Với tầm nhìn xây dựng tính bền vững trong mô hình kinh doanh, Epson đã nỗ lực bằng các phát minh sử dụng công nghệ hiện đại ít gây tác động đến môi trường nhất kể từ xuất phát điểm là một nhà sản xuất đồng hồ vào những năm đầu thập niên 1940.
Bắt đầu bằng cam kết giữ gìn vệ sinh hồ Suwa ở tỉnh Nagano, sau đó Epson trở thành công ty đầu tiên trên thế giới tuyên bố sẽ loại bỏ khí CFC làm suy giảm tầng ozone khỏi quá trình vận hành, và đã thực hiện điều này trong toàn tổ chức vào năm 1993. Epson đã gia nhập Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc năm 2004 và sau đó cam kết góp phần vào Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDG) của Liên Hợp Quốc.
Về sản phẩm và công nghệ thân thiện môi trường, có thể kể đến “Công nghệ In Không Nhiệt – Heat-free” được sử dụng trong các máy in phun Epson. Nhờ không sử dụng nhiệt trong quá trình in nên lượng điện năng tiêu thụ thấp hơn so với máy in laser, giúp giảm đáng kể tác động đến môi trường trong khi vẫn tăng cường hiệu quả vận hành.
Theo Epson, các máy in của hãng chỉ tốn 1/10 chi phí in ấn trung bình, sử dụng 1/8 lượng tiêu thụ điện năng trung bình, và có thể in 100 trang/phút. Bên cạnh đó, hệ thống in phun Piezoelectric trong máy in vải kỹ thuật số còn thúc đẩy chuyển đổi công nghệ từ in ấn analog truyền thống, hỗ trợ các nhà sản xuất vải giảm lượng chất thải lên đến 95%, cho phép quay vòng đơn hàng nhanh hơn và khả năng vận hành các đơn hàng ngắn trên nhiều loại chất liệu.
Đặc biệt, Epson đang đẩy mạnh nghiên cứu để cung cấp một chu trình tái chế giấy hoàn thiện ngay tại văn phòng với sản phẩm Paper Lab, sử dụng công nghệ Dry Fiber không nước, có thể tạo giấy mới từ giấy copy đã sử dụng. Việc này giúp làm giảm 60% lượng tiêu thụ nước trong quá trình tái chế.
Ông Siew Jin Kiat, Giám đốc Marketing Epson khu vực Đông Nam Á cho biết, với tầm nhìn về một tương lai bền vững, Epson luôn cố gắng tạo ra nền tảng cho một xã hội ít cac-bon và sẽ phấn đấu không ngừng trong vấn đề nâng cao nhận thức cho cộng đồng và thế hệ trẻ.
Thị trường smartphone trong quý 3 đang quay trở lại những ngày đầu của đại dịch Covid-19 với doanh số phục hồi dần, tuy nhiên vị trí của các thương hiệu đã thay đổi.
Ngày 30/11/2020 tại Hà Nội, Viettel công bố chính thức khai trương kinh doanh thử nghiệm 5G, cung cấp 5G cho khách hàng sau thời gian phát sóng thử nghiệm về kỹ thuật.
Ngày 30/11, MM Mega Market Hiệp Phú tại Q.12, TP.HCM khai trương chuyển đổi chi nhánh này từ hình thức siêu thị trở thành mô hình trung tâm tổ hợp.
Ngày 27/11, Visa hợp tác cùng ngân hàng Sacombank triển khai đồng thời công nghệ Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động, kết hợp với giải pháp Phê duyệt nhà bán hàng siêu tốc. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên Visa chọn áp dụng quy trình thanh toán này.
Huawei đã bán thương hiệu smartphone phổ thông Honor cho một tập đoàn với các công ty Trung Quốc, và giờ đây ông chủ công ty này đã có những phát biểu liên quan đến hành động này.
Từ ngày 27/11/2020, khách hàng Viettel có thể đổi điểm Viettel++ lấy voucher giảm giá và sử dụng thêm nhiều ưu đãi khác để sở hữu iPhone 12 với giá chưa đến 13,5 triệu đồng.
Keysight Technologies công bố hợp tác với Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore để phát triển bàn đo kiểm thiết bị thu phát dành cho hệ thống thông tin liên lạc dạng lai trên phương tiện giao thông kết nối vạn vật (V2X).
Không còn hàng xách tay, mức giá cạnh tranh và nhiều ưu đãi, thời gian mở bán được sớm hơn… đó là những lý do khiến số lượng đơn đặt hàng iPhone 12 series tại Thế Giới Di Động cũng như nhiều cửa hàng bán lẻ khác tăng kỷ lục.
Tập đoàn Yeah1 vừa ra mắt Hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ bán lẻ Giga1 và công bố các đối tác chiến lược Tân Hiệp Phát, Budweiser, Oishi, M150 cùng tham gia hoàn thiện hệ sinh thái.
Quá trình số hóa nhanh chóng của các ngành công nghiệp thiết yếu khu vực ASEAN như giáo dục đào tạo, y tế và chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch toàn cầu đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới cho những tổ chức đột phá – theo một nghiên cứu mới của Cisco và quỹ đầu tư Jungle Ventures thực hiện vừa công bố.