Để đảm bảo hoạt động kinh doanh với xu hướng làm việc ở bất cứ đâu trong thời hậu Covid-19, các CEO đồng ý rằng giá trị cạnh tranh của doanh nghiệp nằm ở ba yếu tố nhân tài, công nghệ và các mối quan hệ đối tác - theo kết quả khảo sát mới nhất thực hiện bởi Viện Giá trị doanh nghiệp (IBV) của IBM.
Khảo sát này của IBM nhận được sự tham gia của 3.000 CEO từ 26 ngành công nghiệp và 50 quốc gia trên toàn cầu.
Thách thức nhất là trao quyền cho lực lượng lao động làm việc từ xa
Phần lớn các CEO được khảo sát chia sẻ việc trao quyền cho lực lượng lao động từ xa là ưu tiên hàng đầu của họ trong năm 2020. Một nửa trong số các CEO của công ty có hiệu suất hoạt động tốt hơn cho biết quản lý lực lượng lao động từ xa làm việc “ở bất cứ đâu” là thách thức lãnh đạo hàng đầu trong vài năm tới.
Ông Mark Foster, Phó chủ tịch cấp cao của Nhóm dịch vụ Tập đoàn IBM cho biết: “Đại dịch Covid-19 đã thách thức nhiều nhà lãnh đạo tập trung vào những gì thiết yếu, cụ thể là yếu tố con người. Kỳ vọng của nhiều nhân viên đối với người sử dụng lao động của họ đã thay đổi đáng kể. Lực lượng lao động ‘ở bất cứ đâu’ có thể yêu cầu các nhà lãnh đạo cung cấp công nghệ cập nhật, áp dụng các mô hình lãnh đạo đồng cảm hơn, ưu tiên sức khỏe của nhân viên và ủng hộ các nền văn hóa linh hoạt và hòa nhập”.
Tại Việt Nam, gần một nửa các CEO tham gia khảo sát này cho biết họ đã có kế hoạch ưu tiên sức khỏe của nhân viên ngay cả khi những kế hoạch này ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận ngắn hạn. Điều đó cho thấy các nhà lãnh đạo địa phương đang thực sự tập trung vào nguồn lực nhân viên trong thời điểm đại dịch này. Bên cạnh đó, 70% CEO cho rằng thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp trong năm 2020 là việc trao quyền cho lực lượng lao động từ xa, cao hơn tất cả các thách thức khác bao gồm thu hút khách hàng, giảm chi phí và đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng.
IBM khuyến nghị các nhà lãnh đạo nên cân nhắc kỹ lưỡng thách thức lâu dài của môi trường làm việc kết hợp, có thể bao gồm việc cung cấp cho nhân viên môi trường cộng tác với sự hỗ trợ của các công cụ kỹ thuật số kết nối nền tảng đám, ngăn chặn tình trạng kiệt sức của nhân viên hoặc duy trì văn hóa công ty với trọng tâm là sự đa dạng và hòa nhập. Trong một cuộc khảo sát khác của IBV với sự tham gia của hơn 14.000 người tiêu dùng toàn cầu, cứ bốn nhân viên được khảo sát thì có một người chia sẻ rằng họ đang có kế hoạch thay đổi nơi làm việc vào năm 2021, với lý do hàng đầu là cần phải có lịch trình hoặc vị trí làm việc linh hoạt hơn. Trong khi đó, chỉ 17% CEO được khảo sát xếp hạng tính đa dạng và hòa nhập trong số các thuộc tính tổ chức quan trọng nhất để thu hút nhân viên.
Cloud, AI và IoT là những công nghệ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy, các CEO đều đồng thuận công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong vài năm tới, sau sự gián đoạn lớn vào năm 2020. Các CEO cho biết Cloud, AI và IoT là những công nghệ hàng đầu được tin tưởng rằng có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
74% CEO Việt Nam tham gia khảo sát nhận thấy tầm quan trọng của IoT đối với lợi ích kinh doanh của họ; 70% cho biết Cloud và 42% cho rằng AI là những công nghệ hàng đầu để mang lại hiệu quả kinh doanh trong 2 đến 3 năm tới.
