Tấn công mạng không trừ một quốc gia nào, thậm chí trong bối cảnh hiện nay, tin tặc nhắm vào đa dạng đối tượng nạn nhân, từ doanh nghiệp tư nhân tới tổ chức, cơ quan của chính phủ, cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng… bằng mã độc đánh cắp dữ liệu để tống tiền.
Công ty bảo mật Herjavec ước tính thiệt hại hàng năm do tấn công an ninh mạng sẽ chạm ngưỡng 6.000 tỉ USD vào năm 2021. Chi phí tổn thất trung bình do mỗi cuộc tấn công gây ra lên tới 13 triệu USD và thời gian để nạn nhân phát hiện, xử lý lỗ hổng là kéo dài hơn 9 tháng (280 ngày). Điều đó nói lên rằng, hậu quả của tấn công mạng mà doanh nghiệp, tổ chức phải gánh chịu không chỉ là thiệt hại trước mắt mà còn ảnh hưởng dai dẳng tới các hoạt động trong một thời gian dài sau đó.
Theo khảo sát của Dell Technologies, với sự gia tăng không ngừng của các dữ liệu nhạy cảm, gần 80% lãnh đạo các doanh nghiệp trên thế giới xếp hạng tấn công mạng là một trong những rủi ro quản lý hàng đầu của họ và nếu phải chịu bất kỳ một cuộc tấn công mạng nhắm vào dữ liệu nào, 69% người đứng đầu đơn vị cảm thấy thiếu tự tin về khả năng phục hồi của doanh nghiệp.
Các chuyên gia bảo mật cho hay, ngoài mối lo rò rỉ dữ liệu nhạy cảm, có một thực tế rằng ngày càng nhiều cuộc tấn công mạng được thiết kế để hủy hoại những dữ liệu quan trọng hoặc mã hóa để tống tiền. Những chiến dịch này có khả năng vượt qua lớp bảo mật truyền thống, cho phép kẻ tấn công ẩn mình trong hệ thống mạng của nạn nhân nhiều tháng, nhiều năm mà không bị phát hiện.
Tin tặc nhận ra chúng dễ đạt được mục tiêu tống tiền hay tiêu hủy dữ liệu nếu nạn nhân không còn bản sao lưu dữ liệu khả dụng. Chính vì vậy, các bản sao lưu hệ thống, dữ liệu trở thành mục tiêu hàng đầu để tấn công. Trong khi đó, sao lưu lại thường được thiết kế để dễ tiếp cận và kém bảo mật, nên dữ liệu và hệ thống ứng dụng sao lưu được tin tặc nhắm tới tấn công là điều dễ hiểu.
Giải pháp Power Protect Cyber Recovery (PPCR) của Dell Technologies có khả năng bảo vệ, biệt lập các dữ liệu quan trọng khỏi nguy cơ nhiễm mã độc tống tiền hay nguy cơ từ các cuộc tấn công mạng tinh vi. Hệ thống máy học sẽ xác định hành vi đáng ngờ trên hệ thống để cảnh báo và tiến hành ngăn chặn, đồng thời cho phép doanh nghiệp chủ động phục hồi dữ liệu để tiếp tục hoạt động bình thường, tránh gián đoạn và giảm thiểu tối đa thiệt hại kinh tế, uy tín.
Quy trình bảo vệ, dự phòng của PPCR gồm 5 hành vi chính: tiến hành đồng bộ và khu biệt dữ liệu tại các “két an toàn”, sử dụng các lớp bảo mật và kiểm soát để đảm bảo sự an toàn của dữ liệu, tránh các mối đe dọa từ bên ngoài cũng như bên trong. Suốt quá trình bảo vệ, hệ thống sẽ tự sao chép dữ liệu dự phòng theo chu kỳ được cài đặt để đảm bảo cơ hội phụ hồi nếu xảy ra rủi ro. Ngoài ra, dữ liệu sẽ được khóa để ngăn các hành vi xóa có chủ đích hay vô tình thao tác.
