Mặc cho các thông tin nội bộ lẫn một số hình ảnh thực tế được hé lộ, nhưng Samsung vẫn không hề có một thông báo chính thức nào về chiếc điện thoại màn hình dẻo đầu tiên của họ đã bị hố vào tháng 4 vừa qua.
Một chiếc Galaxy Fold bị hỏng màn hình – ảnh: TheVerge
Quyết định bất ngờ vào phút chót
Quay trở lại vào tháng 4/2019. Galaxy Fold – thiết bị di động sáng tạo và mang tính chất biểu tượng nhất của Samsung trong nhiều năm qua sẽ được lên kệ vào một vài ngày kế tiếp. Những người đặt hàng trước thiết bị rất hào hứng khi sẽ là những người đầu tiên trên tay siêu phẩm có giá tới 2.000 USD này. Nhưng đùng một cái, chỉ bằng một thông báo ngắn gọn, Samsung đã khiến tất cả những sự hào hứng đó thành nỗi thất vọng, khi cho biết sẽ hoãn vô thời hạn việc bán ra chiếc Galaxy Fold, và mọi việc được tiến hành chỉ chưa đầy một tuần trước khi chiếc điện thoại này lên kệ chính thức.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã là gần 3 tháng kể từ khi Samsung thông báo trì hoãn chiếc Galaxy Fold. Và có một thực tế đang diễn ra, dù là chiếc điện thoại đắt nhất, cao cấp nhất từng được sản xuất, nhưng dường như Samsung chẳng có vẻ gì là muốn thực sự bán chiếc điện thoại này, mặc cho sự chờ đợi của không ít người dùng lẫn thị trường.
Sự im lặng khó hiểu
Sau khi Samsung công bố việc lùi thời hạn bán Galaxy Fold, hầu hết các thông tin tiếp theo liên quan đến chiếc điện thoại này hầu như chỉ xoay quanh các tin tức rò rỉ từ các nguồn nội bộ, thậm chí là từ các nhân sự của chính Samsung. Ông DJ Koh – người đứng đầu Samsung Mobile, đã tiết lộ một lần vào tháng 5 rằng, công ty sẽ cố gắng phát hành sản phẩm sớm nhất có thể ngay sau khi sửa chữa xong lỗi thiết kế của sản phẩm, nhưng không chắc chắn về cái “sớm nhất có thể” này là vào thời điểm nào hay khoảng thời gian nào.
Các tin tức tiếp theo được tiết lộ bởi một số nhân viên khác của Samsung cũng chỉ nói về một khoảng thời gian rất mơ hồ rằng sẽ có một buổi họp báo về sản phẩm vào “cuối tuần này” hoặc “vài tuần nữa”. Và những tiết lộ trên đã có từ cách đây hơn một tháng, và cho đến giờ, Samsung vẫn không hề có một thông báo chính thức nào về Galaxy Fold như nguồn tin nội bộ đã đề cập.
Dĩ nhiên, việc đếm lùi ngày ra mắt chiếc Fold sẽ trở nên vô nghĩa nếu Samsung không thể chắc chắn khi nào họ có thể khắc phục hoàn toàn các sự cố của thiết bị. Điều đáng nói là chính bản thân Samsung lại không có bất kỳ thông báo chính thức nào hay chia sẻ gì về tiến độ sửa lỗi sản phẩm. Theo ông Koh, các vấn đề đã được xác định và Samsung đang gửi hơn 2.000 mẫu Galaxy Fold cho các nhà mạng và một số lượng kỹ thuật viên nhất định để kiểm tra thực tế sản phẩm chuẩn bị cho việc bán trở lại thiết bị. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Samsung lại không công bố điều này tại các cuộc họp báo với các bên truyền thông, cũng như không hề có một chút cập nhật nào trên trang web chính thức của hãng. Có vẻ như công ty đang cố tình phủ một màn đêm khó hiểu lên chính chiếc Galaxy Fold vậy.
