Gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản: Mẻ cá lớn và chiếc vợt thưa

Gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay. Tạp chí Tin học và Đời sống đã có trao đổi với ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty FPT (doanh nghiệp có “thâm niên” làm ăn ở thị trường Nhật) về cơ hội lớn này.

Gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản: Mẻ cá lớn và chiếc vợt thưa - ongTruongGiaBinh


CẦN THÊM NHIỀU LỰA CHỌN

Thưa ông, được biết FPT là đơn vị có “thâm niên” làm ăn ở thị trường Nhật Bản, ông có thể chia sẻ, các doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đem đến những cơ hội cụ thể nào cho các doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam?

Ông Trương Gia Bình: Như bạn đã thấy, các doanh nghiệp Nhật Bản và các doanh nghiệp, Hiệp hội phần mềm Việt Nam liên tục có những cuộc gặp gỡ nhau cả trong và ngoài nước, họ đến mình, mình đến họ, điều đó cho thấy họ rất quan tâm đến chúng ta, coi Việt Nam như là một lời giải hiệu quả cho những vấn đề mà họ đang gặp phải hiện nay đó là Trung Quốc + 1; Thiếu nhân lực ICT; Cắt giảm chi phí. Trong các cuộc tiếp xúc bên lề tại sự kiện Vietnam ICT Day in Japan 2013, lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn lớn của Nhật Bản đều bày tỏ mong muốn mở rộng quy mô hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Nhật bản (JISA) từng bày tỏ lo ngại với tôi rằng, “ngoài FPT, họ có thể làm việc với doanh nghiệp nào tại Việt Nam?”. Điều này có nghĩa là, các doanh nghiệp Nhật Bản thực sự mong muốn có thêm nhiều sự lựa chọn tại Việt Nam và thực sự muốn có mối quan hệ hợp tác lâu dài. Thậm chí, họ sẵn sàng đào tạo và tạo điều kiện để các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có đủ năng lực trở thành những bạn hàng tin cậy. Chẳng hạn như trong việc thành lập Liên doanh F-AGREX, Liên doanh đầu tiên về ủy thác nghiệp vụ kinh doanh (BPO- Business Process Outsourcing) giữa FPT và IT Holdings mới đây, đối tác Nhật Bản sẵn sàng cung cấp các chương trình đào tạo nghiệp vụ làm BPO để hai bên cùng tham gia đào tạo người cho Liên doanh này.

Theo ông, sự quan tâm của Nhật Bản đến các doanh nghiệp gia công phần mềm của Việt Nam ở thời điểm này có phải là bất lợi cho Việt Nam không khi chúng ta đang thiếu rất nhiều thứ mà họ cần, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao?

Tôi khẳng định, giai đoạn này, Nhật Bản thực sự là cơ hội tăng trưởng không giới hạn cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Điều quan trọng hiện nay chỉ là các doanh nghiệp Việt Nam có coi việc tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản là cơ hội hay không. Nếu coi đây là cơ hội thì đương nhiên sẽ tìm được lời giải cho những cái chúng ta còn thiếu, trong đó có vấn đề nhân lực.

Cụ thể, cách giải quyết vấn nhân nhân lực của FPT là, chúng tôi đang xây dựng chương trình tuyển dụng sinh (sinh viên trở thành nhân viên của một công ty ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường) dựa theo nhu cầu của khách hàng Nhật Bản. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra mô hình Haken (đưa một số kỹ sư FPT làm việc tại cơ sở của đối tác) mà nhiều công ty Nhật Bản làm với FPT cho các doanh nghiệp trong Vinasa. Theo đó, doanh nghiệp phần mềm Việt sẽ cử một số kỹ sư onsite ở FPT, để tạo ra sự hợp tác nội ngành.

Gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản: Mẻ cá lớn và chiếc vợt thưa - 1ffq8lnw


HÃY CÙNG NHAU ĐAN LƯỚI

Ông có nói, thị trường Nhật Bản được xem là “mẻ cá lớn”, nếu chúng ta để “lọt lưới” mẻ cá này, theo ông “cá” sẽ rơi vào “ao” ai? Các doanh nghiệp gia công phần mềm (GCPM) Việt Nam sẽ mất những gì?

