Doanh thu FPT ở nước ngoài tăng mạnh, đạt gần 1 tỷ USD năm 2022

Đại diện FPT, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT và bà Chu Thị Thanh Hà, Chủ tịch FPT Software (Công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của FPT) vinh dự nhận bằng khen của Bộ TT&TT.

Ngày 18/12, trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, FPT được Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) trao tặng bằng khen có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022. Hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

Sau 23 năm đi ra nước ngoài, lần đầu tiên FPT đạt mốc doanh số ký xấp xỉ 1 tỷ USD từ thị trường quốc tế vào năm nay, tăng trưởng trên 30%. Trong đó, tính đến tháng 11, thị trường Châu Mỹ tăng trưởng nhanh nhất với mức tăng hơn 48%, thị trường Châu Á Thái Bình Dương tăng hơn 47%, thị trường Nhật tăng 27%. Đặc biệt, doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số chiếm khoảng 40% tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài. Con số này cũng khẳng định FPT đã đi đúng hướng trong hiện thực hóa chiến lược chuyển dịch sang cung cấp các dịch vụ CNTT tổng thể và toàn diện dựa trên các công nghệ lõi như AI, IoT, Cloud, Big Data, Automation… cho các tập đoàn hàng đầu trên toàn cầu. 

Trong năm 2022, CBNV FPT đạt thêm hơn 13.000 chứng chỉ quốc tế, trong đó có các chứng chỉ hãng Microsoft/Google/Amazon…, chứng chỉ ngoại ngữ, kỹ năng mềm về quản trị dự án … FPT cũng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng triển khai các trương trình đào tạo chuyên sâu cho CBNV, đặc biệt là các chương trình đào tạo liên quan đến các công nghệ cốt lõi như AI, Cloud, Big Data, IoT, Automation…. Dự kiến Tập đoàn sẽ đạt quy mô nhân sự 60.000 người vào đầu năm 2023. 

Năm 2022, FPT mở mới hàng loạt các văn phòng tại các thị trường quan trọng như Mỹ, Đan Mạch, Thái Lan, Nhật Bản. Mạng lưới các văn phòng và 22 trung tâm phát triển phần mềm, trung tâm nguồn lực tại 27 quốc gia trên toàn cầu giúp FPT triển khai 24/7 các dịch vụ CNTT cho khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Cùng với việc tăng cường sự hiện diện của thương hiệu ngành CNTT Việt Nam trên toàn cầu, FPT cũng tiếp tục theo đuổi chiến lược M&A tại thị trường nước ngoài góp phần nâng tầm vị thế của ngành CNTT Việt Nam trên bản đồ công nghệ số thế giới.

“Đây là sự ghi nhận hết sức trân quý của Bộ TT&TT dành cho những nỗ lực của 6 vạn CBNV FPT, trong đó có 2,7 vạn kỹ sư phần mềm đang trực tiếp làm với khách hàng tại các văn phòng, trung tâm nghiên cứu của Tập đoàn trên toàn cầu. Cùng với cộng đồng các công ty CNTT VN, giờ đây FPT đã đưa Việt Nam xếp thứ 2 trên bản đồ số, sau cường quốc phần mềm Ấn Độ”, ông Khoa chia sẻ. 

Cũng theo ông Khoa, FPT đạt được những kết quả trên là nhờ chuyển dịch mạnh mẽ sang cung cấp dịch vụ CNTT tổng thể và toàn diện từ khâu tư vấn, thiết kế, phát triển đến triển khai các dự án chuyển đổi số quy mô lớn cho các doanh nghiệp hàng đầu thế giới khắp các châu lục.  

Hiện, trong lĩnh vực dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài, dựa trên các công nghệ cốt lõi như AI (Trí tuệ nhân tạo), IoT (Internet vạn vật), Cloud (Điện toán đám mây), Blockchain (Chuỗi khối), Big data (Dữ liệu lớn), Automation (Tự động hoá), FPT đang tư vấn, phát triển, triển khai các dịch vụ/giải pháp chuyển đổi số, dịch vụ/giải pháp công nghệ cho hơn 1.000 khách hàng toàn cầu, trong đó có khoảng trên 100 khách hàng trong danh sách Fortune Global 500.

FPT cũng đã đồng hành cùng các tâp đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực sản xuất, năng lượng, ô tô thúc đẩy chuyển đổi số phát triển kinh tế xanh. Chẳng hạn, FPT đang cùng một hãng sản xuất truyền thống trong ngành công nghiệp ô tô tại Đức với 77 nhà máy trên toàn cầu nghiên cứu, phát triển và triển khai các giải pháp nhà máy thông minh giúp tối ưu toàn bộ quy trình sản xuất, logistics cũng như vận hành từ đó giảm khí thải, phát thải, tiết kiệm năng lượng. Trong lĩnh vực xe ô tô điện, FPT đang hỗ trợ phát triển các phần mềm quản lý hệ thống trạm sạc, các phần mềm nhúng chạy trên trạm sạc giải quyết vấn đề tối ưu quản lý, tiêu thụ năng lượng điện.