Tầm quan trọng của mở rộng quan hệ đối tác và hệ sinh thái
Theo nghiên cứu này của IBV, 63% CEO được khảo sát cho biết quan hệ đối tác trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn đại dịch Covid-19 vừa qua. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, các CEO đang mở rộng sự tập trung vào quan hệ đối tác và hệ sinh thái để tiếp cận với các ý tưởng và cơ hội mới.
Ngoài ra, khi nhiều nhà lãnh đạo ngày càng nhận thấy tổ chức của họ có thể giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, thì các hệ sinh thái có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thay đổi lâu dài.
Từ kết quả của khảo sát này, IBM khuyến nghị các nhà lãnh đạo có thể nắm bắt thời điểm này để tái thiết lập và tập trung vào những yếu tố cần thiết cho sự thành công. Như lựa chọn các nền tảng công nghệ linh hoạt và có thể mở rộng như đám mây lai mở, đầu tư vào sức khoẻ toàn diện của nhân viên và tăng cường hợp tác để giành chiến thắng bằng các cách tiếp cận đổi mới và cởi mở.
Việc gã khổng lồ công nghệ Facebook mua lại công ty khởi nghiệp Giphy của Mỹ đã làm dấy lên những lo ngại về cạnh tranh độc quyền.
TikTok chính thức bổ nhiệm ông Sameer Singh (Sam) vào vị trí Giám đốc Giải pháp Kinh doanh Toàn cầu, khu vực Đông Nam Á.
Không ít thăng trầm trong 8 năm gia nhập thị trường smartphone Việt Nam, OPPO từng bước được người tiêu dùng Việt tin tưởng với những cách lựa chọn riêng.
Ngày 26/3/2021, Hội thảo “Chuyển đổi số – xu thế tất yếu của sự phát triển” do UBND tỉnh Đăk Lăk phối hợp cùng với công ty công nghệ Sao Bắc Đẩu tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột. Sự kiện đã mở ra góc nhìn mới thú vị về chuyển đổi số – một lĩnh vực vốn rất “khô khan”.
Hội Doanh nghiệp Quận 5, Quận 6, Quận 11 phối hợp tổ chức Chương trình triển lãm, trưng bày và kết nối giao thương 3 Hội Doanh nghiệp Quận 5, 6, 11 – Lần Thứ Nhất – Năm 2021 với chủ đề: “Quy tụ cùng phát triển”. Chương trình sẽ diễn ra từ 9 đến 20 giờ ngày chủ nhật 28/3/2021 tại Trung tâm thương mại The Garden Mall
Amazon cho biết họ đã thành lập đội ngũ chuyên trách thứ hai tại Việt Nam, với văn phòng mới đặt tại thủ đô Hà Nội, nhằm tăng cường hỗ trợ cho cộng đồng người bán hàng trên toàn quốc.
Kaspersky vừa ra mắt giải pháp bảo mật KEDRO giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) giảm đáng kể gánh nặng tài chính khi vừa phải đối mặt với việc phải duy trì hoạt động kinh doanh, cắt giảm nhân sự, tấn công mạng thì luôn rình rập.
Doanh thu trong năm 2020 của Razer lên đến 1,2 tỷ USD, tăng trưởng 48% so với cùng kỳ năm trước, nhờ nhu cầu và thị phần tăng mạnh của mảng kinh doanh phần cứng và dịch vụ.
Tại Hội thảo & Triển lãm thường niên “World Mobile Broadband & ICT Summit 2021” diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 24 và 25/3/2021, do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG phối hợp Hội Vô tuyến điện tử, Hội Truyền thông số, Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức, Các nhà mạng lớn Việt Nam đã được vinh danh ở 8 hạng mục giải thưởng về viễn thông và điện toán đám mây.
Theo báo cáo tài chính được kiểm toán tính đến ngày 31/12/2020 vừa được Xiaomi công bố, hãng đã đạt tổng doanh thu 245,9 tỷ NDT, tăng 19,4% so với năm trước; lợi nhuận ròng đã điều chỉnh trong năm là 13 tỷ NDT, tăng 12,8% so với năm ngoái.