Lời giải chia sẻ rủi ro cho vấn đề Trung Quốc +1 đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Điều này mở ra cơ hội cho nhiều thị trường đã và đang có mối quan hệ đối tác với Nhật Bản, trong đó, Việt Nam đang được các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đặc biệt. Nếu chúng ta không nhanh tay nắm bắt cơ hội này, đương nhiên “cá” sẽ bơi sang “ao” khác. Chúng ta cần phải có ngay những hành động cụ thể. Các doanh nghiệp cần phải tăng cường hợp tác nội ngành, chia sẻ cơ hội, cùng nhau tham gia vào các cuộc “đánh bắt lớn”. Bây giờ không phải là lúc chúng ta cạnh tranh lẫn nhau, mà phải cùng nhau “đan lưới”. Còn nếu để vuột mất cơ hội này, cái mất đi đối với doanh nghiệp Việt Nam chính là niềm tin của đối tác Nhật Bản. Trong kinh doanh, niềm tin chính là “hơi thở” của doanh nghiệp.

FPT cũng là một đơn vị gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản hẳn cũng đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác từ nước ngoài cũng như trong nước, nhưng ông lại kêu gọi các doanh nghiệp trong nước “lúc này không phải là lúc chúng ta cạnh tranh nhau mà phải cùng nhau đan lưới…”, ông có thể giải thích rõ hơn mong muốn này?
Nếu có một tấm lưới chắc hơn to hơn, chúng ta có thể bắt được một mẻ cá nặng hơn. Còn nếu chúng ta cứ mạnh ai nấy làm thì không khác gì đi bắt cá bằng đơm. Hơn nữa, đối tác Nhật Bản đang đi tìm lời giải chia sẻ rủi ro cho vấn đề Trung Quốc +1, cũng có nghĩa là chúng ta phải cho họ thấy không có sự rủi ro nào khi đến Việt Nam, ngoài FPT họ còn có nhiều sự lựa chọn tốt khác tại Việt Nam.

Gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản: Mẻ cá lớn và chiếc vợt thưa - IMG 6821


Vậy, với vai trò “người đầu tàu” ông đã và sẽ có những hành động cụ thể như thế nào cho việc “đan lưới” này?

Với tư cách là doanh nghiệp có kinh nghiệm làm việc lâu năm với đối tác Nhật Bản, FPT sẵn sàng chuyển những kiến thức, bí quyết làm ăn của mình cho các doanh nghiệp Việt Nam để cùng nhau đan một tấm lưới tốt nhất.

Một doanh nghiệp GCPM cho thị trường Mỹ nói: “các DN Việt Nam rất khó bắt tay nhau để tạo thành liên minh các doanh nghiệp mạnh, bởi rào cản văn hoá DN khác nhau, đặc biệt DN gia đình…”, ông nhìn nhận ý kiến này như thế nào?

Mỗi công ty có những định hướng, mục tiêu phát triển khác nhau, nhưng điều này không có nghĩa là không thể bắt tay nhau để tạo thành liên minh các doanh nghiệp gia công phần mềm mạnh. Các tiền đề làm việc với Nhật Bản đến nay đã được giải quyết, nguồn nhân lực nói tiếng Nhật cũng đã có. Thực tế, một số doanh nghiệp bắt đầu cách đây 2 năm giờ đã lớn mạnh. Điều quan trọng nhất hiện nay là các doanh nghiệp phải có lòng dũng cảm, đặt đại cục lên hàng đầu hơn là vấn đề sợ mất nhân lực khi hợp tác nội ngành.


Xin cám ơn ông.

Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thị trường Nhật Bản tìm đến Jetro

Tại buổi Tọa đàm “Cơ hội tiếp cận thị trường CNTT Hoa Kỳ – Nhật Bản – Hàn Quốc” do Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) tổ chức ngày 15/3 nhân dịp kỷ niệm 12 năm thành lập QTSC, ông Osato Kazuhiko, Giám đốc điều hành Jetro (Nhật Bản) cho biết, Chính phủ Nhật Bản rất ưu tiên cho các lĩnh vực như: y tế, môi trường, chuỗi bán lẻ…Nhật cũng rất chú trọng đến ứng dụng CNTT vào trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, để phát triển ICT phục vụ cho các lĩnh vực mà Nhật ưu tiên…chủ trương của Nhật là thuê ngoài. Thị trường mà Nhật muốn hướng đến hợp tác làm các dự án này là các doanh nghiệp khu vực Châu Á, trong đó Việt Nam rất được Nhật ưu tiên. Với vai trò là đơn vị hỗ trợ các doanh nghiệp trên toàn thế giới tìm hiểu các thông tin, thủ tục, môi trường, văn hóa, tập quán kinh doanh…về Nhật Bản, Jetro sẵn sàng cung cấp các thông tin hoàn toàn miễn phí cho các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam muốn làm ăn tại thị trường Nhật Bản, và muốn nghiên cứu khả thi về thị trường này.

