“Đua” ứng dụng CNTT và câu chuyện hiệu quả

Từ đầu năm đến nay, các địa phương: Cần Thơ, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Hà Nội, Lạng Sơn… đã đồng loạt “ra quân” với các chương trình kế hoạch hành động đối với CNTT rất hoàng tráng. Qua các kế hoạch này cho thấy sự đầu tư, quan tâm của địa phương đến CNTT đã có những tín hiệu tốt nhưng làm sao để hiệu quả là một việc khác.

“Đua” ứng dụng CNTT và câu chuyện hiệu quả - q3j2kvgo


Những kế hoạch hoành tráng    

Trong các kế hoạch hành động đối với CNTT của các địa phương năm 2013 thì Hà Nội là địa phương đã công bố số vốn đầu tư rất lớn. Đầu năm 2013, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch phát triển CNTT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.  Mục tiêu của Hà Nội là, đến năm 2020 phát triển CNTT đi đầu trong cả nước, hướng tới xây dựng xã hội thông tin. Theo đó, Hà Nội sẽ thực hiện cụ thể, về hạ tầng CNTT: 100% cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước (đến cấp xã) được trang bị máy tính; 100% sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và 80-90% các UBND xã, phường, thị trấn được kết nối bằng cáp quang với mạng diện rộng. Về ứng dụng CNTT được chia theo các lĩnh vực như: xây dựng và phát triển công dân điện tử; xây dựng và phát triển chính phủ điện tử; xây dựng và phát triển DN điện tử; phát triển giao dịch và thương mại điện tử với các chỉ tiêu cụ thể.

Về công nghiệp CNTT, Hà Nội sẽ quy hoạch và xây dựng 5 khu công nghiệp phần mềm và nội dung số, 2 phân khu công nghiệp phần cứng. Về phát triển nguồn nhân lực: 100% lãnh đạo sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã được đào tạo kiến thức, kỹ năng khai thác sử dụng các ứng dụng CNTT… UBND TP Hà Nội cũng nêu rõ tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển CNTT là 59.558 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước dự kiến là 8.033 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa là 51.505 tỷ đồng.

Trước đó, cuối năm 2012 (ngày 28/12), UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã ban hành Quyết định số 4086/QĐ-UBND (thay thế Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 01/3/2007 của UBND của tỉnh này) về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển CNTT đến năm 2020. Mục tiêu của Hà Tĩnh là phấn đấu nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu của cả nước về Chính phủ điện tử (CPĐT) trong 2015 và hoàn thành việc xây dựng CPĐT đến cấp xã trong năm 2020; Hỗ trợ tối đa người dân khi sử dụng các dịch vụ hành chính công, tham gia giao dịch với cơ quan Nhà nước, đảm bảo hầu hết các giao dịch của người dân và DN với cơ quan Nhà nước các cấp được thực hiện trên cổng thông tin điện tử ở mức 3 và 4, đồng thời phát triển công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trên 10-20% GDP của tỉnh.  

Cụ thể các nội dung Hà Tĩnh sẽ thực hiện gồm: Tỷ lệ văn bản, tài liệu của các cơ quan Đảng, Nhà nước được trao đổi trên môi trường mạng đạt 100% văn bản các cấp; Số lượng dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 được tích hợp trên cổng điện tử phục vụ người dân và DN đạt 60% mức độ 3 và 15% mức độ 4; Tỷ lệ các đơn vị y tế ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành, phòng bệnh khám chữa bệnh và công tác dân số KHHGĐ đạt 100% trạm y tế ứng dụng cơ bản; Phổ cập kỹ năng khai thác máy tính, Internet và tác nghiệp trực tuyến; Chuẩn hóa kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên trách CNTT; Số DN lớn đầu tư hạ tầng, công nghệ phát triển trong khu công nghiệp đạt từ 4-5 DN trong năm 2020…

