Chuyển đổi số (Digital Transformation) là cụm từ được nhắc nhiều trong thời gian gần đây. Có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về chuyển đổi số. Tuy nhiên tựu trung lại, ý nghĩa chung của chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ mới (chủ yếu là CNTT) vào việc giải quyết các vấn đề của tổ chức, doanh nghiệp; giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực; nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động.
Trong phạm vi bài viết này, sẽ đề cập đến 4 giải pháp điển hình trong 2 trụ cột về Gắn kết khách hàng, Quy trình và cải tiến, những giải pháp này liên quan đến hoạt động quản trị vận hành doanh nghiệp là tự động hoá công tác marketing số, tự động hoá chăm sóc khách hàng, số hoá và tự động hoá quy trình nghiệp vụ, và tự động hoá các thao tác nghiệp vụ.
Tự động hoá công tác marketing số
Theo báo cáo Digital 2019, Việt Nam có gần 97 triệu người, với hơn 143 triệu thiết bị di động, 64 triệu người có sử dụng Internet, và tương đương số đó là 62 triệu người sử dụng các trạng mạng xã hội. Trong đó thời gian sử dụng Internet trung bình của mỗi người là gần 7 giờ/ngày, với thời gian trên mạng xã hội hơn 2,5 giờ/ngày.
Do đó, bên cạnh các hình thức marketing truyền thống như báo chí, tivi, brochure thì marketing số, hay marketing kỹ thuật số (digital marketing) trên môi trường Internet là một kênh marketing quan trọng, gần như là bắt buộc trong thời đại hiện nay. Hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí.
Marketing số giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tiềm năng sử dụng Internet, tương tác hai chiều, nhận thông tin của khách hàng một cách tức thời. Các kênh giao tiếp trực tuyến được sử dụng trong marketing số bao gồm email, các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, LinkedIn,…
Thông qua kỹ thuật tổng hợp, phân tích dữ liệu thu thập từ các kênh giao tiếp, hệ thống marketing số sẽ tạo nên một bức ảnh chân dung toàn diện đến từng khách hàng, thấu hiểu hành vi cảm xúc của khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược marketing phù hợp đến từng nhóm khách hàng.
Tự động hoá chiến dịch marketing sẽ tạo ra kịch bản marketing đa kênh, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng hoặc thúc đẩy các chương trình bán hàng, bằng cách gửi thông tin đến khách hàng qua tất cả các kênh giao tiếp họ sử dụng, như email, SMS, Facebook Messenger, Zalo,… Chương trình marketing sẽ tự động hoạt động theo các điều kiện đặt sẵn tương ứng với hành vi của khách hàng.
Ví dụ trong chiến dịch marketing tự động như hình minh hoạ dưới đây, từ một tập khách hàng đã xác định, hệ thống marketing số sẽ gửi một email đến khách hàng thông tin về các chương trình khuyến mãi; nếu sau một ngày không có phản hồi, hệ thống sẽ gửi tin nhắn bổ sung qua Facebook Messenger; nếu có bấm link phản hồi, đưa vào danh sách khách hàng tiềm năng để chuẩn bị cho bước tiếp cận tiếp theo.
Tự động hoá chiến dịch marketing số (Nguồn: Mobio, 2019)
Ngoài ra hệ thống marketing số còn giúp quản lý tập trung và tương tác với khách hàng qua các kênh giao tiếp online, trang mạng xã hội; tự động nhận diện khách hàng qua call center và ghi nhận lịch sử tương tác với khách hàng.
Tự động hoá chăm sóc khách hàng
Phần mềm chatbot sẽ giúp tự động hoá công tác chăm sóc khách hàng, tạo ra một đội ngũ trợ lý ảo sẵn sàng phản hồi ngay lập tức bất kỳ lúc nào khách hàng yêu cầu. Đội ngũ nhân viên này hoạt động 24/7, làm việc bất kể ngày đêm và không bị cảm xúc chi phối như con người.
Kênh giao tiếp của chatbot có thể tích hợp với các ứng dụng phổ biến khách hàng đang sử dụng như Facebook Messenger, Skype, Whatsapp, Viber, Zalo,… đem lại cho khách hàng cảm giác quen thuộc và dễ sử dụng.
Không chỉ giao tiếp và trả lời câu hỏi của khách hàng, chatbot còn có thể tích hợp với các hệ thống ứng dụng để có thể xử lý giao dịch cho khách hàng ngay trên môi trường chat.
Chatbot hỗ trợ yêu cầu kích hoạt thẻ và đổi mã PIN thẻ (Nguồn: Botbot.AI, 2019)
Số hoá và tự động hoá quy trình nghiệp vụ
Số hoá và tự động hoá quy trình nghiệp vụ (Digital Process Automation) giúp doanh nghiệp chuyển quy trình công việc truyền thống sang môi trường không giấy tờ, phối hợp hoạt động xuyên suốt giữa các phòng ban, rút ngắn thời gian xử lý và truy xuất các tài liệu liên quan nhanh chóng. Bên cạnh đó, tự động hoá quy trình cho tạo điều kiện thuận lợi cho những người liên quan có thể làm việc di động mọi lúc, mọi nơi, không bị ràng buộc về vị trí địa lý.
