dành chút thời gian viết ghi chú trên mảnh giấy nhỏ xíu màu vàng hay vừa gửi xong một bức thư từ tài khoản Gmail thì bạn đang được hưởng thụ lợi ích từ một chương trình đổi mới. Chương trình này được cung cấp cho các nhân viên để tìm kiếm sự sáng tạo mà một vài trong số đó đã phát minh ra những thứ để đời.

Cơ hội giao thương lĩnh vực điện tử, CNTT-TT của Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ

Buổi hội thảo của hơn 100 doanh nghiệp điện, điện tử và CNTT-TT của Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra ngày 7/6 vừa qua tại TPHCM với hy vọng mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này của hai nước.

Văn phòng trực tuyến: tiện dụng, tiện nghi, tiện lợi

Mô hình văn phòng trực tuyến (VPTT) hiện đã không còn xa lạ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Với mô hình này, doanh nghiệp không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn để thuê văn phòng, thuê nhân sự, hay đầu tư mua sắm trang thiết bị, bàn ghế, máy móc, hạ tầng internet, điện nước…, mà vẫn có thể sở hữu ngay một văn phòng khang trang, đầy đủ tiện nghi ngay ở vị trí trung tâm thành phố chỉ với tiền thuê vài trăm ngàn đồng/tháng.

Gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản: Mẻ cá lớn và chiếc vợt thưa

Gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay. Tạp chí Tin học và Đời sống đã có trao đổi với ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty FPT (doanh nghiệp có “thâm niên” làm ăn ở thị trường Nhật) về cơ hội lớn này.

Symantec công bố Giải thưởng Đối tác Việt Nam 2013

Symantec vừa công bố danh sách những đơn vị chiến thắng của Giải thưởng Đối tác Việt Nam 2013 (Vietnam Partner Awards).

Chú ý những hệ thống thông tin cần trong doanh nghiệp

Trên thị trường, các hệ thống thông tin (HTTT) đang rất đa dạng nên có nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết nên chọn những hệ thống nào vào ứng dụng cho phù hợp với DN của mình, vận hành tốt và hiệu quả. Tư vấn sau của Công ty cổ phần mới Kim Tự Tháp (Pythis) nhằm giúp các doanh nghiệp ứng dụng hiểu rõ hơn về các hệ thống thông tin để từ đó có những lựa chọn thích hợp cho mình.