“Đua” ứng dụng CNTT và câu chuyện hiệu quả - dr69y4ui


Trong tháng 1/2013, UBND TP Cần Thơ đã công bố quyết định phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Cần Thơ đề ra mục tiêu cụ thể là 100% cán bộ, công chức có máy vi tính; hạ tầng kỹ thuật của cổng/ trang thông tin điện tử đáp ứng yêu cầu hoạt động các dịch vụ hành chính công cơ bản trực tuyến mức độ 2, 3 và 4; 100% cơ quan nhà nước từ cấp thành phố đến cấp xã, phường, thị trấn có mạng nội bộ; xây dựng trung tâm dữ liệu thành phố Cần Thơ đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế TIA-942 ở mức 2; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước để triển khai hệ thống các ứng dụng CNTT; 100%  cơ quan nhà nước có cán bộ công chức chuyên trách về CNTT. Định hướng đến năm 2020 của tỉnh là sẽ đẩy mạnh phát triển mạng truy cập băng rộng, hình thành mạng truyền số liệu giữa các cơ quan nhà nước tại thành phố, hoàn thiện trung tâm dữ liệu thành phố đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế TIA-942 ở mức 3, xây dựng CPĐT với các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức 3 và 4…

Đầu tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước ban hành kế hoạch số 24/KH-UBND triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.  Theo đó, mục tiêu của tỉnh này đến năm 2015 triển khai số hóa các văn bản, tài liệu lưu trữ để phục vụ tra cứu, khai thác thông tin của cán bộ công chức, viên chức; triển khai ứng dụng chữ ký số đối với hệ thống văn bản điện tử của tỉnh; 100% cơ quan nhà nước trong tỉnh sử dụng phần mềm quản lý văn bản, hệ thống thư điện tử của tỉnh để trao đổi các loại văn bản qua mạng theo chiều đi và chiều đến. Đến năm 2013 sử dụng văn bản điện tử như: sử dụng thư điện tử của tỉnh trong công việc, ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, thiết lập Trang/Cổng thông tin điện tử (Website) của các cơ quan, đơn vị. Đến năm 2014 mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và tác nghiệp đến tất cả các phòng, ban thuộc UBND huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn, liên thông các hệ thống phần mềm để gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh…

Ngoài các tỉnh trên một số các tỉnh khác như Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Lạng Sơn…cũng đã và đang thực hiện nhiều chương trình ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh mình rất quyết liệt.

Tại sao vẫn chưa hiệu quả?

Thông qua các kế hoạch trên của các địa phương cho thấy, vai trò ứng dụng CNTT đã được các địa phương xem trọng. Nói như ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở TTTT tỉnh Quảng Ngãi: “Phát triển CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất trong quá trình thực hiện cải cách hành chính, phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương cũng như của tỉnh, tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Ở tầm Quốc gia, Nghị quyết số 13 của Hội nghị Trung ương IV, Khóa XI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã nhấn mạnh “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và toàn bộ nền kinh tế. Coi thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng ngành, từng lĩnh vực”. Thế nhưng trong báo cáo mới đây của Bộ TTTT với Thủ tướng Chính phủ về kết quả 5 năm thực hiện Nghị định số 64/2007/NĐ-CP (Nghị định 64) ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước có nêu thực trạng: ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước quy mô chủ yếu còn nhỏ lẻ, phần lớn các ứng dụng CNTT chuyên ngành, quy mô quốc gia tạo nền tảng cho CPĐT mới được triển khai thí điểm, chưa được triển khai trên diện rộng. Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Bắc Son nhìn nhận thẳng thắn: “ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều việc phải làm. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước chủ yếu quy mô nhỏ, chưa phát huy hết hiệu quả của ứng dụng CNTT. Các hệ thống thông tin quy mô quốc gia tạo nền tảng cho phát triển CPĐT chưa được triển khai, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và DN còn hạn chế, các trang thông tin điện tử chủ yếu mới chỉ cung cấp thông tin, còn ít trường hợp người dân có thể nộp hồ sơ xin cấp phép, đăng ký qua mạng…”. Thực tế, rất nhiều ý kiến của địa phương cũng như DN cho rằng, thời gian qua, ứng dụng CNTT ở các địa phương không hiệu quả, lẻ tẻ, rời rạc, thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ dẫn đến lãng phí trong đầu tư…