Hải Thanh
Tin học & Đời sống tháng 4.2013

Symantec công bố Giải thưởng Đối tác Việt Nam 2013

Symantec vừa công bố danh sách những đơn vị chiến thắng của Giải thưởng Đối tác Việt Nam 2013 (Vietnam Partner Awards).

Chú ý những hệ thống thông tin cần trong doanh nghiệp

Trên thị trường, các hệ thống thông tin (HTTT) đang rất đa dạng nên có nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết nên chọn những hệ thống nào vào ứng dụng cho phù hợp với DN của mình, vận hành tốt và hiệu quả. Tư vấn sau của Công ty cổ phần mới Kim Tự Tháp (Pythis) nhằm giúp các doanh nghiệp ứng dụng hiểu rõ hơn về các hệ thống thông tin để từ đó có những lựa chọn thích hợp cho mình.

Chiến tranh mạng đe dọa doanh nghiệp

Trừ khi doanh nghiệp của bạn liên quan đến quốc phòng (vũ khí, xe cộ, máy bay) hoặc cơ sở hạ tầng (cầu đường, hệ thống giám sát/điều khiển), bạn sẽ không nghĩ nhiều về cái gọi là chiến tranh mạng. Nhưng có lẽ đã đến lúc bạn cần chú ý nhiều hơn tới vấn đề này nếu không muốn phải chịu những thiệt hại to lớn một cách bất ngờ.

Chia sẻ ứng dụng ERP trong công ty dược phẩm và thực phẩm

Buổi chia sẻ về “Kinh nghiệm triển khai ứng dụng quản lý chất lượng và sản xuất trên giải pháp B4Ui” diễn ra tại Công ty cổ phần phần mềm Phúc Hưng Thịnh ngày 17/5 đã thu hút các doanh nghiệp ngành dược và thực phẩm tham gia.

Dịch vụ Mobile Internet 2G và 3G của Viettel chung một chính sách

Từ ngày 5/5/2013, Công ty Viễn thông Viettel áp dụng một chính sách chung cho dịch vụ truy cập Internet trên điện thoại di động (Mobile Internet).

“Kẻ gây tranh cãi” – Kim Dotcom trở lại với Mega

Trong phi vụ làm ăn mới nhất của mình, Kim Dotcom lại tiếp tục “gắn bó” với những đám mây qua dịch vụ Mega. Bất kể động cơ của Dotcom là gì thì dịch vụ này cũng đánh dấu một bước tiến mới trong vấn để an toàn của việc kinh doanh lưu trữ trực tuyến.

GCS triển khai thành công hệ thống quản lý ngân sách tại Nguyễn Kim

Công ty Global CyberSoft (GCS) và Nguyễn Kim vừa nghiệm thu dự án “Hệ thống quản lý lập kế hoạch ngân sách trên nền giải pháp IBM Cognos TM1”. Đây là dự án do GCS triển khai thành công đầu tiên tại Việt Nam.

10 điều thú vị về CEO Facebook nhân sinh nhật 29 tuổi

Ngày 14/5 là ngày sinh nhật CEO Mark Zuckerberg 29 tuổi. Nếu tuổi này là quá trẻ đối với một tỷ phú, thì bạn còn biết rằng Zuckerberg đồng thành lập Facebook khi còn ở tuổi thiếu niên.

Robin Li, Baidu và văn hóa sói

Gần đây, một email nội bộ bị rò rỉ của Robin Li – một người ủng hộ văn hóa “sói” đã gây ra một cuộc tranh luận lớn trong ngành công nghiệp. Từ hình ảnh doanh nhân 44 tuổi được xếp vào hàng giàu nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới đang điều hành Baidu này, người đọc có thể hình dung rõ hơn nhiều việc khác.

VNG thêm tính năng cho cổng thanh toán trực tuyến 123pay

Trong buổi lễ trao giải chương trình “Tặng tiền triệu – rinh quá sành điệu” do 123.vn tổ chức diễn ra ngày 12/5/2013, Công ty Cổ phần VNG đã chính thức ra mắt thêm tính năng mới cho cổng thanh toán trực tuyến 123pay.