Với sơ đồ luồng công việc (workflow) trực quan, việc theo dõi trạng thái của quy trình công việc trở nên đơn giản, nhanh chóng phát hiện điểm tắc nghẽn để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tự động hoá quy trình phê duyệt tài chính (Nguồn: K2, 2019)
Tự động hoá các thao tác nghiệp vụ
Các thao tác nghiệp vụ có cấu trúc, mang tính chất lặp đi lặp lại, tốn kém thời gian hoàn toàn có thể tự động hoá bằng phần mềm robot (Robotic Process Automation – RPA). Robot ảo sẽ giúp hạn chế lỗi thao tác của con người, thực hiện các thao tác nghiệp vụ với tốc độ cao, tiết kiệm thời gian, nguồn lực và chi phí.
Trong hình minh hoạ dưới đây, nghiệp vụ phát hành biên lai thanh toán theo các thức hiện tại sẽ mất thời gian 2 phút cho việc login vào hệ thống để lấy file Excel (bước 1), 1 phút lưu trữ file vào máy tính (bước 2), 10 phút để nhập liệu vào màn hình phát hành biên lai (bước 3), 5 phút để gửi email cho khách hàng (bước 4). Như vậy sẽ mất khoảng 15 phút cho mỗi khách hàng. Giả sử trong một tháng có 800 giao dịch, thời gian cần thiết để thực hiện các thao tác này là 800×15=12.000phút=200giờ. Khi chuyển sang thực hiện bằng robot ảo, thời gian xử lý sẽ chỉ còn 30 giây, tiết kiệm được 200 giờ lao động, tương đương 25 ngày làm việc mỗi tháng!
Tác nghiệp phát hành biên lai thanh toán (Nguồn: UiPath Vietnam, 2019)
Hiện nay, HPT đã chọn lựa được một số đối tác cho các lĩnh vực tự động hoá nêu trên để triển khai cho doanh nghiệp, chẳng hạn các giải pháp Digital Marketing, Bobot.AI, IBM Business Process Management, K2 Digital Process Automation, IBM Automation Anywhere, NTT Data Winactor, UiPath RPA…
(Theo HPT)
Trước thềm Hội chợ Công nghệ drupa – sự kiện triển lãm thiết bị in ấn lớn nhất thế giới được tổ chức bởi Messe Düsseldorf (Đức), HP vừa công bố hai thế hệ máy in HP Indigo mới với những thay đổi đột phá, giúp các nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng in ấn với số lượng lớn và tối đa hóa lợi nhuận.
Ngày 11/3, VMware công bố danh mục các giải pháp và dịch vụ toàn diện, giúp các khách hàng hiện đại hóa các ứng dụng và hạ tầng CNTT trong hành trình chuyển đổi số.
Một nhân viên Apple làm việc tại Cork (Ireland) vừa được xét nghiệm dương tính với Covid-19 do chủng mới của virus Corona gây ra. Đây là trường hợp đầu tiên một nhân viên Apple được báo cáo bị nhiễm bệnh.
Khi virus Corona chủng mới tiếp tục xuất hiện ở các địa điểm mới trên toàn cầu, các doanh nghiệp lớn và nhỏ đang áp dụng nhiều cách thức làm việc khác nhau để đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Ngày 10/3, MobiFone đã công bố hoàn tất thử nghiệm thành công mạng 5G tại Tp. Hồ Chí Minh và ba thành phố lớn khác là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Đây là thành quả mà nhà mạng này đạt được sau gần một năm chuẩn bị tích cực và khẩn trương cho việc thí điểm triển khai mạng không dây thế hệ thứ 5.
Theo kết quả công bố, danh hiệu nhà mạng 3G/4G nhanh nhất Việt Nam do Ookla – đơn vị đo kiểm tốc độ internet được trao cho VinaPhone.
Người dân tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Bình Thuận sẽ có thể nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ngay trên Cổng Dịch vụ công quốc gia thông qua VNPT Pay từ ngày 12/3/2020.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt (VietUnion) lần đầu tiên nhận được giải thưởng CSR – vì các đóng góp cho cộng đồng và thể hiện được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, do khối tập đoàn toàn cầu NTT trao tặng.
Từ hôm nay 06/3, bộ ba flagship của Samsung gồm Galaxy S20 | S20+ | S20 Ultra đã chính thức bán ra tại các chuỗi cửa hàng lớn trên cả nước.
Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) vừa tổ chức ký kết hợp tác với các đối tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm tăng tốc chuyển đổi số trong các doanh nghiệp.