“Đua” ứng dụng CNTT và câu chuyện hiệu quả - q7gphk4b


Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên theo Bộ TTTT là do: do kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT còn hạn hẹp, chưa tương xứng với vai trò của ứng dụng CNTT có thể mang lại, tiến độ cấp phát kinh phí còn chậm, chưa có nguồn thu cho ứng dụng CNTT. Mặc dù, Bộ TTTT đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các văn bản pháp lý cho việc đầu tư ứng dụng CNTT, tuy vậy kinh phí cho việc triển khai còn rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, tiến độ cấp phát chậm đặc biệt ở các địa phương có khó khăn về kinh phí. Mức vốn được bố trí thực tế chỉ đáp ứng chưa đến 10% so với nhu cầu của các nhiệm vụ, dự án. Một số cán bộ lãnh đạo chưa gương mẫu, chỉ đạo sát sao, quyết liệt ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động…

Để ứng dụng CNTT ở các địa phương thực sự mạnh, theo ông Hùng: Thủ trưởng các địa phương phải là người chịu trách nhiệm chính đối với kết quả thực hiện công tác ứng dụng và phát triển CNTT; cần phải thể hiện sự gương mẫu, tiên phong trong công tác ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành tại đơn vị. Đặc biệt, cần lưu ý việc phát triển CNTT phải triển khai một cách đồng bộ, thực hiện nghiêm túc và đúng các quy định của nhà nước, chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn về chuyên môn của Sở TTTT thì mới có thể hiệu quả”.

Cùng quan điểm với ông Hùng, một số ý kiến khác cũng cho rằng, trước tiên cần sự quyết tâm của người đứng đầu địa phương, kế đến là sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, đoàn thể, giữa các cơ quan nhà nước với người dân, DN, quan trọng nhất là sự hỗ trợ của Nhà nước về chi phí đầu tư, giải ngân nhanh chóng… Mặt khác, Bộ TTTT cho rằng, người đứng đầu cơ quan nhà nước các cấp phải chịu trách nhiệm về kết quả triển khai ứng dụng CNTT trong phạm vi quản lý của mình.


Ưu tiên bố trí vốn triển khai các dự án quy mô quốc gia

Bộ TTTT đã có đề xuất với Chính phủ về hỗ trợ kinh phí cho các địa phương trong ứng dụng CNTT. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ này tập trung xây dựng các văn bản pháp lý chuyên sâu từng lĩnh vực để khắc phục khó khăn, vướng mắc, trước hết là vấn đề đảm bảo kinh phí cho ứng dụng CNTT và quy định về quy trình xử lý trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần ưu tiên bố trí vốn triển khai các dự án quy mô quốc gia tạo nền tảng cho ứng dụng CNTT, phát triển CPĐT, đặc biệt là các dự án nêu tại Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 được Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 1605/QĐ-TTg.



Diệu Hạnh (Tổng hợp)
Tin học & Đời sống tháng 3.2013

Ra mắt hạ tầng dịch vụ Windows Azure phiên bản mới

Phiên bản mới cho nền tảng điện toán đám mây Windows Azure vừa được Microsoft chính thức giới thiệu ngày 16/4 vừa qua.

Sách điện tử: Thế giới phát triển, trong nước im ắng

Theo số liệu của Công ty Fahasa, năm 2004 doanh số sách điện tử trên thế giới đạt 646 triệu USD, chỉ chiếm 6,4% thị phần, nhưng 5 năm sau (năm 2009) là 1,5 tỷ USD và đến năm 2010 đạt mức 1,8 tỷ USD. Dự tính năm 2013, doanh số sách điện tử sẽ đạt 3,2 tỷ USD và đến năm 2014 đạt 3,8 tỷ USD, chiếm khoảng 53%, tức hơn một nửa thị phần sách thế giới. Trong khi đó, thị trường sách điện tử trong nước vẫn loay hoay dè dặt!

Bưu chính Viettel duy trì mức cổ tức 15%

Ngày 14/4 tại trụ sở ở Hà Nội, Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettepost) đã tiến hành tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên năm 2013. Đại hội đã thông qua các báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động năm 2012, đồng thời đưa ra định hướng phát triển năm 2013.

SCB triển khai thành công hệ thống Corebanking

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) vừa chính thức công bố triển khai thành công dự án Oracle Flexcube Corebanking (Corebanking Flexcube) trong vòng 10 tháng

Lạc Việt ra mắt bộ giải pháp quản trị nguồn lực lên “mây”

Hòa chung vào xu hướng lên “mây” của các doanh nghiệp cung cấp phần mềm Việt Nam cũng như trên thế giới, ngày 12/4 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt đã ra mắt bộ giải pháp quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp trên nền điệ toán đám mây (SureERP Suite).

Môt người Việt và dự án tinh chế các tấm bán dẫn trên đất Việt

Trong số 5 công ty được đánh giá là hàng đầu thế giới về khuôn chế tạo wafer là Rodel-Eminess , PR Hoffman , Universal, Samsung và Zeromicron. Zeromicron là công ty nhỏ nhất nhưng đang có ưu thế phát triển vì chủ tịch của công ty – ông Nguyễn Văn Phương (Francis Nguyen) sở hữu tới 28 bằng sáng chế (patent) do Cơ quan quản lý bằng sáng chế Hoa Kỳ (USPTO) cấp trong khi các bằng sáng chế của Rodel/Budinger đã hết hạn bảo hộ bản quyền từ năm 2002.

Để kiến thức về điện hạt nhân được phổ cập

LTS: Theo kế hoạch năm 2014 chúng ta sẽ bắt tay vào xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận. Với mong muốn truyền tải được nhiều nhất, dễ hiểu nhất về các vấn đề rất phức tạp của điện hạt nhân nói riêng và năng lượng nguyên tử nói chung đến quảng đại nhân dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức thành lập Trung tâm Thông tin Năng lượng Nguyên tử đặt tại Trường Bách khoa Hà Nội. Nhân dịp này Tin Học và Đời Sống đã có buổi trao đổi với PGS. TS Hà Mạnh Thư – Giám đốc Trung tâm về mục tiêu của trung tâm mới này.

Phần mềm kế toán Fast lên “mây”

Sau một thời gian chuẩn bị và xây dựng nền tảng hạ tầng, ngày 8/4, Công ty Cổ phần Phần mềm Fast đã chính thức cho ra mắt thị trường phần mềm kế toán lên “mây”. Sự xuất hiện của phần mềm kế toán lên “mây” này đánh dấu sự thay đổi và bắt kịp xu hướng công nghệ trên thế giới của Fast trong việc cung cấp sản phẩm tới khách hàng…

“Tư vấn CNTT”: nghề hay không nghề?

Tư vấn CNTT ở nước chúng ta hiện nay chưa được xem là một nghề. Nhưng những người làm công việc này vẫn đang ngày đêm âm thầm đóng góp, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tích lũy hơn nửa đời làm việc của mình cho rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước. Xuân về là lúc thư thái hơn, bàn tròn cuối năm về công việc tư vấn CNTT của ba chuyên gia ở những lĩnh vực khác nhau gồm: ông Nguyễn Tuấn Hoa (chuyên tư vấn cho mảng Nhà nước), ông Phí Anh Tuấn (chuyên tư vấn mảng doanh nghiệp), ông Quang Nguyễn (tư vấn độc lập cho nhiều dự án trong và ngoài nước) sẽ mở chiều chia sẻ để mọi người rõ ngành tư vấn CNTT hơn.

“Đánh xứ người” cần thông văn hóa

Đã có mặt ở 7 nước gồm: Nhật, Mỹ, Đức, Singapore, Malaysia và Australia, FPT Software được xem là 1 trong những đơn vị phần mềm Việt Nam “tấn công” thị trường nước ngoài thành công nhất. Nhưng để đến thành công đó, các khó khăn không ít đã chào đón FPT Software, nhất là khi doanh nghiệp Việt Nam luôn yếu thế trên thị trường quốc tế. Ông Nguyễn Thanh Lâm, Tổng Giám đốc Công ty Phần mềm FPT (FPT Software) đã có chia sẻ thẳng thắn và chân tình trong dịp năm mới sắp đến.