Tiếp đó, tính năng CyberSense thực thi lập chỉ mục nội dung đầy đủ của các dữ liệu được bảo vệ tại két, tiến hành cảnh báo khi phát hiện khả năng hư hỏng tiềm ẩn. Đặc biệt hệ thống máy học sẽ giúp đảm bảo khả năng phục hồi của các dữ liệu đó trong trường hợp rủi ro xảy ra.
Nhờ quy trình đa lớp của PowerProtect Cyber Recovery, doanh nghiệp có thể tự tin về khả năng phục hồi dữ liệu cũng như đảm bảo hoạt động dù trở thành mục tiêu của tin tặc. Dell Technologies hiện đang bảo vệ hơn 2,7 tỉ GB dữ liệu quan trọng từ khách hàng.
Bên cạnh đó, giải pháp bảo vệ dữ liệu cho đa đám mây (multi-cloud) giúp giải quyết hàng loạt thách thức mà doanh nghiệp gặp phải. Tại Việt Nam, các giải pháp bảo vệ dữ liệu trên môi trường điện toán đám mây của Dell Technologies được tư vấn và cung cấp bởi NT&T.
Các sản phẩm mới ra thị trường của Nokia đón đầu các chuyển dịch hạ tầng mạng như smartphone 5G giá hợp lý và các điện thoại phổ thông có tích hợp 4G.
Xiaomi vừa công bố đã vươn lên hạng thứ 70 trong danh sách Top 100 Thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2021 của Kantar BrandZ, tăng 11 bậc so với năm 2020, và giá trị thương hiệu đạt mức 24.8 tỷ đô la Mỹ (tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái).
Gã thương mại trực tuyến khổng lồ Amazon đang bị chỉ trích hoang phí, không bảo vệ môi trường khi tiêu hủy hàng triệu mặt hàng công nghệ tồn kho hàng năm, các sản phẩm thường chưa qua sử dụng, trong đó có cả sản phẩm của Apple.
Keysight Technologies vừa công bố giải pháp đo đối chuẩn mạng Nemo Network Benchmarking (NBM) mới, cho phép các nhà khai thác di động xác minh chất lượng trải nghiệm (QoE) của người tiêu dùng xuyên suốt các mạng 5G NR và 4G LTE.
Tội phạm mạng dùng mã độc đào tiền ảo để chiếm quyền sử dụng các thiết bị phần cứng mà chúng không sở hữu như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng và máy chủ. Sau đó, chúng khai thác năng lực xử lý của các thiết bị này để đào các loại tiền ảo đang tăng giá như Bitcoin.
HCL Technologies vừa công bố bổ nhiệm các vị trí Giám đốc Kinh doanh quốc gia nhằm đẩy mạnh hoạt động tại thị trường châu Á.
Một tin đồn lan truyền, Samsung đang cố gắng thuê các cựu kỹ sư của Apple và AMD cho một dự án kiến trúc chip tùy chỉnh sắp tới của mình.
Ngày 21/6, đồng hành cùng doanh nghiệp Việt hướng tới mục tiêu kinh doanh không gián đoạn, giảm thiểu và chủ động ứng phó trước tác động của đại dịch Covid-19, FPT công bố triển khai chuỗi hành động nhằm tìm kiếm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trên tất cả các khía cạnh, từ kinh doanh, vận hành đến quản trị nhân sự.
Trong tình hình giá card đồ họa liên tục tăng cao vì tình trạng khan hiếm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và nhu cầu của giới đào tiền ảo, COLORFUL vừa tung ra thị trường dòng card đồ họa cao cấp iGame GeForce RTX 3090 KUDAN được sản xuất với số lượng chỉ 1.000 chiếc và có giá bán lên đến 4.999USD.
Gojek thông báo sẽ dành tặng tất cả người dùng tại TPHCM mỗi người hai chuyến xe miễn phí, mỗi chuyến trị giá 40.000 đồng, để di chuyển đến và từ các điểm tiêm chủng vaccine COVID-19 trong phạm vi toàn thành phố.