Ngày 27/03/2013, Fortinet đã ra mắt thiết bị tường lửa thế hệ tiếp theo (NGFW) mạnh mẽ và thông minh nhất với tên mã FortiGate-3600C.
Theo đó, FortiGate-3600C có thể được triển khai như một hệ thống tường lửa có độ trễ cực thấp dành cho hệ thống mạng của doanh nghiệp, các trung tâm dữ liệu, trường học và mạng vô tuyến. Các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật hoặc các mạng lưới doanh nghiệp được phân bổ có các tùy chọn triển khai FortiGate-3600C với các dịch vụ bảo mật được kích hoạt như một thiết bị quản lý mối đe dọa hợp nhất (UTM). Nền tảng này được tích hợp hoàn chỉnh với Forti Manager và FortiAnalyzer của Fortinet, cung cấp quy định trung tâm và báo cáo.
Nhờ vào bộ vi xử lý tùy chỉnh FortiASIC bên trong thiết bị, FortiGate-3600C giúp hiệu năng tường lửa lên đến 60 Gbps, 28 triệu phiên hoạt động đồng thời mỗi giây, 17 Gbps IPSec VPN và ngăn ngừa xâm nhập (IPS) lên đến 14 Gbps nhằm bảo vệ môi trường hoạt động của các doanh nghiệp có khối lượng công việc kinh doanh lớn khỏi các mối đe dọa tiên tiến ngày nay. Ngoài hiệu suất cao, FortiGate-3600C còn có khả năng mở rộng ở mức độ cao và tích hợp các cổng 12x 10 GbE, cổng GbE 16X và cổng quản trị đồng GbE 2X nhằm mang đến cho các khách hàng doanh nghiệp sự linh hoạt tối đa trong triển khai.
Trong cuộc thử nghiệm độc lập của công ty nghiên cứu bảo mật thông tin toàn cầu NSS Labs vào tháng 3/2013 đã cho thấy, FortiGate-3600C là một trong các hệ thống có hiệu năng hàng đầu trong chín sản phẩm NGFW. Thiết bị này được xếp hạng “Khuyến dùng” vì “mức bảo vệ và khả năng kiểm soát cao, và xứng đáng với chi phí bỏ ra”. Đây là mức xếp hạng cao nhất của NSS Labs, cho thấy FortiGate-3600C thỏa mãn các yêu cầu của doanh nghiệp về hiệu suất, độ chính xác và khả năng quản lý.
Ngoài ra, FortiGate-3600C có thể được triển khai ở chế độ ứng dụng bảo mật độc lập như tường lửa hoặc như một NGFW bao gồm tường lửa, IPS và trình quản lý các ứng dụng. Các ứng dụng bổ sung như mạng riêng ảo (VPN) hoặc phần mềm phát hiện nguy hiểm tiên tiến, trong đó sử dụng thiết bị phát hiện dựa trên hành vi, kết hợp với một hệ thống dựa trên đám mây uy tín để truy tìm các phần mềm độc hại (botnets) và các yếu tố trong chu kỳ sống của các phần mềm độc hại đó . Các ứng dụng bổ sung này cũng có thể được kích hoạt và thiết lập cấu hình dễ dàng.
P.V
Điện toán đám mây không còn là một người xa lạ trong không gian mạng bởi nó đã thực sự đã trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành công nghiệp internet những năm qua. Trong năm tới, điện toán đám mây đã hoàn toàn sẵn sàng cho khối lượng công việc của các doanh nghiệp và công ty lớn sẽ hoàn toàn “lên mây”. Đó chỉ là hai trong số những dự đoán được đưa ra dành cho năm 2013.
Oracle vừa ra mắt trên toàn cầu danh mục máy chủ SPARC mới với bộ vi xử lý được xếp vào top mạnh và nhanh hiện nay. Đó là SPARC T5 và M5 (thuộc dòng máy chủ SPARC tầm trung và tầm cao), chạy hệ điều hành Oracle Solaris.
Công ty Cổ phần Đại Đồng Tiến vừa làm “Lễ công bố Đại Đồng Tiến hoàn tất ứng dụng giải pháp SAP ERP vào quản lý”. Dự án do Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) triển khai.
Lạc Việt đang hoàn thiện các thủ tục xin phép đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa phần mềm cho phù hợp với nhu cầu ứng dụng của doanh nghiệp Mỹ… để trong năm 2013, phần mềm “quản trị nguồn vốn nhân lực” có thể “tung hoành” trên đất Mỹ. Dù bận rộn nhưng Tổng giám đốc Công ty Lạc Việt, ông Hà Thân đã rất cố gắng chia sẻ với Tin học và Đời sống về kế hoạch lớn này.
IDC vừa công bố kết quả kinh doanh của các hãng cung cấp máy chủ ở thị trường Việt Nam. Theo đó, Hãng HP đã nắm giữ vị trí Nhà cung cấp máy chủ x86 dẫn đầu ở thị trường Việt Nam, với thị phần trên thị trường đạt mức 44%. Cụ thể, ở phân khúc thị trường máy chủ phiến, HP dẫn đầu với 54,6% thị phần, hơn 38,1 đối thủ cạnh tranh gần nhất; Dẫn đầu phân khúc thị trường máy chủ Rack với 43,4% thị phần, hơn đối thủ gần nhất 17,1 điểm.
Intel có thể xem là hãng công nghệ nước ngoài luôn đồng hành với ngành giáo dục đào tạo Việt Nam và có nhiều đóng góp rõ nét nhất trong các chương trình phổ cập tin học đến cộng đồng.2012 là một năm mà Intel Việt Nam đã ghi dấu nhiều mốc son thành công đó. TH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với ông Mai Sean Cang, Tổng Giám đốc Intel Việt Nam để cùng nhìn lại một năm qua cũng như hướng tới mục tiêu chiến lược năm tới.
Cúp vàng Teckmart Việt Nam năm 2012, công trình được giải thưởng báo cáo xuất sắc nhất do một tờ báo uy tín trong lĩnh vực công nghệ của Úc bình chọn cho “Phần mềm dịch tiếng nói hai chiều trên hệ điều hành Android”; Giải Nhì (không có giải Nhất) tại giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2012 với sản phẩm “biến báo điện tử thành báo nói ViNAS”… là các thừa nhận của xã hội cho hơn chục năm theo đuổi công nghệ phần mềm tiếng nói_ một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, của anh Vũ Tất Thắng.
Năm qua, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng Khu Công nghệ Cao (KCNC) TPHCM nỗ lực tạo môi trường tốt để thu hút các nhà đầu tư, các công ty khoa học, công nghệ lớn trên thế giới. Kết quả thu hút đầu tư của KHCN TPHCM đã đem lại giá trị xuất khẩu sản phẩm CNC đạt trên 2,1 tỷ USD (tăng trên 40% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra)…
Trong khi ERP là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang thờ ơ, nghi ngại hoặc nếu có muốn thì cũng không biết bắt đầu như thế nào và từ đâu.
Năm qua là một năm đầy sóng gió, lao đao, chật vật, vất vả của hầu hết những người làm kinh doanh. Nhưng giữa chốn thương trường đầy sóng gió đó ông Phan Quốc Khánh, Giám đốc Công ty Cổ phần Phần mềm FAST lại vẫn thong dong và khá lạc quan về tình hình kinh doanh, phát triển của công ty. Ông cũng có những quan điểm sống và quản trị khá đặc biệt.