Trong nước, FPT trưởng thành về nguồn lực, đảm nhận những dự án quan trọng nhất của quốc gia như dự án xử lý lỗi và nâng cấp hệ thống Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, Hệ thống quản lý thuế TMS; Hệ thống vé tàu điện tử; Hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện FPT.eHospital…

Một số con số nổi bật của ngành CNTT-TT Việt Nam trong năm 2022
– Doanh thu toàn ngành CNTT – TT tăng 12,7%, nộp ngân sách ước tăng 24,8% so với cùng kỳ.
– Ước tính đóng góp của kinh tế số cho GDP đạt 14,26%, trong đó, kinh tế số ICT đóng góp khoảng 7,18%.
– Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang đạt 74,5%.
– Tỷ lệ Make in Vietnam đối với sản phẩm, dịch vụ CNTT là 38,4%.
– 1.400 sản phẩm Make in Vietnam ra thế giới.
– Doanh thu từ đối tác nước ngoài trong lĩnh vực phần mềm năm 2022 ước đạt 2,2 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm
Huawei hỗ trợ xây dựng mỏ kali thông minh tại Lào

Mỏ khai khoáng của Tập đoàn Asia-Potash tại tỉnh Khammouane, cách thủ đô Viêng Chăn 350km được Huawei hỗ trợ mạng 4G công nghiệp dạng vòng ring có thể nâng cấp lên 5G.

Keysight và MediaTek thực hiện thành công kết nối 5G theo chuẩn 3GPP Release 17 và RedCap

MediaTek đã sử dụng Giải pháp mô phỏng mạng 5G của Keysight để thiết lập kết nối với các chip 5G theo tiêu chuẩn 3GPP 5G Release 17 (Rel-17) và các thông số kỹ thuật 5G giản lược (Reduce Capacity – RedCap) của mình.

Trung tâm dữ liệu có quy mô tủ rack lớn nhất Việt Nam ra mắt

Công ty Cổ phần VNG chính thức khai trương trung tâm dữ liệu mới ở khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7, TPHCM), đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc cung cấp hạ tầng cấp III trung lập cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Huawei Việt Nam được tuyên dương cho nỗ lực đào tạo nhân tài ngành ICT

Tại Lễ bế mạc chương trình Hạt giống cho Tương lai – Seeds for the Future 2022 mùa thứ 7, Huawei Việt Nam đã được Hội Truyền thông số (VDCA) tuyên dương vì đã có sự đóng góp tích cực cho sự phát triển hệ thống nhân sự và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho ngành ICT Việt Nam 2022.

Sản phẩm Samsung bán chạy nhất trong đợt siêu sale 12.12 trên Shopee

Người dùng tiết kiệm được 130 tỷ đồng khi mua sắm, số lượng sản phẩm bán ra qua Shopee Live trong ngày 12.12 tăng 18 lần, lượng truy cập trang chủ chương trình “Cùng Shopee Tôn Vinh Sản Phẩm Việt” tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, tại sự kiện 12.12 Siêu Sale Sinh Nhật năm nay.

realme giảm giá “đậm” mùa cuối năm, cao nhất lên đến 1,7 triệu đồng

realme chơi lớn, đưa ra chương trình khuyến mại lên đến 50% áp dụng cho loạt thiết bị di động và AIoT trong 2022 của mình.

Grab Việt Nam có Giám đốc Điều hành mới

Ông Alejandro Osorio, người đã là Giám đốc điều hành Grab tại Thái Lan, sẽ phụ trách tổng thể về tầm nhìn, chiến lược phát triển và vận hành cho tất cả hoạt động kinh doanh của Grab tại Việt Nam.

Amazon lập kỷ lục bán hàng, trong bối cảnh khó khăn

Chỉ trong 05 ngày kể từ Lễ Tạ ơn, Black Friday đến Cyber Monday, tổng số lượng đơn hàng đặt trên Amazon đã đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây

Zing MP3 góp mặt trong bảng xếp hạng App Store 2022

Apple vừa công bố bảng xếp hạng 20 ứng dụng miễn phí được sử dụng nhiều nhất trên hệ điều hành iOS tại Việt Nam năm 2022. Trong đó, Zing MP3 là nền tảng nhạc số duy nhất góp mặt trong danh sách.

MoMo được vinh danh Sản phẩm số xuất sắc Make in Viet Nam 2022

Sáng nay 8/12, tại Lễ công bố và trao giải thưởng Make in Viet Nam 2022, siêu ứng dụng MoMo đã được vinh danh là Sản phẩm số xuất sắc.