Bên cạnh đó, cứ cho rằng Samsung muốn chắc chắn nhất về khả năng sửa chữa hoàn toàn cho Galaxy Fold trước khi bán ra chính thức sản phẩm, nhưng tại sao công ty lại không đưa ra thông báo chính thức gì trong suốt một thời gian dài? Một giả thuyết khác cho rằng, rất có thể trong quá trình kiểm tra lại Galaxy Fold, Samsung đã phát hiện ra thêm một số vấn đề nghiêm trọng khác mà công ty không muốn công bố, tức những thừa nhận của Samsung về lỗi của Galaxy Fold khi đến tay các bên truyền thông hồi đầu năm nay, thực tế chỉ là bề nổi của tảng băng. Do đó, trong trường hợp xấu nhất, không loại trừ khả năng Samsung sẵn sàng “đắp mộ” luôn cho Galaxy Fold để ra một thiết kế mới tối ưu hơn. Đơn giản là công ty không muốn lặp lại thảm họa như chiếc Galaxy Note 7 cách đây 3 năm.
Nguy cơ mất người dùng tiềm năng
Bài học kinh doanh “hiệu ứng Osborne” luôn không bao giờ lỗi thời: đừng bao giờ giới thiệu hoặc hứa hẹn về một sản phẩm quá sớm nhưng lại không rõ khi nào mới bán ra sản phẩm. Bởi khi đó, người dùng tiềm năng cho sản phẩm mới sẽ sớm bị phân hóa nghiêm trọng và phải đứng trước hai lựa chọn, hoặc chuyển sang sử dụng sản phẩm khác, hoặc chuyển sang sử dụng một sản phẩm tương tự từ hãng khác.
Đối với Galaxy Fold, hiện tại chưa có một chiếc điện thoại màn hình dẻo nào được bày bán trên thị trường quốc tế, nhưng cần lưu ý rằng, không phải chỉ mỗi Samsung muốn bán sớm điện thoại dẻo của mình, vì vẫn còn đó những tên tuổi khác như Huawei, Motorola hay Xiaomi đều cũng muốn trình diễn sớm những khả năng của họ trên cuộc chơi màn hình dẻo.
Rõ ràng, kẻ thù lớn nhất của Galaxy Fold hiện tại chính là thời gian, và cũng bởi một phần lớn là chiến lược marketing tệ hại, “nói trước bước chưa qua” của Samsung.
NVTveron
Mastercard tuyên bố đã hoàn tất việc mua lại Transfast – công ty thanh toán toàn cầu với mạng lưới xuyên biên giới có quy mô lớn.
Huawei đang có dấu hiệu chuyển hướng sang các nước khác để làm ăn thay vì Mỹ và châu Âu. Mới đây gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc dự định mua lại các công ty công nghệ của Nga và đầu tư vào thị trường này – là một trong những thị trường tiềm năng nhất của họ sau các lệnh cấm vận từ Mỹ và phương Tây.
Tưởng như chuyện cổ tích nhưng lại xảy ra trong đời thực khi một công ty khởi nghiệp đã biết cách hỗ trợ khách hàng hiệu quả với những sự cố xảy ra ngoài ý muốn.
Theo nguồn tin, VinGroup sẽ chính thức tham gia vào thị trường hàng không thông qua việc thành lập công ty Vinpearl Air với vốn điều lệ 1.300 tỷ đồng.
Tuy nhiên, âm mưu này đang bị gián đoạn bởi các đối thủ truyền thống.
HTC hẳn rất vui mừng vì công ty đang có tháng kinh doanh tốt nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây. Mức tăng trưởng này liệu có tiếp tục lên hay lại lao dốc như hồi tháng 4 vừa qua.
Có thể nói, doanh nghiệp dù quy mô lớn nhỏ, hộ kinh doanh gia đình hay cá nhân, nhãn mác và bao bì luôn là vũ khí quan trọng của hoạt động marketing, góp phần thu hút người mua và thúc đẩy hành vi tiêu dùng.
Có thể nói, doanh nghiệp dù quy mô lớn nhỏ, hộ kinh doanh gia đình hay cá nhân, nhãn mác và bao bì luôn là vũ khí quan trọng của hoạt động marketing, góp phần thu hút người mua và thúc đẩy hành vi tiêu dùng.
EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU) đang tạo ra một xu hướng và dư địa mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Chuyên gia tư vấn công nghệ Nguyễn Tuấn Hoa cho rằng để đưa hàng nông sản Việt Nam lên ngôi tại thị trường lớn nhất và khó tính nhất là EU chỉ có một đáp án duy nhất: canh tác hữu cơ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao.
Nguyên nhân chính vẫn được cho là tình hình làm ăn bết bát của mảng di động vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện.